Bệnh vảy nến có lây không? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị?

0
595
benh vay
Quảng Cáo

Môi trường bị ô nhiễm bởi khói bụi, chất độc hóa học hoặc thời tiết thất thường sẽ là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Chúng ký sinh trên da và tạo nên những vết lở loét, bóc trong và lớp sừng, khiến cho lớp biểu bì của bạn bị mỏng, yếu dần. Bệnh vảy nến cũng là một trong số các loại bệnh gây ra bởi vi khuẩn và có những biến chứng khó lường. Hãy cùng VNCare để tìm hiểu về nguồn gốc, dấu hiệu cũng như cách chữa trị loại bệnh vẩy nến này nhé!

1. Bệnh vảy nến là bệnh gì?

Bệnh vảy nến hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là Psoriasis, là một trong những bệnh về da liễu mãn tính rất thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Tùy thuộc vào từng thể trạng, hệ miễn dịch mạnh hay yếu mà bệnh vảy nến sẽ có cách điều trị khác nhau.

Bệnh vảy nến là bệnh gì? - Ảnh 1

Bệnh vảy nến là bệnh gì?

Độ tuổi dễ bị phát bệnh và cũng dễ chữa trị khi phát hiện sớm là từ 7 cho đến 10 tuổi. Thanh thiếu niên và người trung niên cũng có nguy cơ mắc bệnh khá cao với các biểu hiện cơ bản là bong tróc da chân, tay, mẩn đỏ, lở loét, ngứa ngáy.

Vì là bệnh mãn tính nên hiện nay chưa có phương pháp điều trị tận gốc bệnh vảy nến. Các loại thuốc điều trị hay gel bôi hiện nay chỉ có hiệu quả ngăn ngừa sự lây lan đến các vùng da khác trên cơ thể mà thôi. 

2. Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến

  • Theo các thí nghiệm lâm sàng và nghiên cứu khoa học thì chưa có bất kỳ giải thích nào chưa ra về nguồn gốc chính xác của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, có 2 giải thuyết được giới y học chấp nhận đó là hình thành do cơ cấu gen hoặc do rối loạn hệ miễn dịch.
  • Đối với cơ cấu gen, có thể là bị lây truyền từ đời trước, tức đời trước có người đã từng bị vảy nến. Trường hợp thứ hai là do hệ miễn dịch yếu, dễ bị xâm nhập bởi các loại vi khuẩn, virus tồn tại trong môi trường tự nhiên
  • Một vài nguyên nhân khác có thể là do tiếp xúc quá nhiều với môi trường bị ô nhiễm nặng nề, dị ứng thuốc, áp lực công việc dẫn đến nội tiết tố không ổn định

3. Các loại bệnh vảy nến thường gặp

Bởi vì có đa dạng nguyên nhân hình thành nên bệnh vảy nến được biểu hiện trên da với nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây là 6 loại bệnh vảy nến thường gặp trên cơ thể của người bệnh:

3.1 Viêm khớp vảy nến

Đây là mức độ khá nghiêm trọng, người bệnh có thể bị cả hai triệu chứng cùng lúc là đau khớp xương, vảy nến trên da. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, đau váy gáy, ngón tay và ngón chân bị sưng đỏ và không thể cử động được. Ngoài ra, tại các khớp xương có cảm giác nóng rát, đổi màu xanh hoặc đỏ. 

Các loại bệnh vảy nến thường gặp - Ảnh 2

3.2 Vảy nến trên toàn thân

Toàn bộ các lớp da trên cơ thể đều bị bong tróc, nóng rát và có khi làm cho nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột. Một số các triệu chứng hiếm thấy của bệnh này là làm tăng nhịp tim, cảm giác mệt mỏi, khó chịu.

3.3 Vảy nến thể đảo ngược

Bệnh này xảy ra ở các bộ phận như nách, phần da bên dưới vú, háng, mông và bộ phận sinh dục. Bệnh cũng làm cho da bị vảy sừng, người bệnh có cảm giác đau rát nhất là khi đổ mồ hôi.

3.4 Vảy nến thể mủ

Lớp da xuất hiện các mụn mủ màu đỏ, có nhân trắng bên trong. Người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn, ớn lạnh, sốt cao và nhịp tim tăng nhanh hơn bình thường. Tác nhân gây là căn bệnh này có thể do da tiếp xúc với tia UV quá nhiều, nhiễm hóa chất độc hại, nhiễm trùng da

3.5 Vảy nến thể giọt

Các nốt tròn màu đỏ xuất hiện li ti trên các vùng da của đầu, cánh tay và phần đùi. Nếu không phát hiện kịp thời thì bệnh có thể sẽ để lại sẹo lỗ trên da.

3.6 Vảy nến trên móng tay

Đây là mức độ nhẹ hơn của bệnh vảy nến viêm khớp. Mặc dù vậy bệnh cũng có những triệu chứng nghiêm trọng như đau móng, móng tay dễ bị gãy và đổi thành màu nâu.

4. Bệnh vảy nến có lây được không?

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì bệnh này không lây từ người này sang người khác. Bởi vì như đã nói, bệnh hình thành có cấu tạo gen di truyền của mỗi người. Vì thế mà việc lây lan là không thể, nên quá trình kiểm soát bệnh cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Tuy vậy bệnh vảy nến cũng có nhiều biến chứng khác nhau từ lở loét do đến viêm da, bong tróc. Vì thế mà bạn cần phải giữ khoảng cách an toàn đối với người bị bệnh vảy nến. Hạn chế việc ăn uống, sinh hoạt chung vì nếu như sức đề kháng yếu, bạn cũng sẽ bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. 

5. Bệnh vảy nến có chữa trị bằng thuốc được không?

Bệnh vảy nến hoàn toàn có thể chữa trị bằng các loại thuốc tây dạng viên nang hoặc gel bôi có chứa thành phần Corticosteroid. Cơ cấu của các loại thuốc này là thẩm thấu vào bên trong da, ngăn ngừa sự hình thành các lớp tế bào chết và giảm hiện tượng đau rát, sưng đỏ.

Các loại thuốc mỡ sẽ có tác dụng làm dịu vùng da bị tổn thương, phục hồi lại khả năng đàn hồi của lớp biểu bì. Đối với những loại trường hợp bị vảy nến toàn thân thì nên sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần methotrexate, cyclosporine, retinoid.

Bệnh vảy nến có chữa trị bằng thuốc được không? - Ảnh 3

Ngoài phương pháp dùng thuốc để chữa trị bệnh vảy nến thì bệnh nhân cũng có những các trị liệu khác. Nếu không muốn để lại sẹo hoặc do dị ứng với các thành phần có trong thuốc. Bạn nên thử phương pháp dùng tia tử ngoại, laser để bắn trực tiếp vào vùng da tổn thương. Điều này sẽ giúp diệt chết vi khuẩn gây nấm mốc và không để lại sẹo trên da

6. Các cách chữa bệnh vảy nến dân gian tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên

6.1 Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng bài thuốc từ lá trầu không

Lá trầu không là một trong những nguyên liệu chữa bệnh vảy nến tại nhà được sử dụng phổ biến hàng đầu. Nhờ chứa nhiều tinh dầu và một số hoạt chất kháng sinh tự nhiên, lá trầu thường được sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh ngoài da với công dụng tán hàn, khu phong, chống viêm và sát khuẩn. 

Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng bài thuốc từ lá trầu không - Ảnh 4
 

Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng bài thuốc từ lá trầu không

Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng lá trầu không, rau răm, bèo hoa dâu, muối hột. 
  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi đun sôi cùng 2 lít nước sạch, đun sôi trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Chắt lấy nước để nguội hoặc pha thêm nước lạnh, dùng để tắm/ ngâm rửa vùng da cần điều trị. 
  • Phần bã còn lại đem giã nát, chà nhẹ nhàng lên vùng da bị vảy nến.

6.2 Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng nghệ vàng

Hợp chất Curcumin trong nghệ vàng đã được chứng minh và ứng dụng trong y khoa với công dụng kháng viêm, diệt khuẩn và chống oxy hóa. Sử dụng nghệ vàng tại chỗ có thể giúp cải thiện các triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy và ngăn ngừa nhiễm khuẩn da hiệu quả. 

Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng nghệ vàng - Ảnh 5

Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng nghệ vàng

Đặc biệt, nghệ còn giúp tăng độ đàn hồi để da nhanh lành, không để lại sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi
  • Cạo sạch vỏ nghệ rồi giã nát.
  • Cho vào đun sôi cùng 2 thìa nước trong khoảng 10 phút.
  • Để nguội và lọc lấy nước cốt nghệ.
  • Dùng bông gòn thấm nước cốt nghệ thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị vảy nến mỗi ngày 3 lần.

6.3 Cách chữa bệnh vảy nến bằng dầu dừa

Dầu dừa có chứa nhiều axit béo như axit oleic, axit panmitic, axit linoleic, axit lauric… Những thành phần này vừa có khả năng giảm đau, kháng khuẩn, vừa loại bỏ và làm sạch tế bào chết, kiểm soát việc hình thành lớp sừng da, ngăn chặn bệnh lan rộng hoặc tiến triển nặng hơn.

Cách chữa bệnh vảy nến bằng dầu dừa - Ảnh 6

Cách chữa bệnh vảy nến bằng dầu dừa hiệu quả tại nhà

Cách thực hiện như sau:

  • Đặt một chén dầu dừa vào tô nước ấm. 
  • Làm sạch vùng da cần điều trị sau đó dùng dầu thoa trực tiếp lên vùng da đó. 
  • Mát-xa nhẹ nhàng trong khoảng tối thiểu 10 phút, tối đa là 1 tiếng. 
  • Rửa lại với nước và lau khô da.

6.4 Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng cây lượt vàng

Trong cây lược vàng có chứa rất nhiều hoạt chất quý như vitamin B2, PP, flavonoid , Sulfolipid hay Triacyglyceride… có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rõ rệt. Sử dụng cây lược vàng thường xuyên có thể giúp người bệnh vảy nến nhanh chóng giảm ngứa, giảm bong tróc và ngừa nhiễm khuẩn rất tốt.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 3 – 5 lá lược vàng tươi, rửa sạch, để ráo nước
  • Cắt nhỏ lá lược vàng rồi bỏ vào cối giã nát chung với ¼ thìa muối ăn.
  • Sử dụng hỗn hợp này đắp lên vùng da cần điều trị vảy nến
  • Sau khoảng 20 phút thì rửa sạch với nước và lau khô.
Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng cây lượt vàng - Ảnh 7
 

Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng cây lượt vàng

Qua bài viết, mong có thể mang đến cho bạn đọc thông tin về bệnh vẩy nến và các cách trị bệnh vẩy nến quả ngay tại nhà để có thể tự điều trị phù hợp với làn da của mình. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các loại thuốc trị mụn hay kiến thức những loại bệnh da liễu khác như: mụn ẩn, mụn cám, cách trị thâm mụnnấm da đầu, thì bạn có thể tra cứu thêm tại VNCare.

Hơn thế nữa, người dùng cũng có thể tra thông tin, địa chỉ liên hệ, cơ sở chính của các bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, cơ sở thẩm mỹ lớn nhỏ trên toàn quốc tại website. Cùng nhau cập nhật những thông tin chăm sóc sức khỏe mới nhất cùng VNCare bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

Bệnh vẩy nến – https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/benh-vay-nen

  1. Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm màng bồ đào, viêm bờ mi, viêm kết mạc. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa. Người bệnh vảy nến có nguy cơ cao mắc các bệnh về thính giác làm suy giảm khả năng nghe.

  1. Bệnh vảy nến có di truyền không?

Bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc hay quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tính nhạy cảm với bệnh vảy nến được thừa hưởng qua gen, tức là bệnh vảy nến có yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa là, nếu bố hoặc mẹ bị vảy nến, khả năng di truyền cho con là 10%.

  1. Bệnh vảy nến có tự hết không?

Bệnh vảy nến không thể tự khỏi mà bắt buộc phải can thiệp điều trị. Điều trị càng sớm càng đúng cách, hiệu quả chữa bệnh càng cao, càng lâu dài.” Theo Ths.Bs. Lê Phương, nhiều người nhầm lẫn vảy nến có thể tự khỏi do sau một thời gian chăm sóc da, các triệu chứng có thể giảm dần và biến mất.

Bài trướcBệnh sởi là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bài tiếp theo[REVIEW] TOP 10 thuốc trị mụn hiệu quả nhất, tốt nhất 2021 | VNCARE