Những điều cần biết về tiêm Vắc Xin phòng COVID-19 của Astrazeneca

0
258
vắcxincovid Astrazenaca
Quảng Cáo

Trước tình hình diễn biến phức tạp và sự nguy hiểm của dịch bệnh COVID-19, việc tiêm vaccine là quyền lợi của từng cá nhân và cũng là trách nhiệm mỗi người dân với cộng đồng. Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện đối với vaccine AstraZeneca để sử dụng khẩn cấp trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca của nước nào? Tìm hiểu tính an toàn, hiệu quả, chỉ định, tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca qua bài viết tổng hợp dưới đây!

vắc xin AstraZeneca

Vắc xin COVID-19 Astrazeneca là gì?

Vaccine COVID-19 của AstraZeneca là loại vaccine phòng SARS-CoV-2, được đồng phát triển bởi Đại học Oxford và Hãng dược nổi tiếng thế giới – AstraZeneca (Vương quốc Anh). Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ con người trước tác nhân gây bệnh COVID-19 lên đến hơn 89%, dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng. (1)

COVID-19 Vaccine Astrazeneca là một loại Vắc xin được sử dụng để bảo vệ các đối tượng từ 18 tuổi trở lên chống lại COVID-19. Vắc xin giúp cho hệ miễn dịch của người được được tiêm chủng có khả năng nhận biết và tiêu diệt virus corona (SARS-COV-2). Đây là loại virus gây ra bệnh COVID-19, khiến một số bệnh nhân diễn tiến nặng và có thể tử vong.

Thông tin cơ bản về Vắc xin Covid-19 AstraZeneca

Dưới đây là một số thông tin cơ bản của vaccine Covid-19 AstraZeneca:

vắc xin Astrazeneca

  • Vaccine này được đóng gói ở dạng dung dịch, 5ml/lọ.
  • Bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 8 độ C, không để đóng băng.
  • Hạn sử dụng của vaccine là 6 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Sau khi mở, lọ vaccine chỉ sử dụng trong vòng 6 giờ.
  • Liều lượng, đường tiêm: Liều 0,5ml, tiêm bắp.
  • Lịch tiêm: Gồm 2 mũi, mũi thứ hai cách cách mùi đầu tiên 12 tuần.

Chỉ định và chống chỉ định tiêm phòng Covid-19 AstraZeneca ?

Vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca

Những đối tượng có thể được tiêm phòng vắc xin?

Trong khi nguồn cung ứng vắc xin AstraZeneca còn hạn chế, cần ưu tiên tiêm phòng cho cán bộ y tế và các lực lượng chống dịch, là những người có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19.

vaccine Astrazeneca

Ngoài ra, vắc xin sẽ được ưu tiên tiêm phòng trước cho những đối tượng như:

  • Những người có bệnh lý nền, vì họ có nguy cơ mắc Covid-19 nặng hơn, bao gồm: béo phì, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và đái tháo đường.
  • Những người đang chung sống với HIV hoặc mắc các bệnh tự miễn hoặc bị suy giảm miễn dịch (cần được bác sĩ tư vấn đầy đủ trước tiêm)
  • Những người đã từng mắc Covid-19. Tuy nhiên nếu chưa đủ nguồn vắc xin có thể hoãn việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 khoảng 6 tháng sau khi nhiễm Covid-19 để trao cơ hội cho những người cần gấp hơn.
  • Phụ nữ đang cho con bú nếu thuộc nhóm ưu tiên được tiêm. WHO không khuyến cáo ngưng cho con bú mẹ sau tiêm vắc xin phòng Covid-19
  • Người cao tuổi, bao gồm những người từ 65 tuổi trở lên.

Những đối tượng được khuyến cáo không tiêm vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca?

Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca để nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Theo đó, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vaccine.

Ngoài ra, có 9 đối tượng trì hoãn tiêm chủng, gồm:

  • Người đang mắc bệnh cấp tính;
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ;
  • Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù;
  • Người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị;
  • Người trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19;
  • Tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước;
  • Người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng;
  • Người trên 65 tuổi;
  • Người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.

Phụ nữ mang thai có cần phải tiêm phòng COVID-19 Astrazeneca?

vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca

Mang thai khiến cho bà mẹ có nguy cơ bị Covid-19 nặng hơn nhưng hiện tại có rất ít dữ liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin phòng Covid-19 trong thời kỳ mang thai.

Phụ nữ mang thai có thể được tiêm vắc xin phòng Covid-19 nếu lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vắc xin.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2 (VD: cán bộ y tế) hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng (đang mắc bệnh nền), có thể được tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Liều tiêm vắc xin COVID-19 Astrazeneca như thế nào?

liều tiêm vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca

  • Tiêm bắp 2 liều, 0.5ml vắc xin mỗi liều
  • 2 liều tiêm cách nhau 8-12 tuần

Tổng hợp các câu hỏi giải đáp thắc mắc về tiêm Vắc xin COVID-19 Astrazeneca

vaccine Astrazeneca

Vắc xin COVID-19 Astrazeneca có an toàn không?

Theo khuyến nghị của SAGE, ngày 15/2/2021, WHO đã duyệt đưa 2 phiên bản vắc xin AstraZeneca/Oxford Covid-19 (do AstraZeneca-SK Bioscience – Hàn Quốc và Viện Huyết thanh Sll – Ấn Độ sản xuất) vào DANH SÁCH SỬ DỤNG KHẨN CẤP, cho phép vắc xin này được triển khai trên toàn cầu thông qua cơ chế COVAX

Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện đối với vắc xin này để sử dụng khẩn cấp trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vào ngày 01/02/2021

Vắc xin COVID-19 Astrazeneca có hiệu lực như thế nào?

Vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 có hiệu lực 63.09% trên những người nhiễm SAR-CoV-2 có triệu chứng.

Khoảng cách giữa 2 liều tiêm dài hơn có thể sẽ có hiệu quả vắc xin cao hơn (khuyến cáo 8-12 tuần)

Vắc xin COVID-19 Astrazeneca có hiệu quả đối với các biến thể virus mới không?

SAGE đã đánh giá mọi dữ liệu hiện có về hiệu lực của vắc xin trong bối cảnh xuất hiện các biến thể virus mới. Hiện tại SAGE khuyến cáo sử dụng vắc xin AstraZeneca theo lộ trình ưu tiên của WHO, thậm chí ngay cả khi các biến thể của virus đã xuất hiện ở quốc gia đó; các quốc gia cần đánh giá rủi ro, lợi ích và cân nhắc tình hình dịch Covid-19 trong nước.

Các biến thể virus và tác động tiềm ẩn đến hiệu quả vắc xin và sẽ được WHO nghiên cứu và cập nhật khuyến cáo phù hợp.

Vắc xin COVID-19 Astrazeneca có phòng ngừa được việc mắc và lây truyền Covid-19 không?

Chưa có nhiều dữ liệu về tác động của vắc xin AstraZeneca đối với việc lây truyền virus.

Tính đến 19/4/2021, vắc xin AstraZeneca đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ mọi người khỏi các nguy cơ cực kỳ nghiêm trọng của Covid-19, bao gồm tử vong, nhập viện và mắc bệnh nặng.

Trong thời gian này, chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng Covid-19 hiệu quả như: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc, rửa tay, không tụ tập đông người, đảm bảo thông thoáng khí.

Tác dụng phụ ở mỗi liều Vắc xin COVID-19 Astrazeneca có khác nhau không?

Tác dụng phụ có thể xảy ra sau liều đầu tiên và/hoặc liều thứ hai. Ngay cả khi bạn đã có tác dụng phụ sau liều đầu tiên, bạn vẫn cần tiêm liều thứ hai (trừ khi bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau liều đầu tiên). 

Bạn nên làm gì nếu gặp tác dụng phụ khi tiêm Vắc xin AstraZeneca?

Nếu có tác dụng phụ, bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi cảm thấy khỏe hơn. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau, như paracetamol, nếu cần.

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu:

  • Triệu chứng trở nên tồi tệ hoặc cảm thấy lo lắng;
  • Sưng hạch hơn 10 ngày;
  • Khi có các triệu chứng bất thường và kéo dài, như sốt cao hơn 4 ngày.

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây từ khoảng 4 ngày đến 4 tuần sau khi tiêm, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức:

  • Bầm tím ở chỗ khác với vị trí đã từng tiêm;
  • Khó thở, đau ngực, phù chân hoặc đau bụng kéo dài;
  • Cơn đau đầu dữ dội mới xuất hiện nhưng không đỡ khi dùng thuốc giảm đau thông thường hoặc ngày càng trầm trọng hơn;
  • Đau đầu hơn khi nằm xuống hoặc cúi xuống, hoặc kèm theo mờ mắt, buồn nôn và nôn ói, khó nói, yếu ớt, lơ mơ hoặc co giật. 

Nguồn tham khảo:

Bài trướcCác loại thực phẩm giảm cân vào bữa sáng không thể thiếu trong chế độ ăn giảm cân
Bài tiếp theoNhững điều cần biết về vắc xin Pfizer phòng chống COVID-19