Niềng răng 1 hàm là gì? Áp dụng cho đối tượng nào?

0
350
Niềng răng 1 hàm là gì? Áp dụng cho đối tượng nào?
Niềng răng 1 hàm là gì? Áp dụng cho đối tượng nào?
Quảng Cáo

Mặc dù bạn có thể niềng răng 1 hàm cho hàm trên hoặc dưới, nhưng nó chỉ phù hợp với một số trường hợp nhất định. Đối với hầu hết các tình trạng sai lệch khớp cắn, nó có thể không phải là kế hoạch điều trị lý tưởng nhất. Vậy niềng răng 1 hàm áp dụng cho các đối tượng nào? Và có hiệu quả không? Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết nhất!

1. Niềng răng 1 hàm là gì? Áp dụng cho đối tượng nào?

Niềng răng 1 hàm là quá trình chỉnh hình răng cho những người có vấn đề về răng miệng như: bị hô, móm, răng mọc không đều, khớp cắn không chuẩn… Để thực hiện được việc này, bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm dự đoán được các hướng mà răng có thể di chuyển qua từng giai đoạn để chỉnh hình phù hợp.

Niềng răng 1 hàm là gì? Áp dụng cho đối tượng nào? - Ảnh 1
Niềng răng 1 hàm là gì? Áp dụng cho đối tượng nào?

Khi niềng răng, bác sĩ nha khoa sẽ dùng mắc cài liên kết với nhau bởi dây cung, nó sẽ có nhiệm vụ tạo lực để kéo các răng di chuyển từng chút một mà không làm khách hàng cảm thấy khó chịu. 

Sau một thời gian, phương pháp này sẽ điều chỉnh toàn bộ hàm và cải thiện tình trạng hô, móm, lộn xộn của răng, cải thiện về thẩm mỹ và khớp cắn cho người bệnh. Trong quá trình niềng răng, các bạn cần chú ý tuân thủ theo các nguyên tắc mà bác sĩ đưa ra để đảm bảo hiệu quả cao trong quá trình niềng răng.

2. Có nên niềng răng 1 hàm không?

  • Không ít trường hợp người niềng vì tiết kiệm thời gian và chi phí hoặc do họ chỉ gặp vấn đề về răng miệng ở 1 trong 2 hàm nên lựa chọn niềng răng 1 hàm. Trong một số trường hợp, niềng răng 1 hàm vẫn có thể áp dụng được như: răng tương đối chuẩn về khớp cắn, răng hàm đồng đều, có một vài cái răng bị nghiêng, xoay ở hàm trên hoặc hàm dưới. 
Có nên niềng răng 1 hàm không? - Ảnh 2
Có nên niềng răng 1 hàm không?
  • Phần lớn những trường hợp niềng răng, các bác sĩ đều chỉ định khách hàng nên niềng răng 2 hàm có nghĩa là phải dùng lực nắn chỉnh răng ở cả hàm trên và dưới.
  • Đối với những trường hợp răng bị hô, móm, thưa, lệch lạc nhiều hay những dạng sai khớp cắn thì buộc phải niềng cả 2 hàm để căn chỉnh sao cho khớp cắn được hài hòa.
  • Niềng răng không chỉ là điều chỉnh răng mà nó còn tác động và thay đổi khuôn mặt của bạn. Nếu niềng răng cả 2 hàm thì bác sĩ sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh khớp cắn, giúp gương mặt người niềng trở nên cân đối hơn.
  • Thông thường, trong liệu trình niềng răng, có giai đoạn người niềng phải đeo thun liên hàm để can thiệp và nắn chỉnh khớp cắn của răng. Vì vậy, nếu chỉ niềng một hàm thì chỉ kéo chỉnh răng trên 1 hàm nhưng không đảm bảo được tương quan 2 hàm, và không thể đưa về khớp cắn tốt.

Vì vậy, nếu có nhu cầu niềng răng 1 hàm và đang băn khoăn lựa chọn thì bạn nên cân nhắc thật kỹ tham và khảo thêm ý kiến của bác sĩ nhé.

3. Các phương pháp niềng răng 1 hàm

Hiện nay, niềng răng có nhiều phương pháp khác nhau nhưng có thể chia làm 2 loại cơ bản đó là niềng răng mắc cài và không mắc cài.

Các phương pháp niềng răng 1 hàm - Ảnh 3
Các phương pháp niềng răng 1 hàm

Niềng răng mắc cài bao gồm các niềng răng mắc cài kim loại và mắc cài sứ. Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại thì sẽ có giá rẻ hơn nhưng độ thẩm mỹ không cao như mắc cài sứ.

Với niềng răng không mắc cài, các bác sĩ sẽ dùng các khay niềng trong suốt để chỉnh lại răng cho bạn. So với niềng răng mắc cài thì phương pháp này có ưu điểm là tính thẩm mỹ cao, người đối diện gần như không nhận ra là bạn đang niềng răng. Bên cạnh đó, các khay niềng có thể tháo lắp dễ dàng nên trong quá trình niềng răng, bạn có thể dễ dàng ăn uống, vệ sinh răng miệng bình thường.

Trước khi quyết định niềng răng 1 hàm, hãy nói về các lựa chọn của bạn với các bác sĩ chỉnh nha. Và cũng đừng quên theo dõi website để cập nhật các thông tin về niềng răng khác nhé!

>> Nguồn tham khảo:

Bài trướcNhững điều cần biết về niềng răng thẩm mỹ
Bài tiếp theoQuá Trình Niềng Răng Móm Diễn Ra Như Thế Nào? | VNCARE