4 lưu ý sử dụng hàm duy trì sau niềng răng

0
202
hàm duy trì
retainer after braces
Quảng Cáo

Đối với nhiều người, hoàn thành quá trình niềng răng là một thành công lớn. Nhưng sau khi niềng răng, bạn sẽ phải chuyển sang giai đoạn nữa là dùng hàm duy trì. Vậy hàm duy trì nên dùng trong bao lâu, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng là gì? Tìm hiểu ngay bài viết sau đây để có thông tin bạn nhé!

Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là một khí cụ cố định hoặc có thể tháo rời, giúp giữ răng ổn định ở vị trí mới sau khi tháo niềng răng. Sau khi niềng răng, các bác sỹ thường sẽ yêu cầu sử dụng hàm duy trì thêm 1 thời gian nữa để giúp răng không xô lệch về vị trí cũ.

Hàm duy trì có mấy loại?

Các loại hàm duy trì hiện đang được chia ra thành 2 dạng:

  • Duy trì cố định: dùng đoạn thanh kim loại hoặc dây duy trì gắn vào mặt trong răng ( duy trì mặt lưỡi) bằng Composite. Tuy nhiên trường hợp duy trì này không phải ca lâm sàng nào cũng làm được vì nó phụ thuộc vào khớp cắn của khách hàng.
  • Duy trì tháo lắp, khách hàng sẽ được lấy mẫu và gửi xưởng để làm hàm tháo lắp, hàm tháo lắp có thể dạng máng trong suốt hay dạng nhựa dẻo kết hợp cung kim loại ôm cung răng.
hàm duy trì
Hàm duy trì có 2 loại phổ biến là hàm duy trì tháo lắp và hàm duy trì cố định

Niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu?

Sau một thời gian niềng răng, cung răng và xương hàm sẽ đạt vị trí mới như mong muốn, nhưng ở vị trí mới này răng rất dễ bị xô lệch bởi chưa ổn định, nhất là khi ăn nhai hay tác động lực quá mạnh. Do đó, đeo hàm duy trì sẽ có vai trò quan trọng, giúp ổn định cho răng và xương hàm.

Niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu gần tương đương với thời gian đeo mắc cài hoặc khay niềng răng trong suốt. Tuy nhiên, mất thời gian bao lâu còn phải phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Những người có nền răng tốt, thích nghi nhanh tại vị trí mới thì chỉ cần 1 năm là được. Những người có nền răng kém, chậm thích nghi thì cần phải đeo hàm duy trì từ 2-3 năm.

3 nguyên tắc khi đeo hàm duy trì cần lưu ý

Vì thời gian niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu kéo dài nên người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

1. Tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì:

Trong giải đoạn đầu khi mới bắt đầu đeo hàm duy trì, người bệnh phải thường xuyên đeo hàm 24/24 bởi lúc này răng và xương hàm đang còn yếu, dễ xê dịch bởi tác động bên ngoài. Việc đeo hàm thường xuyên cần duy trì trong 3-4 tuần đầu tùy vào tốc độ ổn định của răng. Sau thời gian đó, có thể giảm dần để răng làm quen với sức nhai thực tế.

2. Tuân thủ kỹ thuật tháo lắp:

Đối với hàm duy trì cố định, hàm đã gắn chắc lên răng để hạn chế bong tuột, việc tháo lắp cần phải do bác sĩ thực hiện. Còn đối với hàm tháo lắp sẽ thì người bệnh có thể thực hiện tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tuân thủ quy tắc tháo lắp hàm duy trì. Việc tháo lắp phải nhẹ nhàng, đúng chỉ dẫn và thực hiện tuần tự từng bước một để tránh những tổn thương có thể xảy ra cho các mô nướu và răng.

3. Vệ sinh hàm duy trì đúng cách

Nên vệ sinh hàm duy trì tối thiểu 1 lần/ ngày.

Cách vệ sinh khá đơn giản, bạn có thể thực hiện như việc đánh răng hàng ngày. Đầu tiên, bạn rửa hàm duy trì bằng nước lạnh. Sau đó, bạn dùng bàn chải đánh răng, chà sạch sẽ từ trong ra ngoài. Cuối cùng, bạn rửa sạch hàm duy trì bằng nước 1 lần nữa.

Cũng như khí cụ niềng răng chính, bạn cần vệ sinh sạch sẽ hàm duy trì để hạn chế được tình trạng hàm bị bẩn, bị dắt mảnh vụn thức ăn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh lý răng miệng. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bạn có thể cất hàm duy trì vào hộp và lấy ra cho lần sử dụng tiếp theo.

photo 1 1626357594364483127988 1
Mẫu hàm duy trì trong suốt Zenyum

4. Tái khám theo đúng lịch hẹn

Trong quá trình đeo hàm duy trì bạn vẫn cần được theo dõi và chịu sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo kết quả niềng răng được tốt nhất. Vì thế bạn cần đến nha khoa thăm khám định kỳ để được bác sĩ kiểm tra và xác định tình trạng răng miệng của mình.

Lưu ý: để đảm bảo vệ sinh và tránh lây bệnh, bạn không nên dùng chung hàm duy trì với người khác. Nếu chẳng may làm mất, bạn nên quay lại cơ sở nha khoa đang điều trị để đặt mua hàm mới.

Bài trướcNiềng răng thưa mất bao lâu? Giá bao nhiêu?
Bài tiếp theoThuốc Tylenol Là Thuốc gì? Có Tác Dụng Gì? Giá Bao Nhiêu?