
Niềng răng là phương pháp được nhiều người sử dụng để chỉnh hình sự lệch lạc của cấu trúc răng như răng khấp khểnh, lệch khớp cắn sâu, lệch khớp cắn ngược,… Trong đó, phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc đang là phương pháp được quan tâm nhất. Hãy cùng khám phá bảng giá niềng răng mắc cài tự buộc mới nhất năm 2022 trong bài viết dưới đây.
Niềng răng mắc cài tự buộc là gì?
Niềng răng mắc cài tự buộc (còn gọi là mắc cài tự động) là phương pháp niềng răng sử dụng khí cụ dây cung và mắc cài là các nắp trượt tự động. Vì thế, dây cung sẽ trượt tự do trong rãnh mắc cài để tự động điều chỉnh, đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm.
Niềng răng mắc cài tự buộc giúp hạn chế khả năng bung tuột dây thun và giảm lực ma sát cũng như cảm giác khít chặt răng, giúp người đeo niềng răng cảm thấy dễ chịu hơn niềng răng mắc cài kim loại truyền thống.

Các loại niềng răng mắc cài tự buộc
Có 2 loại niềng răng mắc cài tự buộc là kim loại và sứ. Hãy cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của mỗi loại trong phần dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Ưu điểm:
- Cơ chế tự động đóng mở mắc cài của niềng răng mắc cài kim loại tự buộc dễ dàng giúp quá trình lắp đặt và điều chỉnh răng diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
- Giảm ma sát của dây cung trong khe mắc cài giúp giảm sự khó chịu và đau nhức trong quá trình niềng răng.
- Vệ sinh răng miệng dễ dàng nên làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
- Rút ngắn thời gian niềng răng. Tuy nhiên, rút ngắn bao nhiêu tháng còn phụ thuộc vào mức độ sai lệch và tình trạng răng của bạn.
- Chi phí thấp hơn niềng răng mắc cài sứ tự buộc.
Nhược điểm:
- Gây khó chịu và căng môi khi nói chuyện.
- Tính thẩm mỹ thấp vì mắc cài vẫn hiện rõ khi nói chuyện hoặc cười.
- Chi phí thấp hơn cao hơn niềng răng mắc cài kim loại truyền thống.

Niềng răng mắc cài sứ tự buộc
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao vì mắc cài được làm bằng sứ có màu trùng với răng thật.
- Rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả chỉnh nha nhờ hệ thống nắp trượt tự động đảm bảo lực kéo luôn liên tục và ổn định. Vì thể, niềng răng mắc cài sứ tự buộc là phương pháp chỉnh nha tốt trong tất cả trường hợp hô, lệch lạc, thưa, móm,…
- Thiết kế bo tròn các góc cạnh của mắc cài sứ hạn chế tối đa việc cọ xát vào các cạnh mắc cài gây đau nhức hoặc chảy máu nướu, lưỡi trong quá trình mang niềng.
- Mắc cài được làm từ hợp kim sứ và chất liệu vô cơ nên không gây kích ứng cho cơ thể.
- Hạn chế tình trạng bung tuột mắc cài nhờ keo chuyên dụng để gắn mắc cài vào răng.
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn mắc cài kim loại truyền thống và mắc cài kim loại tự động.
- Mắc cài sứ tự động dày hơn mắc cài kim loại tự động nên Bạn sẽ thấy khó chịu trong thời gian đầu đeo niềng răng. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để bôi lên vị trí mắc cài bị cộm.

Ưu nhược điểm của niềng răng mắc cài tự buộc
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao nhờ việc không cần sử dụng nhiều dây thun như mắc cài truyền thống.
- Với thiết kế bo tròn 4 góc nên bạn dễ dàng vệ sinh răng miệng nên ít gây bất tiện cho bạn trong quá trình sinh hoạt cũng như giúp bạn hạn chế tối đa các bệnh về răng miệng.
- Mắc cài tự động giúp lực tác động lên răng đều đặn, liên tục giúp rút ngắn quá trình niềng răng từ 4 – 6 tháng. Tuy nhiên, thời gian niềng răng cụ thể rút ngắn bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn.
- Mắc cài tự buộc được sử dụng cho tất cả trường hợp sai lệch răng như răng hô, răng khấp khểnh,…
- Nhờ hệ thống nắp đóng tự động và mắc cài tự trượt trên dây cung nên lực ma sát khi răng di chuyển sẽ được giảm, từ đó cũng giảm cảm giác đau nhức và khó chịu trong quá trình chỉnh nha.
- Ít tái khám hơn.
Nhược điểm
- Chi phí mắc hơn mắc cài truyền thống.
- Bạn sẽ cảm thấy khó chịu trong thời gian đầu đeo niềng răng mắc cài tự buộc vì mắc cài và dây cung sẽ bị cộm. Tuy nhiên, nhược điểm này chỉ xảy ra trong thời gian đầu.

Bảng giá niềng răng mắc cài tự buộc mới nhất
Tùy thuộc vào cơ sở nha khoa, tình trạng răng và lệch khớp, xuất xứ và loại mắc cài tự buộc (kim loại hoặc sứ) mà bảng giá niềng răng mắc cài tự buộc sẽ khác nhau. Trong đó, mắc cài kim loại tự buộc hoặc vật liệu xuất xứ Hàn Quốc thường có mức giá thấp nhất. Còn mắc cài sứ tự buộc hoặc vật liệu xuất xứ từ Âu, Mỹ thường có chi phí cao nhất. Bên cạnh đó, bảng giá niềng răng mắc cài tự buộc sẽ khác nhau tùy vào quy định của cơ sở nha khoa như chi phí theo gói hoặc chi phí chỉ bao gồm mắc cài.
Nhìn chung, bảng giá niềng răng mắc cài tự buộc theo loại mắc cài sẽ dao động trong khoảng sau:
Mắc cài kim loại tự buộc | 40.000.000 đồng – 45.000.000 đồng |
Mắc cài sứ tự buộc | 50.000.000 đồng – 65.000.000 đồng |
Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí niềng răng mắc cài tự buộc
- Tình trạng lệch răng thực tế của khách hàng
Tình trạng răng miệng và mức độ lệch sẽ khác nhau của mỗi khách hàng như có người bị móm, có người bị hô,… Đối với những bạn gặp tình trạng răng móm, vẩu, khấp khểnh,… và không cần nhổ thì chi phí ít hơn. Ngược lại, với những bạn gặp tình trạng răng xộc lệch và bắt buộc phải nhổ răng trước khi chỉnh nha thì chi phí sẽ cao hơn. Đồng thời, với những bạn có bệnh về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng,… thì bạn phải điều trị trong một thời gian rồi mới tiến hành niềng răng nên chi phí sẽ phát sinh nhiều hơn.
- Loại và xuất xứ của mắc cài
Mắc cài sứ tự buộc thường mắc hơn mắc cài kim loại tự buộc. Trong khi đó, mắc cài có xuất xứ Hàn Quốc sẽ mắc hơn mắc cài có xuất xứ Âu, Mỹ. Vì thế, bạn nên lựa chọn cho mình loại mắc cài cũng như xuất xứ của mắc cài phù hợp tùy theo khả năng tài chính.
- Cơ sở nha khoa
Thông thường, những cơ sở nha khoa uy tín, có tên tuổi sẽ có giá thành cao hơn so với những cơ sở nha khoa khác. Tuy nhiên, không ít cơ sở kém chất lượng lại có giá thành cao nhằm đánh lừa khách hàng. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý với việc giá thành quá thấp vì có thể đó là những cơ sở nha khoa không đạt chuẩn về cơ sở y tế cũng như không hoạt động đúng pháp luật.
Thông qua bài viết trên, bạn đã biết được bảng giá niềng răng mắc cài tự buộc. Chi phí niềng răng tự buộc sẽ phụ thuộc vào tình trạng lệch răng, loại và xuất xứ mắc cài cũng như cơ sở nha khoa. Vì thế, bạn có thể liên hệ trực tiếp hoặc tham khảo giá trên website chính thức của các cơ sở nha khoa để đưa ra lựa chọn phù hợp với khả năng tài chính của bản thân.