Bệnh sởi là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

0
662
benh soi o tre em
Quảng Cáo

Nhắc đến các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và để lại hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại thì không nên bỏ qua bệnh sởi. Trở về những năm về trước khi cho vacxin, sởi được coi là đại dịch lớn nhất với tốc độ lây lan chóng mặt. Người bị bệnh có thể bị sốt cao, khó thở, ho khan hoặc nghiêm trọng hơn là chảy máu cam, viêm kết mạc. Hiểu được điều đó, website VNCare sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết cũng như cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả. Hãy cùng theo chân bài viết để khám phá nhé!

1. Bệnh sởi là bệnh gì?

Sởi là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Paramyxovirus gây ra. Thời điểm xuất hiện căn bệnh này là vào thời điểm mùa xuân, mùa đông, khi mà nhiệt độ ẩm thấp và xuất hiện những cơn mưa đầu mùa.

Bệnh sởi là bệnh gì? - Ảnh 1

Bệnh sởi là bệnh gì?

Đây là là bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau như trẻ em, người lớn với tốc độ lây lan cao. lây qua đường không khí, rất dễ trở thành dịch bệnh đối với những người có sức đề kháng yếu hoặc có khả năng miễn dịch kém. Tùy thuộc vào thể trạng của Bệnh sởi từng người mà bệnh sẽ để lại những biến chứng khác nhau.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh sởi ở người lớn và trẻ em

  • Nguyên nhân đầu tiên gây ra bệnh sởi chính là virus Paramyxovirus – một loại vi khuẩn có tính nguy hiểm và lây lan cực kỳ nhanh. Chúng sẽ sinh sôi và phát triển trong cơ thể, sau đó sẽ theo tuyến nước bọt, chất nhầy trong nước mũi ra ngoài. Khi đó nếu không may tiếp xúc với người bệnh, bạn sẽ có nguy cơ bị lây truyền.
  • Việc tiếp xúc với dịch tiết, máu của người bệnh sởi cũng là nguyên nhân gây nên bệnh sởi và hình thành các vùng dịch liên quan.
  • Tiếp xúc với các đồ vật như cốc nước, chén ăn, bàn chải đánh răng của người bệnh sởi là những nguyên nhân phổ biến gây nên sự lây nhiễm.

3. Triệu chứng bệnh sởi ở người lớn và trẻ em

  • Sốt, phát ban, ho có đờm, chảy nước mũi, mắt đỏ là những triệu chứng thường thấy khi mắc bệnh sởi.
  • Giai đoạn ủ bệnh thường từ 10 đến 14 ngày, cho nên có thể lây lan bất kỳ kể từ khi người bệnh bị phát ban, sốt cao. 
  • Sau khi sốt 3-4 ngày trên cơ thể bắt đầu xuất hiện ban dát sẩn màu hồng lần lượt theo thứ tự từ sau tai, trán, xuống vùng ngực, lưng, rồi xuống đùi và bàn chân.
  • Khi các vết ban dần mờ đi thì có thể để lại trên da các vết sẹo lỗ, vết thâm rất khó phai mờ. 

4. Bệnh sởi có thể điều trị bằng cách nào?

Bởi vì biến chứng của bệnh sởi khá nguy hiểm cho nên phương pháp điều trị cũng cần căn cứ vào các độ tuổi khác nhau.

4.1 Đối với trẻ em

  • Khi trẻ bị sốt cao cần sử dụng các loại thuốc như thuốc paracetamol, thuốc kháng histamin, loratadin, diphenhydramine. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến nghị sử dụng các phương pháp truyền thống như dùng khăn ấm để lau mình, uống nhiều nước, dùng rau diếp cá để trị bệnh sởi.
  • Việc sử dụng kem bôi ngoài da sẽ giúp làm dịu mát các vết mẩn đỏ ở da, giúp phục hồi các vùng da bị tổn thương.
  • Phụ huynh cũng nên sát trùng mũi họng cho trẻ thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn có chứa cồn.
  • Khi trẻ bị bội nhiễm thì nên dùng thuốc kháng sinh hoặc các thuốc có thành phần là corticoid. Tuy nhiên cần phải có sự cho phép của bác sĩ trước khi dùng vì dễ xảy ra trường hợp biến chứng như viêm thanh quản, sởi ác tính, viêm não

Bệnh sởi có thể điều trị bằng cách nào? - Ảnh 2

Bệnh sởi có thể điều trị bằng cách nào?

4.2 Đối với người lớn: 

  • Nếu người bệnh sởi có biến chứng bị viêm não thì nên tiến hành chữa trị chống viêm, chống phù não. 
  • Sử dụng thuốc kháng sinh cũng là phương pháp điều trị đặc trị mang lại hiệu quả cao.
  • Đối với những trường hợp bị bệnh sởi cần thông báo cho cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị, cách ly kịp thời. 
  • Ngoài ra còn các cách chữa trị khác như hút thông đờm dãi, cung cấp nước điện giải, thở oxy hoặc hỗ trợ hô hấp nếu bị suy hô hấp.

4.3 Điều trị theo các biến chứng của bệnh sợi

  • Chống co giật: Sử dụng Glucose 5%, Phenobarbital 10-20mg/kg hoặc truyền tĩnh mạch trong 30-60 phút. Lặp lại 8-12 giờ, có thể dùng Diazepam đối với người lớn 10mg/lần.
  • Chống phù não: Thở máy khi Glasgow <10 điểm; Mannitol 20% liều 0,5 – 1 g/kg, 6-8 giờ/lần, truyền tĩnh mạch trong 15-30 phút; thở oxy qua mũi 1-4 lít/phút, có thể thở oxy qua mask hoặc thở CPAP nếu người bệnh có thể tự thở.

Điều trị theo các biến chứng - Ảnh 3Điều trị theo các biến chứng của bệnh sợi

5. Cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả

5.1 Cách phòng ngừa sởi hiệu quả

  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ nào trên cơ thể như sốt cao, phát ban, đau cổ họng thì bạn nên đến cơ sở ý tế gần nhất để được xét nghiệm.
  • Giữ khoảng cách an toàn đối với người bị nhiễm bệnh sởi. Đeo khẩu trang và luôn sử dụng gel rửa tay khô, nước rửa tay diệt khuẩn thường xuyên.
  • Xét nghiệm huyết thanh định kỳ là phương pháp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả nhất, được các bác sĩ khuyến khích.
  • Tiêm ngừa vacxin theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên.
  • Cần có chế độ ăn uống hợp lý, không sử dụng các loại thực phẩm có chứa cồn và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy. Nên bổ sung các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin để tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch cho cơ thể.

5.2 Tiêm vắc xin sởi

Cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả chính là tiêm vacxin ngay từ lúc mới sinh ra. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại vacxin dạng dung dịch đơn hoặc phối hợp để phòng ngừa căn bệnh này. Các loại vắc xin được sản xuất từ các chủng vắc xin khác nhau, tuy nhiên đa phần đều thuộc túyp sinh học A.

Việc tiêm ngừa bệnh sởi đúng cách và đúng thời điểm sẽ giúp cơ thể miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc bị lây truyền từ cá thể khác. Vì thế mà bạn cần phải lưu ý và tiêm ngừa đúng thời điểm để bảo vệ cơ thể trước loại bệnh lây truyền nguy hiểm này. 

Tiêm vắc xin sởi - Ảnh 4

Cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả chính là tiêm vacxin ngay từ lúc mới sinh ra

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về triệu chứng, cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Để tìm hiểu thêm về thông tin của những loại bệnh truyền nhiễm khác như: bệnh tai chân miệng, bệnh sốt xuất huyết, bệnh quai bị,… thì bạn có thể tra cứu thêm tại VNCare. Ngoài ra, nếu bạn muốn tra cứu công dụng của những loại thuốc khác thì có thể lên trang web VNCare để được tư vấn. Nếu bạn muốn tìm địa chỉ của những bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, cơ sở thẩm mỹ trên toàn quốc thì website hoàn toàn có thể đáp ứng. Hãy luôn cập nhật các thông mới nhất của VNCare để bảo vệ sức khỏe bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

  1. Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là căn bệnh có tính lây nhiễm nhanh và khả năng cao trở thành dịch bệnh. Khi bị mắc bệnh nếu như bệnh nhân không được điều trị đúng cách sẽ rất dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Điều đáng lo ngại là bệnh sởi không chỉ xuất hiện ở trẻ em ngay cả trẻ còn chưa đủ độ tuổi tiêm ngừa mà còn xuất hiện cả ở người lớn.

  1. Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?

Bệnh sởi lây qua đường hô hấp: Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện.

  1. Bệnh sởi có ngứa không?

Nhiều người thắc mắc sởi có ngứa không, thường giai đoạn mới ít ngứa, đến khi mọc ban tình trạng ngứa sẽ xuất hiện nhiều hơn. Ngoài ra, nốt sởi có thể mọc bên trong niêm mạc đường tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Bài trướcBệnh sốt xuất huyết: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị | VNCARE
Bài tiếp theoBệnh vảy nến có lây không? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị?