Betadine (Povidone iod): Reviews ưu, nhược điểm, bao nhiêu loại, giá bán

0
1326
betadine
P00071C 3 l
Quảng Cáo

Betadine là một trong những loại thuốc sát trùng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Có 4 loại dung dịch sát khuẩn Betadine® được sử dụng rộng rãi. Mỗi sản phẩm được thiết kế với bao bì và màu sắc khác nhau, do vậy cần biết cách phân biệt để để tránh nhầm lẫn khi sử dụng. Nó đem lại hiệu quả kháng khuẩn vượt trội và an toàn nên được rất nhiều người tin tưởng. Bài viết sau đây, VNCare sẽ đánh giá ưu, nhược điểm của thuốc sát trùng vết thương Betadine.

Tổng quan về các loại thuốc sát trùng Betadine

Betadine là thuốc gì?

Betadine được sử dụng ngoài da để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng da ở những vết cắt nhỏ, vết xước hoặc bỏng. Betadine cũng được sử dụng trong cơ sở y tế để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương trên da, vết loét do tì đè hoặc vết mổ.

Một số dạng thuốc bôi povidone iodine được sử dụng bên trong miệng để làm giảm tạm thời các cơn đau hoặc kích ứng nhẹ ở miệng, đau họng.

P03526C 2 l
Thuốc sát trùng Betadine vàng

Thành phần chính

Thuốc sát trùng Betadine có tên quốc tế là Povidone iod. Thành phần chính của nó là phức hợp của iod kết hợp với polyvinylpyrrolidone (povidone). Phức hợp này bền hơn iod tự do, khi tiếp xúc với da sẽ giải phóng từ từ iod. Do đó, Betadine có tác dụng sát khuẩn tốt và thời gian tác dụng kéo dài. Nồng độ iod trong chế phẩm khoảng 9 – 12%, thường sử dụng là nồng độ 10%.

Cơ chế tác dụng

Cơ chế diệt khuẩn có thể được lý giải như sau: iod sau khi giải phóng khỏi phức hợp povidone iod sẽ phản ứng với nhóm thiol (- SH) hoặc nhóm hydroxyl (-OH) của các acid amin trong enzym và cấu trúc protein của vi sinh vật. Phản ứng oxy hóa làm bất hoạt và tiêu diệt các enzym và protein đó

Cơ chế tác dụng của povidone iod (PVP-I)

Khả năng sát trùng

Betadine có phổ tác dụng rộng trên các vi sinh vật sau:

  • Vi khuẩn: Povidone iod có tác dụng tốt trên cả nhóm vi khuẩn Gram dương như tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu (Streptococcus), trực khuẩn (Clostridium), Pseudomonas… Đây là những chủng vi khuẩn thường có mặt tại các vết thương. Đồng thời, povidone iod cũng có thể tiêu diệt một số vi khuẩn Gram âm nhưu: Enterobacter và Proteus. Ngoài ra còn một số vi khuẩn khác nhạy cảm với povidone iod như Colibacillus, Mycobacterium,… cũng sẽ bị tiêu diệt khi tiếp xúc với dung dịch.
  • Nấm: Ngoài tác dụng hiệu quả trên vi khuẩn, betadine (povidone iod) cũng có khả năng tiêu diệt cả nấm men và nấm mốc. Đặc biệt, hiệu quả của thuốc được đánh giá cao trên trùng roi Trichomonas và nấm Candida albicans.
  • Virus: Theo một số nghiên cứu, thuốc sát trùng betadine có tác dụng đối với các virus Herpes simplex, virus gây zona, virus thủy đậu…

Dạng bào chế và hàm lượng – Giá tiền

Các chế phẩm thuốc sát trùng betadine đang lưu hành trên thị trường có dạng bào chế sau:

  • Dung dịch dùng ngoài da chứa 10% (kl/kl) povidone iod. Các dạng đóng gói gồm lọ nhựa 30ml, 100ml, 125ml.
  • Bột phun xịt khí dung 100ml nồng độ 2,5%.
  • Nước súc miệng 1%, lọ 250ml.
  • Dung dịch rửa âm đạo 10%, chai 250ml.
  • Thuốc mỡ bôi ngoài da 10%, tuýp 40g, 100g.
  • Viên đặt âm đạo 200mg.

Giá cả các loại dung dịch dùng ngoài dao động từ 40.000đ – 100.000đ phụ thuộc vào thể tích đóng gói. Các loại thuốc mỡ có giá dưới 150.000đ. Giá cả như vậy khá phù hợp với túi tiền của người sử dụng.

Phân biệt loại thuốc sát khuẩn Betadine tốt, phổ biến và giá bán

Hiện nay, thị trường có rất nhiều dạng dung dịch sát khuẩn Betadine® được sử dụng phổ biến nhất gồm:

  • Dung dịch Betadine súc miệng, súc họng Betadine Gargle and Mouthwash 1% màu xanh rêu
  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ Betadine Vaginal Douche 10% màu xanh ngọc (Betadine phụ khoa)
  • Dung dịch sát khuẩn Betadine Antiseptic Solution 10% (Betadine vàng). Các dạng đóng gói gồm lọ nhựa 30ml, 100ml, 125ml.
  • Bột phun xịt khí dung 100ml nồng độ 2,5%.
  • Viên đặt âm đạo 200mg.

1. Thuốc súc họng và súc miệng Betadine Gargle & Mouth Wash Sol 1%

Nước súc miệng Betadine Gargle Sol 1% có hoạt chất chính là Povidon-Iodine 1% kl/tt tác dụng khử trùng, giết chết vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, virus, protozoa và bào tử vi khuẩn.

Công dụng:

  • Nước súc miệng Betadine chứa các thành phần giúp hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng, bệnh cúm, viêm họng hiệu quả.
  • Dùng thường xuyên để làm sạch khoan miệng, rất thích hợp phòng ngừa virus Covid-19.
  • Hỗ trợ tối đa trong quá trình điều trị bệnh nhiễm trùng niêm mạc miệng, viêm răng

Đối tượng sử dụng: Dùng cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Giá bán: 70.000 ₫/ 175ml, giá có thể thay đổi tuỳ thuộc đơn vị bán sản phẩm.

2. Thuốc rửa phụ khoa Betadine Vaginal Sol Douche

Betadine Vaginal Sol Douche
Thuốc rửa phụ khoa Betadine Vaginal Sol Douche

Thuốc rửa phụ khoa Betadine Vaginal Sol Douche có thành phần chính: Polyvidone iodine 10 g cho 100 ml. Một số thành phần khác: Fleuroma bouquet 477, Nonoxynol, nước tinh khiết.

Công dụng:

  • Thuốc rửa phụ khoa Betadine Vaginal Sol Douche 125ml dùng ngoài để sát trùng, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn và nấm ở vùng kín.
  • Điều trị các dấu hiệu bệnh lý như huyết trắng, viêm âm đạo-cổ tử cung, viêm âm hộ-âm đạo.
  • Điều trị viêm âm đạo do Candida, Trichomonas, nhiễm khuẩn không đặc hiệu hoặc hỗn hợp.
  • Khử khuẩn và sát khuẩn các vết thương ô nhiễm và da, niêm mạc trước khi phẫu thuật.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên.

Giá bán: 57.000 ₫/ 125ml, giá có thể thay đổi tuỳ thuộc đơn vị bán sản phẩm.

3. Thuốc sát khuẩn Betadine® Antiseptic

Thuốc sát trùng Betadine (Betadine vàng)

Thuốc sát trùng Betadine (Betadine vàng) có tên quốc tế là Povidone iod. Thành phần chính của nó là phức hợp của iod kết hợp với polyvinylpyrrolidone (povidone).

Công dụng:

  • Betadine® antiseptic solution để diệt mầm bệnh da, vết thương và niêm mạc.
  • Sát khuẩn da và niêm mạc trước khi mổ. Ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương sau khi phẫu thuật.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn khi bỏng, vết rách nát, vết mài mòn.
  • Điều trị những trường hợp khác nhau về nhiễm khuẩn, virus, đơn bào, nấm da, như tinea, tưa miệng, chốc lở, herpes simplex, zona.
  • Tiệt khuẩn tay để làm vệ sinh hoặc trước khi mổ.
  • Để sát khuẩn và giúp vệ sinh cá nhân tốt hơn.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em.

Giá bán:

II. Ưu điểm của thuốc sát trùng vết thương betadine

  • Thuốc sát trùng Betadine có tác dụng mạnh trên vi khuẩn và nấm. Ở nồng độ từ 2.5 – 5%, Betadine có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh sau 15 – 30 giây tiếp xúc.
  • Nhờ hiệu quả kháng khuẩn vượt trội, nên sử dụng được trong rất nhiều trường hợp: vết thương nhẹ, nôn; vết áp xe hoặc vết thương chảy mủ; diệt khuẩn dùng trong phẫu thuật.
  • So với các thuốc sát trùng chứa iod, Betadine có khả năng kháng khuẩn mạnh hơn nhờ tạo lớp màng polymer có ái lực cao với màng tế bào. Ngoài ra, nó giải phóng iod từ từ ra môi trường nên giảm thiểu tác dụng gây độc đối với tế bào so với sản phẩm chứa iod khác.

III. Nhược điểm của thuốc sát trùng vết thương Betadine

Mặc dù có khả năng kháng khuẩn tốt nhưng thuốc sát trùng Betadine vẫn tồn tại nhiều nhược điểm:

  • Tác dụng yếu trên virus và bào tử.
  • Không tiêu diệt được màng sinh học – màng Biofilm
  • Hiệu lực tác dụng không kéo dài.
  • Gây tác dụng phụ khi iod hấp thụ vào cơ thể.
  • Gây khô, xót da khi sử dụng.
  • Gây nhuộm da, gây khó khăn trong theo dõi sự tiến triển của vết thương.

Qua bài viết trên, VNCare đã cung cấp đến các bạn đọc giả đầy đủ thông tin về thuốc sát khuẩn Betadine Ngoài ra, tại website VNCare cũng cung cấp thông tin về các loại thuốc hothuốc hạ sốtthuốc trị cảm cúm như: Efferalganpanadol extraAzithromycin 500mgthuốc ho prospanthuốc Eugicathuốc Bromhexinthuốc Bisolvonthuốc panadol,…Bên cạnh đó, tại website VNCare cũng cung cấp địa chỉ, số điện thoại của bệnh việnphòng khámnhà thuốc tây, nha khoathẩm mỹ việncơ sở y tế trên toàn quốc. 

Nguồn tham khảo:

https://pharmacy.trangrang.vn/blog/dung-dich-sat-khuan-betadine-su-dung-dung-cach-va-hieu-qua

https://betadine.com/

>> Tham khảo thêm:

TOP 4 loại nước súc miệng, súc họng sát khuẩn tốt phòng ngừa Covid-19

Bài trướcTP.HCM lên tiếng về bảng phân vùng ‘xanh, đỏ’ lan truyền trên mạng xã hội
Bài tiếp theoHướng dẫn sử dụng bản đồ cứu trợ thực phẩm mùa dịch Covid-19 SOSmap