Cách lấy ráy tai cho bé an toàn ba mẹ nên biết

0
42
Cách lấy ráy tai và vệ sinh tai cho bé
Quảng Cáo

Lấy ráy tai cho bé bằng cách nào? Bằng dụng cụ gì? Khi nào thì ba mẹ cần phải đưa bé đi khám? Có nên lấy ráy tai cho trẻ thường xuyên hay không?… Cha mẹ hay lầm tưởng rằng muốn tai bé sạch và không bị các bệnh về tại thì cần phải loại bỏ ráy tai hàng ngày. Nhưng thực tế không phải vậy, vì đa số ống tai ngoài của bé có thể tự làm sạch. Vậy làm thế nào để có thể lấy ráy tai cho bé an toàn và hiệu quả? Cùng VNCare tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1. Ba mẹ có nên lấy ráy tai cho bé thường xuyên không?

Chất nhầy được sinh ra trong ống tai được gọi là ráy tai. Do ống tai có khả năng tự làm sạch nên ráy tai sẽ được đẩy từ đĩa đệm tai sang lỗ tai của bé.

Nhiều người lầm tưởng rằng các chức năng của tai sẽ bị ảnh hưởng nếu tai không được vệ sinh thường xuyên. Nhưng trên thực tế tai lại có khả năng bảo vệ cơ thể:

  • Để chống nhiễm trùng, ngăn chặn bụi bẩn, các loại vi khuẩn hoặc thậm chí là những loài côn trùng nhỏ,… ống tai ngoài của bé sẽ tiết ra ráy tai. Ngoài ra, ráy tai cũng có tác dụng làm ấm và bôi trơn cho ống tai. 
  • Các lông mao trong ống tại sẽ chuyển động nhẹ từ trong ra ngoài và đẩy khối sáp ra ngoài lỗ tai thông qua cử động nhai của răng hàm. Ráy tai khi được đẩy ra gần lỗ tai sẽ tự khô đi, dần dần bong ra khỏi tai và bị rơi ra ngoài do có ảnh hưởng của không khí.
  • Ba mẹ có thể khiến ráy tai đi sâu hơn vào bên trong và thậm chí là gây tắc nghẽn lỗ tai của bé nếu cứ cố lấy ráy tai bằng cách ngoáy tai cho bé thường xuyên. Không chỉ có vậy tai bé cũng có thể bị tổn thương do việc sử dụng các dụng cụ không đúng cách khi lấy ráy tai cho bé, nếu nghiêm trọng trẻ có thể bị điếc tạm thời.
  • Ở trẻ nhỏ, thông qua quá trình ăn uống ráy tai của bé sẽ bị đẩy ra ngoài khi khô.

Vì vậy, Ba mẹ không cần phải thường xuyên lấy ráy tai cho bé. Thêm vào đó, ba mẹ không nên ngoáy tai cho bé hàng ngày vì khả năng chống lại nhiễm trùng, khói bụi và các tác nhân gây hại khác của ống tai bé có thể bị mất đi.

Những lưu ý khi lấy ráy tai cho trẻ
Những điều ba mẹ cần biết khi lấy ráy tai cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

2. Ba mẹ cần lấy ráy tai cho bé khi nào?

Ba mẹ chỉ nên lấy ráy tai cho bé khi xảy ra hai trường hợp sau:

  • Việc quan sát màng nhĩ của bác sĩ khi khám bệnh cho bé bị cản trở do ráy tai quá nhiều.
  • Khi khả năng nghe của trẻ bị giảm vì ráy tai quá nhiều gây ra tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn ống tai ngoài. Thậm chí trẻ sẽ có thể mất đi thính giác tạm thời nếu như nút ráy tai nhiều đến nỗi che kín toàn bộ màng nhĩ của bé. Đặc biệt với những bé đang trong giai đoạn tập nói, bé có thể bị chậm nói nếu như nút ráy tai để quá lâu không được lấy ra.

3. Cách lấy ráy tai cho trẻ an toàn ba mẹ nên biết

Ba mẹ không được lấy ráy tai cho bé bằng những vật dụng cứng như que nhựa có quấn bông, ngón tay, các vật dụng kim loại vì tai bé có thể bị tổn thương. Hơn nữa ráy tai của bé có thể đi vào sâu hơn làm cho mạng nhĩ bé bị lấp kín.

Ba mẹ nên sử dụng các dụng cụ và cách lấy ráy tai cho trẻ dưới đây để không làm tai bé bị tổn thương.

  • Tiến hành thấm nhẹ xung quanh vành tai của bé bằng khăn bông mềm, mỏng.
  • Sau đó ba mẹ bắt đầu xoắn một góc nhỏ của khăn và đưa từ từ vào trong tai bé. Cứ như vậy theo đường xoắn của khăn ráy tai sẽ được đưa ra ngoài. Cách làm này vừa đơn giản và an toàn cho bé. Tai bé sẽ không bị bất cứ tổn thương nào vì khăn bông rất mềm.

Ba mẹ tuyệt đối không được dùng bông ráy tai hoặc bất kỳ dụng cụ lấy ráy tai nào khác để lấy ráy tai cho trẻ khi tai bé đang bị viêm hoặc trầy xước. Vì như vậy sẽ làm cho tai bé bị tổn thương, thậm chí là có thể bị mắc các bệnh lý liên quan đến tai.

4. Các cách giúp ba mẹ lấy ráy tai khô, đóng mảng cho bé

4.1. Sử dụng dầu ô liu để lấy ráy tai khô cho bé

  • Đầu tiên ba mẹ cần cho bé nằm nghiêng và hướng bên tai cần làm sạch lên trên. 
  • Sử dụng thìa hoặc bơm tiêm không kim để lấy dầu oliu. Sau đó kéo vành tai bé ra một cách nhẹ nhàng và tiến hành đổ dầu ô liu vào ống tai của trẻ.
  • Trong lúc kéo vành tai bé thì ba mẹ nên day nhẹ gờ bình tai trong. Để cho dầu có thể đi sâu vào trong và làm mềm ráy tai khô, đóng mảng của bé ba mẹ nên lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần. Cố gắng  giữ cho bé nằm yên tầm 5 phút sau khi nhỏ dầu ô liu.
Cách sử dụng dầu ô liu lấy ráy tai trẻ
Sử dụng dầu ô liu để lấy ráy tai khô và đóng mảng cho trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

4.2. Sử dụng oxy già để lấy ráy tai khô cho trẻ

  • Ba mẹ nên chuẩn bị trước hỗn hợp làm mềm ráy tai với tỷ lệ 1: Pha dung dịch oxy già 3% với nước ấm theo đúng tỷ lệ trên.
  • Tương tự như cách sử dụng dầu ô liu ba mẹ cũng cho bé nằm nghiêng và hướng bên tai cần làm sạch lên trên.
  • Tiến hành hút hỗn hợp làm mềm ráy tai đã pha bằng bơm tiêm không kim.
  • Sau đó nhỏ khoảng 3 – 5 giọt hỗn hợp này vào tai bé. Để hỗn hợp có thể đi vào sâu trong tai giúp tăng hiệu quả làm sạch ba mẹ nên nhỏ từ từ, nhỏ từng giọt một. Cố gắng  giữ cho bé nằm yên tầm 5 phút. 
  • Sau 5 phút ba mẹ có thể nghiêng đầu bé ngược lại để thuốc có thể chảy ra ngoài. Ba mẹ cứ lặp đi lặp lại thao tác này mỗi ngày 1 lần trong 3 – 5 ngày. Và tiến hành rửa tai cho bé sau ngày cuối cùng.

5. Một số lưu ý khi vệ sinh tai cho bé ba mẹ cần nhớ

Dưới đây là một vài lưu ý khi vệ sinh tai cho bé tại nhà ba mẹ nên nhớ:

  • Khi lấy ráy tai cho bé tuyệt đối không được sử dụng tăm bông hay các vật dụng sắc nhọn khác. Vì sẽ làm cho ráy tai của trẻ đi vào sâu trong tai hơn và có thể gây ra các cục ráy tai khô cứng, vón cục.
  • Chỉ nên vệ sinh tai cho bé một tháng khoảng 2 – 3 lần.
  • Ba mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế khám khi phát hiện bất cứ vấn đề  gì bất thường.
Không lấy ráy tai bé bằng tăm bông hoặc vật sắc nhọn
Tuyệt đối không được sử dụng tăm bông hay các vật dụng sắc nhọn để lấy ráy tai cho trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

6. Khi nào ba mẹ cần phải đưa bé đi khám?

Ba mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để khám và điều trị ngay nếu phát hiện bé có những biểu hiện sau đây:

  • Khi da ống tai ngoài của bé bị loét hoặc viêm vì có quá nhiều ráy tai. Trong trường hợp này, khi ba mẹ lấy ráy tai, bé sẽ cảm thấy đau và có thể sẽ khóc to.
  • Tai bé có nhiều nút ráy tai và ráy tai. Với tình trạng này để bảo vệ màng nhĩ của bé ba mẹ nên lưu ý chỉ nên rửa tai cho bé một tháng 1 lần sau khi lấy ráy tai.

Kết luận: Ba mẹ cần lưu ý cẩn thận khi lấy ráy tai cho bé. Vì ống tai là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc tiết ra các chất nhầy bảo vệ tai bé khỏi các tác nhân gây hại. Và Khi thấy bé có những biểu hiện khác thường tuyệt đối không được tự ý xử lý mà cần đưa bé đến ngay các cơ sở ý tế để khám và điều trị.

>>> Xem thêm:

Bài trướcKinh nghiệm chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé trai, gái mẹ nên biết
Bài tiếp theoCách trị hăm cho bé sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả