Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ theo mọi lứa tuổi

0
983
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé
Quảng Cáo

Việc theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp ba mẹ theo sát được quá trình phát triển của trẻ. Từ đó, ba mẹ sẽ kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi,… nhằm giúp trẻ phát triển tốt hơn. Ba mẹ có thể tham khảo thông tin về chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ trong bài viết dưới đây.

1. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái, bé trai theo WHO

Khi nào chưa kết thúc tuổi dậy thì cơ thể bé vẫn không ngừng phát triển. Do đó, chiều cao cân nặng chuẩn là một trong những tiêu chí quan trọng để cha mẹ có thể theo dõi các giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 18 tuổi. Thêm vào đó, giữa bé trai và bé gái cũng có sự phát triển khác nhau.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố là nguồn thông tin đáng tin cậy mà ba mẹ nên tham khảo. Ba mẹ nên theo sát số đo về chiều cao và cân nặng của trẻ trong 10 năm đầu đời. 

Xem thêm: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh Việt Nam chuẩn WHO năm 2022

1.1. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai từ 0 đến 10 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai
Bảng chiều cao cân nặng của bé trai từ 0 đến 10 tuổi

1.2. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái từ 0 đến 10 tuổi

chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ
Bảng chiều cao cân nặng của bé gái từ 0 đến 10 tuổi

1.3. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái từ 10 đến 18 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ nam, nữ 10 đến 18 tuổi
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ nam, nữ 10 đến 18 tuổi

2. Hướng dẫn cách tra cứu chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ

Không chỉ dựa vào bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ mà nên dựa vào một số tiêu chuẩn khác nhau để đối chiếu so sánh. Tuỳ từng độ tuổi sẽ có những lưu ý riêng trong quá trình theo dõi cân nặng bé.

2.1. Tra cứu chiều cao cân nặng của bé từ 0-5 tuổi

Với giai đoạn này bố mẹ cần quan tâm đến 3 chỉ số chính, đó là:

  • Chỉ số cân nặng tính theo tuổi: Nếu kết quả cân nặng của bé < –2SD có nghĩa là trẻ chỉ đạt khoảng 80% so với mức cân nặng chuẩn. Có thể hiểu là trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
  • Chỉ số chiều cao tính theo tuổi: Trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi nếu chiều cao đo được < –2SD so với mức trung bình.
  • Chỉ số cân nặng tính theo chiều cao: Bé có khả năng bị suy dinh dưỡng nếu chỉ số cân nặng được đo so với cân nặng chuẩn < –2SD. Trong trường hợp này, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của bé là rất cần thiết.

2.2. Tra cứu chiều cao cân nặng của trẻ từ 5-15 tuổi

Đây được xem là thời điểm vàng cho sự phát triển của bé. Trong giai đoạn này, ba mẹ chỉ cần quan tâm đến chỉ số BMI. Chỉ số này được tính theo công thức:

cân nặng tiêu chuẩn của trẻ
Công thức tính chỉ số BMI (Nguồn: Sưu tầm)

Phụ huynh có thể biết được con mình có đang bị suy dinh dưỡng hay béo phì không qua chỉ số BMI. Từ đó kịp thời đưa ra phương pháp để cải thiện quá trình phát triển của bé.

2.3. Tra cứu chiều cao cân nặng của trẻ từ 15-18 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì. Vì thế cơ thể sẽ dần hoàn thiện hơn. Và chiều cao cân nặng cũng sẽ được xác định dựa vào chỉ số BMI. Cụ thể như sau:

Cân nặng (kg) BMI = Chiều cao(m) x Chiều cao(m)

  • Trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nếu chỉ số BMI < –2SD.
  • Trẻ đang bị suy dinh dưỡng nếu chỉ số chiều cao theo tuổi < – 2SD. Điều này có nghĩa là trẻ chỉ đạt ≈ 90% chuẩn mức phát triển bình thường.

3. Cách đo chiều cao chuẩn cho các bé

bảng cân nặng chiều cao chuẩn của trẻ
Cách đo chiều cao chuẩn cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

3.1. Đo chiều cao chuẩn cho bé dưới 2 tuổi

Với đối tượng này ba mẹ nên sử dụng các công cụ đo chuyên dụng để xác định chính xác chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ. Với chiều cao bố mẹ nên đo theo các bước sau:

  • Trước tiên nên cho trẻ nằm ngửa, đầu của bé phải chạm sát vào cạnh của thước đo. Giữ đầu bé thẳng, mắt nhìn lên trần nhà.
  • Đồng thời 2 đầu gối của bé cần được giữ thẳng và áp sát vào thước. 
  • Tiến hành đọc và ghi chép kết quả đo được.

Bố mẹ nên đo mỗi tháng một lần và đối chiếu với bảng chiều cao cân nặng chuẩn để kịp thời chỉnh giúp bé phát triển tốt hơn.

3.2. Đo chiều cao cho trẻ trên 2 tuổi

Vì bé đã có thể đứng được nên việc đo chiều cao của bé sẽ dễ dàng hơn. Với trẻ trên 2 tuổi bố mẹ thực hiện đo theo các bước sau:

  • Cần cố định thước đo theo chiều thẳng đứng, thân thước phải vuông góc với sàn nhà và vạch số 0 của thước phải nằm sát với sàn nhà.
  • Cho trẻ đứng sát vào vị trí có thước đo được cố định sẵn.
  • Lưu ý trẻ nên cho trẻ đứng thẳng lưng, áp sát vào tường và không được mang dép khi đo.
  • 2 tay áp 2 bên đùi, mắt nhìn thẳng về phía trước.
  • Khi đo cần để đỉnh đầu vuông góc với thước đo, bố mẹ có thể sử dụng bảng gõ để thực hiện bước này.
  • Cuối cùng là đọc và ghi lại kết quả đo được của bé.

4. Cách đo cân nặng chuẩn cho trẻ từ 0 – 18 tuổi

Đối với bé lớn hơn 5 tuổi việc đo cân nặng không quá khó khăn. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 5 tuổi thì khi đo cân nặng chuẩn cho bé cần chú ý:

  • Cần đặt cân ở nơi rộng rãi và bằng phẳng. Và cần phải treo thật chắc chắn đối với cân treo đồng hồ hoặc cân đòn treo.
  • Để có kết quả chính xác nhất phụ huynh cần chỉnh cân ở vị trí cân bằng số 0.
  • Nên đo cân nặng cho bé vào buổi sáng vì lúc này bé mới thức dậy và chưa ăn gì nên các chỉ số sẽ có độ chính xác cao.
  • Nên bỏ hết những vật dụng không cần thiết ra khỏi bé trước khi tiến hành cân.
  • Đọc và lưu lại kết quả cân được, sau đó đối chiếu với bảng cân nặng chuẩn.
chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ
Cách đo cân nặng chuẩn cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

Tìm hiểu thêm:

5. Một số tiêu chí khác giúp đánh giá sự phát triển của trẻ 

Còn có rất nhiều tiêu chí khác để đánh giá sự phát triển của trẻ. Trong từng giai đoạn khác nhau mỗi bé sẽ có sự phát triển riêng, không giống nhau. 

5.1. Phát triển về thể chất

  • Trẻ có thể tự mình điều chỉnh tốc độ đi và chạy, có thể nhanh cũng có thể chậm.
  • Trẻ có thể nhận dạng hình ảnh, hình vẽ, thậm chí là vẽ theo mẫu.

5.2. Phát triển về khả năng nhận thức

  • Phân biệt được hiện tượng, sự vật xung quanh.
  • Biết đếm từ 1 đến 10 và có thể phân biệt được số thứ tự. 
  • Tò mò với mọi thứ xung quanh, hiểu được một số khái niệm cơ bản về thời gian.

5.3. Khả năng ngôn ngữ

  • Bé có thể nhận biết được một số ký hiệu quen thuộc, vẽ và sáng tạo theo cách riêng của bé.
  • Bé có thể kể lại một câu chuyện hoặc đọc lại một bài thơ sau khi được nghe từ ba mẹ hoặc mọi người xung quanh.

6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ

6.1. Gen di truyền

Bào thai sẽ nhận được gen của bố mẹ ngay từ khi mới hình thành. Và sau đó sẽ bắt đầu phát triển. Vì vậy, chiều cao và cân nặng của bố mẹ sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến chiều cao và cân nặng của bé. Theo như nghiên cứu, gen di truyền quyết định tới 23% chiều cao của trẻ sau này.

6.2. Sức khỏe mẹ trong quá trình mang bầu

Trong thời gian mang thai, người mẹ cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo trẻ có thể phát triển tốt sau này. Vì khi còn trong bụng mẹ trẻ đã bắt đầu phát triển về thể chất và các cơ quan của cơ thể. 

6.3. Chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ cũng phụ thuộc vào chế dinh dưỡng hàng ngày của bé. Bé cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, đạm và các loại vitamin. Chỉ có như vậy mới giúp bé phát triển một cách toàn diện.

6.4. Bệnh tật

Việc bị còi xương, suy dinh dưỡng cũng làm hạn chế sự phát triển của bé rất nhiều, đặc biệt là chiều cao. Vì vậy, phụ huynh cần kiểm tra chiều cao và cân nặng chuẩn của bé thường xuyên. Như vậy sẽ có thể phát hiện sớm và tiến hành chữa trị.

6.5. Môi trường xung quanh

Môi trường sống xung quanh là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Môi trường sống tích cực sẽ giúp bé phát triển cả về thể chất và tinh thần. Thêm vào đó tư duy của bé cũng sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn.

6.6. Tập luyện vận động thân thể

Những bé thường xuyên rèn luyện thân thể có chiều cao tốt hơn nhiều so với bạn bè cùng trang lứa khác. Tập luyện thân thể giúp cơ thể bé phát triển cân đối và chiều cao cũng được cải thiện đáng kể.

7. Cách giúp trẻ phát triển cả về chiều cao và cân nặng chuẩn

7.1. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Không thể phủ nhận sự quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong quá trình phát triển của trẻ. Chế độ dinh dưỡng đúng, khoa học sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

7.2. Tạo thói quen tập luyện cho trẻ

Để phát triển chiều cao của bé một cách tốt nhất bố mẹ nên tạo cho bé thói quen rèn luyện thể dục thể thao. Tuỳ từng độ tuổi sẽ có những môn thể thao phù hợp khác nhau. Việc này không chỉ giúp bé phát triển chiều cao mà còn giúp bé thư giãn hơn.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em là công cụ rất cần thiết để bố mẹ nắm rõ quá trình phát triển của con. Từ đó, giúp bố mẹ điều chỉnh kịp thời các chế độ ăn uống, tập luyện cho con. Hành trình chăm con cần sự kiên nhẫn và thông thái. Vì vậy, VNCare sẽ đồng hành cùng bạn để việc chăm con trở nên dễ dàng hơn. 

>>> Xem thêm:

Bài trướcThai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu kg? Mẹ cần lưu ý gì?
Bài tiếp theoSự phát triển của Thai nhi tuần thứ 8