Đau bụng

0
276
Quảng Cáo

Đau bụng là triệu chứng bệnh lý thường mắc phải. Tất cả các cơ quan trong ổ bụng bị bất thường đều có thể gây đau bụng. Hiếm hơn, một số bệnh lý rối loạn chuyển hóa toàn thân cũng có biểu hiện triệu chứng đau khắp bụng. Trước một tình huống đau bụng cấp, bác sĩ cần phải chẩn đoán nguyên nhân đau bụng là do bệnh nội khoa hay ngoại khoa vì hai hướng xử trí bệnh hoàn toàn khác nhau. Đôi khi, nguyên nhân gây đau bụng khó chẩn đoán đến mức cần các phương pháp chẩn đoán can thiệp chuyên khoa sâu như nội soi ổ bụng thám sát thương tổn.

Tìm hiểu chung

Đau bụng là tình trạng gì?

Đau bụng là cảm giác đau hoặc khó chịu ở phần bụng dưới xương sườn và trên xương chậu. Bệnh xuất phát từ các cơ quan trong bụng hoặc các cơ quan nằm bên cạnh bụng. Đau là do các cơ quan viêm, căng giãn hoặc do mất máu cung cấp cho cơ quan.

Nói chung, mọi người đều từng trải qua cơn đau bụng ít nhất một lần trong cuộc sống. Tuy nhiên, hầu hết các nguyên nhân có vẻ không nghiêm trọng và có thể được chẩn đoán và điều trị được. Trong một số trường hợp, cơn đau cũng có thể là một dấu hiệu hoặc triệu chứng của tình trạng nghiêm trọng. Điều cần thiết là nhận ra những dấu hiệu, triệu chứng nghiêm trọng và gọi cho bác sĩ ngay.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng đau bụng?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đau bụng, mức độ nghiêm trọng các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể dao động từ nhẹ đến nặng.

Nếu bạn cảm thấy đau bụng rất nhiều hoặc nếu có kèm theo các triệu chứng sau, hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị thích hợp:

  • Sốt;
  • Không đi tiêu hơn 2 ngày;
  • Bất kỳ dấu hiệu mất nước nào;
  • Không thể đi tiêu, đặc biệt nếu bạn kèm theo nôn;
  • Đi tiểu đau, thường xuyên;
  • Bụng nhạy cảm đau khi sờ;
  • Đau do chấn thương vùng bụng;
  • Đau kéo dài hơn vài giờ.

Bởi vì những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó, cơn đau cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Một số triệu chứng khác ngoài đau bụng bạn nên đi cấp cứu ngay:

  • Nôn ra máu;
  • Tiêu phân máu hoặc phân đen;
  • Khó thở;
  • Đau xảy ra trong thai kỳ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra chứng đau bụng?

Cho dù đó là đau dạ dày nhẹ, đau thắt hay đau quặn, đau bụng có thể có nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân phổ biến hơn có thể bao gồm:

  • Khó tiêu;
  • Táo bón;
  • Nhiễm virus dạ dày;
  • Đau bụng kinh;
  • Hội chứng ruột kích thích;
  • Ngộ độc thực phẩm;
  • Dị ứng thực phẩm;
  • Đầy bụng;
  • Không dung nạp lactose;
  • Loét;
  • Viêm vùng chậu;
  • Thoát vị;
  • Sỏi mật;
  • Sỏi thận;
  • Lạc nội mạc tử cung;
  • Bệnh Crohn;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản;
  • Viêm ruột thừa.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải chứng đau bụng?

Đau bụng là một tình trạng có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người từ trẻ em đến người già, từ nam đến nữ, phụ nữ dường như bị đau bụng nhiều gấp đôi nam giới. Ngoài ra, đối với trẻ em nó i riêng, theo nghiên cứu (2008, tác giả nghiên cứu Shakya KN, Dongol UM , Khadka SB) hiện tượng đau bụng ở trẻ phần lớn là các vấn đề về y tế, viêm ruột là nguyên nhân phổ biến nhất.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng đau bụng?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Uống quá nhiều rượu;
  • Hút thuốc lá;
  • Ăn nhanh;
  • Uống ít nước (dưới 2,5 lít mỗi ngày);
  • Ăn quá nhiều chất béo;
  • Ăn thực phẩm độc hại.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau bụng?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng những thông tin thu thập được từ việc khám lâm sàng để xác định nguyên nhân đau bụng vì có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này, bác sĩ sẽ khám thực thể toàn diện, hỏi về các triệu chứng của bạn và một vài câu hỏi về tình trạng đau.

Một khi đánh giá ban đầu hoàn thành, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để giúp tìm nguyên nhân gây ra cơn đau của bạn. Các xét nghiệm này có thể bao gồm xét nghiệm phân hay nước tiểu, xét nghiệm máu, thụt tháo, nội soi, X-quang bụng hoặc đường tiêu hóa với barium, siêu âm hoặc chụp CT:

  • Siêu âm: rất hữu ích trong việc chẩn đoán sỏi mật, viêm ruột thừa hoặc nang buồng trứng vỡ;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)vùng bụng: phương pháp này rất hữu ích trong chẩn đoán viêm tụy, ung thư tụy, viêm ruột thừa và viêm túi thừa, cũng như chẩn đoán áp xe ở bụng. Chụp CT đặc biệt ở các mạch máu bụng có thể phát hiện các bệnh về động mạch làm tắc nghẽn dòng máu tới các cơ quan trong ổ bụng;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) rất hữu ích trong việc chẩn đoán nhiều bệnh tương tự như chụp CT.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng đau bụng?

Trên thực tế phương pháp điều trị đau bụng thích hợp sẽ được xác định tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Các phương pháp điều trị có thể là thuốc điều trị viêm, GERD hoặc loét, kháng sinh cho các nhiễm trùng, đến những thay đổi trong hành vi cá nhân đối với đau bụng do một số loại thực phẩm hoặc đồ uống.

Trong một số trường hợp, chẳng hạn như viêm ruột thừa và thoát vị cần thiết phải phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng đau bụng?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Chia ra nhiều bữa nhỏ
  • Uống một lượng nhỏ baking soda;
  • Dùng nước chanh;
  • Bắt đầu một chế độ ăn uống BRAT (chuối, gạo, táo và bánh mì nướng) trong một ngày hoặc nhiều hơn để làm giảm triệu chứng;
  • Ngừng hút thuốc hoặc uống quá nhiều rượu.
    • Gừng;
    • Bạc hà;
    • Cam thảo;
    • Trà hoa cúc.

Đau bụng là một triệu chứng phổ biến và có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý, cả bệnh nội khoa lẫn ngoại khoa. Tuy mỗi bệnh thể hiện những đặc điểm đau bụng khác nhau nhưng nhiều khi rất khó để chẩn đoán bệnh chính xác vì các đặc điểm có thể không điển hình. Do đó, khi bạn bị đau bụng dữ dội, tăng dần theo thời gian, kèm theo các triệu chứng khác như sốt, tiêu chảy, ói, trướng bụng, tiểu buốt, xuất huyết âm đạo… thì nên đi khám bác sĩ ngay để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và hướng xử trí. Sẽ rất nguy hiểm nếu như bạn bị đau bụng cấp do các bệnh ngoại khoa cần phẫu thuật như viêm ruột thừa, thủng ruột, tắc ruột… Nếu không kịp xử lý kịp thời, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bài trướcĐau bắp chân: Nguyên nhân do đâu?
Bài tiếp theoĐau bụng kinh