Động kinh

0
210
Quảng Cáo

Động kinh xảy ra khi hoạt động điện trong não bị bất thường, não phóng ra quá nhiều xung điện kích thích cùng một lúc gây ra cơn động kinh. Biểu hiện thường gặp nhất của cơn động kinh là co giật toàn thân. Tuy nhiên, còn nhiều dạng động kinh khác như co giật cục bộ một phần cơ thể, cơn vắng ý thức. Mỗi cơn động kinh thường kéo dài khoảng 1–3 phút. Trong cơn động kinh, người bệnh mất ý thức và sau cơn, ý thức phục hồi dần dần.

Tìm hiểu chung

Động kinh là bệnh gì?

Động kinh là bệnh rối loạn mạn tính, đặc trưng bởi các cơn co giật không có nguyên nhân và lặp đi lặp lại. Triệu chứng co giật có thể khác nhau ở mỗi người. Nhiều bệnh nhân có thể có nhiều kiểu co giật và các dấu hiệu liên quan đến vấn đề thần kinh.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh động kinh là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bao gồm:

  • Nhầm lẫn tạm thời;
  • Nhìn chằm chằm;
  • Không kiểm soát được các chuyển động co giật của cánh tay và chân;
  • Mất ý thức;
  • Triệu chứng tâm linh.

Có thể có một số triệu chứng khác không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất cứ quan tâm nào đến dấu hiệu, xin vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tình trạng co giật tại một số thời điểm có thể dẫn đến các tình huống gây nguy hiểm cho bản thân và người khác, ví dụ như:

  • Ngã;
  • Đuối nước;
  • Tai nạn ô tô;
  • Tai biến trong quá trình thai kì;
  • Các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Khi nào bạn cần đến bác sĩ?

Bạn nên đếnkhám bác sĩ ngay lập tức nếu các trường hợp sau xảy ra:

  • Các cơn co giật kéo dài hơn 5 phút;
  • Việc hô hấp hoặc ý thức không phục hồi lại sau khi hết co giật;
  • Cơn co giật thứ hai đến ngay lập tức;
  • Sốt cao;
  • Kiệt sức vì nóng;
  • Bạn đang mang thai;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Bản thân bị thương trong quá trình co giật.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh động kinh?

Theo thống kê, hơn một nửa trường hợp những người mắc bệnh đều không có nguyên nhân. Số còn lại, các yếu tố làm ảnh hưởng não có thể gây ra động kinh, bao gồm:

  • Di truyền;
  • Chấn thương đầu;
  • Bệnh về não;
  • Bệnh truyền nhiễm;
  • Bị thương trước khi sinh;
  • Rối loạn phát triển.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc động kinh, bao gồm:

  • Tuổi tác;
  • Bệnh sử gia đình;
  • Chấn thương vùng đầu;
  • Đột quỵ và các bệnh mạch máu khác;
  • Trí tuệ giảm;
  • Nhiễm trùng não;
  • Co giật ở trẻ em.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh động kinh?

Bạn cần kiểm tra các dấu hiệu và bệnh sử, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm như:

  • Kiểm tra thần kinh;
  • Kiểm tra máu;
  • Điện não đồ (EEG);
  • Chụp cắt lớp CT;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI);
  • MRI chức năng;
  • Chụp cắt lớp bức xạ positron (PET);
  • Phát xạ cắt lớp vi tính (SPECT).

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh động kinh?

Mặc dù không phải tất cả mọi người cần phải được điều trị, nhưng bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp để kiểm soát cơn co giật.

Thuốc

Có rất nhiều loại thuốc dùng để điều trị động kinh. Bác sĩ thường chỉ định thuốc phụ thuộc vào các yếu tố như khả năng chịu đựng tác dụng phụ của người bệnh và phân chi liều thuốc.

Mặc dù có rất nhiều dạng động kinh khác nhau, nhưng nhìn chung, thuốc có thể kiểm soát khoảng 70% cơn co giật.

Tuy nhiên, một số tác dụng phụ của thuốc động kinh, bao gồm:

  • Buồn ngủ;
  • Thiếu năng lượng;
  • Dễ kích động;
  • Đau đầu;
  • Run rẩy;
  • Rụng tóc hoặc tóc mọc không được như ý muốn;
  • Nướu sưng;
  • Nổi ban.

Phẫu thuật động kinh

Bác sĩ thường tiến hành phẫu thuật khi xét nghiệm cho thấy cơn co giật xuất hiện ở một phần nhỏ của não, không can thiệp đến các chức năng quan trọng khác như giọng nói, ngôn ngữ, vận động, thị giác và thính giác. Trong khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ khu vực gây ra cơn co giật.

Tuy nhiên, nếu cơn co giật nằm ở một phần não mà không thể loại bỏ được, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật với nhiều vết cắt trong não để ngăn cơn động kinh lan sang các phần khác.

Mặc dù, nhiều người vẫn tiếp tục dùng thuốc để ngăn ngừa co giật sau khi phẫu thuật, nhưng bạn chỉ cần dùng với liều lượng và tần suất ít hơn.

Trong một số ít trường hợp, phẫu thuật động kinh có thể gây ra một số biến chứng như làm thay đổi hoàn toàn khả năng tư duy, nhận thức.

Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh động kinh?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Nhận biết nguyên nhân: càng biết càng nhiều về tác nhân gây ra cơn co giật và làm thế nào để tránh nó, bạn càng dễ kiểm soát hành vi của mình;
  • Sử dụng thuốc: thuốc chống động kinh giúp kiểm soát cơn co giật ở khoảng 70% số người bệnh. Bạn cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để sống khỏe mạnh cùng với bệnh;
  • Đánh giá điều trị thường xuyên: bạn sẽ phải đánh giá thường xuyên tình trạng bệnh và phương pháp điều trị ít nhất mỗi năm một lần. Ngoài ra, bạn có thể cần đánh giá nhiều hơn nếu không kiểm soát tốt cơn động kinh;
  • Chăm sóc bản thân: bạn cần tìm hiểu những việc mình nên làm mỗi ngày để duy trì tốt sức khỏe tinh thần, thể chất, ngăn ngừa bệnh tật hoặc tai nạn và chăm sóc hiệu quả những bệnh nhẹ và mạn tính.

Khi gặp người đang lên cơn động kinh, bạn đừng quá lo lắng. Bạn nên đặt họ nằm trên một mặt phẳng an toàn phòng ngừa té ngã, cho đầu họ nghiêng về một bên. Bạn không nên cột tay chân, cạy miệng hay cho họ ăn uống gì trong lúc này vì rất dễ bị hít sặc. Cơn động kinh thường không kéo dài quá 3 phút và người bệnh sẽ phục hồi ý thức dần dần sau cơn. Nếu động kinh kéo dài hơn 5 phút hoặc có nhiều cơn liên tiếp, bạn nên đưa họ đến ngay bệnh viện để bác sĩ kịp thời điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bài trướcĐộ thâm nhập của tinh trùng
Bài tiếp theoĐộng kinh cục bộ vận động