Em bé đạp nhiều có phải sắp sinh?

0
721
Quảng Cáo

Thai nhi biết đạp từ khi nào?

Theo bác sĩ khoa sản, thai nhi đã biết đạp từ khoảng tuấn 7 – 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu thường cảm nhận rõ cử động của thai nhi vào tuần thứ 20 của thai kỳ. Vào khoảng từ tuần 30 – 38 của thai kỳ, em bé sẽ đạp nhiều hơn và mẹ bầu sẽ thực hiện việc đếm cử động thai để biết thai khỏe hay yếu.

Em bé đạp nhiều có phải sắp sinh không?

Thai nhi đạp nhiều là một trong các dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu cần lưu ý. Nếu em bé đạp nhiều đi cùng các dấu hiệu sau chính là dấu hiệu cho biết bạn sắp sinh:

  • Sa bụng bầu: Bụng bầu tụt thấp xuống phía dưới khung xương chậu.
  • Cổ tử cung thai phụ bắt đầu mở rộng
  • Thường xuyên bị chuột rút và đau lưng
  • Có thể bị tiêu chảy do các cơ tử cung giãn ra chuẩn bị điều kiện tốt nhất để thai nhi chui ra ngoài. 
  • Cơ thể mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Dịch âm đạo biến đổi màu sắc và mất độ đàn hồi.
  • Cơn co thắt tử cung ngày càng nhiều và rõ rệt.
  • Có hiện tượng rỉ nước ối.

Điều bạn cần làm lúc này là báo ngay cho người thân biết. Đồng thời chuẩn bị đồ vào viện và báo ngay cho bác sĩ của bạn.

Em bé đạp nhiều có phải sắp sinh không?
Thai nhi đạp nhiều là một trong các dấu hiệu sắp sinh (Nguồn: Internet)

Em bé đạp nhiều trong trường hợp nào?

  • Sau khi thai phụ ăn. Em bé sẽ đạp nhiều hơn khi mẹ bầu ăn no hay uống đồ lạnh và đồ có ga.
  • Khi mẹ bầu ở nơi có âm thanh lớn và ánh sáng mạnh. Vì thai nhi có thể cảm nhận được âm thanh và ánh sáng từ tuần thứ 16 của thai kỳ.
  • Khi mẹ bầu nằm nghiêng bên trái. Khi đó, tuần hoàn của cơ thể trở nên tốt hơn nên lượng oxy và dưỡng chất đưa đến thai nhi cũng nhiều hơn. Điều đó khiến em bé đạp nhiều hơn.
  • Em bé thường đạp nhiều vào ban đêm. Khi mẹ bầu nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh sẽ dễ dàng cảm nhận được thai nhi đạp nhiều hơn.

Trong tam cá nguyệt thứ 3, rất nhiều mẹ bầu lo lắng khi cảm nhận được thai nhi đạp nhiều hơn. Tuy nhiên, thai phụ không cần quá lo lắng nếu bé đạp nhiều, liên tục, ổn định mỗi ngày. Nguyên nhân là vì em bé đang lớn lên nhưng không gian trong tử cung lại không đủ rộng cho cử động của bé nên các mẹ bầu thường cảm nhận được rõ ràng hơn.

Em bé đạp nhiều có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ sản khoa, việc thai nhi cử động nhiều là một tín hiệu tốt. Điều đó cho thấy em bé đang phát triển bình thường và khỏe mạnh. Nguyên nhân là thai nhi cũng cần vận động để xương khớp và các cơ quan của bé đang phát triển đúng cách. Sau tuần thứ 28 của thai kỳ, mẹ bầu nên đếm cử động thai 2 lần/ngày để theo dõi hoạt động cua3 bé. Nếu phát hiện có gì bất thường như thai nhi đột ngột cử động ít đi, các mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Cách đếm cử động thai

Khi đi khám thai, các bác sĩ thường hướng dẫn mẹ bầu cách đếm cử động thai để theo dõi sức khỏe của thai nhi. Các chuyển động như đá, đạp, vươn người của bé đều được xem là 1 lần thai máy. Bố mẹ có thể tham khảo cách dưới đây để đếm cử động thai của bé:

1/ Trước khi bắt đầu, mẹ bầu cần đi tiểu để làm trống bàng quang. Sau đó, nằm thư giãn và đặt tay lên bụng để đếm số cử động của thai nhi.

2/ Việc đếm cử động thai sẽ được tiến hành trong vòng một tiếng.

3/ Kết quả:

  • Nếu thai nhi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ: Thai nhi khỏe mạnh.
  • Nếu có ít hơn 4 đợt cử động:, thai phụ phải nằm nghỉ và đếm cử động thai trong 1 giờ tiếp theo hoặc đếm trong 2 giờ. Trong trường hợp trong 2 giờ tiếp theo, có ít hơn 10 cử động thai, mẹ bầu cần lập tức đến bệnh viện để theo dõi tình trạng thai bằng những phương pháp khác.

Lưu ý: 

1/ Mẹ bầu cần chọn cùng một thời điểm trong ngày để dễ dàng trong việc theo dõi và đánh giá cử động thai. Để dễ nhớ, mẹ bầu có thể thực hiện sau khi ăn sáng, trưa hoặc tối.

2/ Tốt nhất là đếm số lần em bé cử động sau ăn no và sau khi đã đi tiểu. 

3/ Nên đếm cử động thai 2 – 3 lần trong ngày. Khi thai ngủ, số lần thai cử động sẽ giảm hoặc không có. Thời gian thai nhi ngủ khoảng 20-40 phút, thông thường không quá 90 phút.

Tham khảo: https://www.huggies.com.vn/sinh-con/chuyen-da/dau-hieu-sap-sinh-truoc-1-tuan

Bài trướcCơn gò tử cung dấu hiệu sắp sinh
Bài tiếp theoNiềng răng mắc cài sứ và những thông tin cần biết