Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh

0
167
Quảng Cáo

Tìm hiểu chung

Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh là gì?

Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh là một loại bệnh dự báo giai đoạn suy nhược ở một đứa trẻ khỏe mạnh. Người ta nói rằng trẻ sơ sinh bị đau bụng thường khóc nhiều hơn ba tiếng mỗi ngày, ba ngày một tuần trong khoảng ba tuần hoặc lâu hơn. Trong giai đoạn này, bạn thường không thể làm bất cứ điều gì để giúp giảm tình trạng này.

Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh có thể là nỗi lo đối với cả bố và mẹ. Nhưng bạn nên chú ý rằng bệnh này chỉ diễn ra trong thời gian khá ngắn.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh là gì?

Một đứa trẻ khó chịu và quấy khóc là khá bình thường, nên chưa hẳn trẻ khóc là đã mắc bệnh này. Tuy nhiên, bệnh có thể có các triệu chứng như:

  • Có thể dự đoán thời gian khóc. Một đứa trẻ bị đau bụng thường khóc cùng vào khoảng thời gian mỗi ngày, thường là vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối. Các đợt quấy khóc ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài từ vài phút đến ba giờ hoặc nhiều hơn vào một ngày nhất định. Em bé có thể bị nhu động ruột hoặc thải khí khi gần hết đau bụng;
  • Cơn khóc dữ dội hoặc khó chịu. Chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh rất dữ dội, nghe rất khó chịu và thường có âm lượng cao. Mặt em bé có thể đỏ và bạn rất khó khăn để dỗ bé nín;
  • Khóc không có lý do rõ ràng. Thỉnh thoảng trẻ thường khóc. Tuy nhiên, nếu bình thường, trẻ chỉ cần bạn cho ăn hoặc thay tã lót… Khi mắc hội chứng này, bé có thể khóc mà không rõ nguyên nhân;
  • Thay đổi trạng thái. Đôi chân cong, nắm đấm và căng cơ bụng thường xảy ra trong các đợt quấy khóc ở trẻ sơ sinh.

Trẻ có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh?

Cho đến nay nguyên nhân gây hội chứng này vẫn chưa được biết chính xác. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân là do dị ứng, không dung nạp lactose, sự thay đổi của các vi khuẩn thông thường trong hệ tiêu hóa, hệ tiêu hóa không phát triển đầy đủ, cha mẹ lo lắng và sự khác biệt về cách thức cho trẻ ăn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ tại sao một số em bé bị như vậy còn một số khác thì không.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh?

Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh thường diễn ra ở trẻ sơ sinh từ 6 đến 8 tuần tuổi và tự biến mất ở 8 đến 14 tuần tuổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh?

Trẻ có thể có nguy cơ cao mắc bệnh này nếu bạn hút thuốc lá trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh.

Có khá nhiều giả thuyết khác về các yếu tố nguy cơ nhưng chưa được chứng minh, ví dụ như:

  • Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh không xảy ra thường xuyên hơn ở những trẻ sơ sinh hoặc trẻ bú sữa công thức;
  • Chế độ ăn uống của một bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ có thể không gây đau bụng;
  • Các bé gái và bé trai, bất kể được sinh ra như thế nào hoặc ăn uống như thế nào, trẻ cũng có thể bị hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh?

Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh này, các bác sĩ sẽ thực hiện khám sức khỏe cho bé và hỏi bạn về tình trạng sức khỏe trước đây, cách dỗ bé và bất kỳ triệu chứng nào khác. Bác sĩ cũng có thể hỏi tiếng khóc đang ảnh hưởng đến bạn như thế nào và cách cho con ăn và vỗ bé khi bị nôn như thế nào. Bác sĩ có thể đề nghị bạn theo dõi thời gian và tần suất bé khóc.

Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào gây lo lắng cho bạn, chẳng hạn như nôn hoặc sốt, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm hoặc chụp X-quang để tìm ra nguyên nhân.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh?

Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh có thể tự cải thiện, thường là ba tháng tuổi. Tuy nhiên, vẫn chưa có phương pháp điều trị nào có thể áp dụng được với mọi em bé. Một số lựa chọn điều trị có thể được khuyến cáo bao gồm:

  • Thuốc giảm đau. Những loại thuốc này được coi là an toàn, ngoại trừ trẻ sơ sinh phải dùng thuốc thay thế tuyến giáp;
  • Probiotic. Đây là thuốc giúp duy trì sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn “tốt” trong đường tiêu hóa. Vì ở trẻ sơ sinh mắc bệnh này, những vi khuẩn hữu ích có thể bị mất cân bằng. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng thay thế probiotic bằng liệu pháp khác, trong đó có lactobacillus reuteri, liệu pháp có thể làm giảm đáng kể triệu chứng đau bụng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không đồng nhất. Liệu pháp này có hiệu quả ở một số trẻ, còn số khác thì không. Nhìn chung, các chuyên gia cảm thấy rằng sử dụng probiotic để điều trị hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh chưa chắc đã có hiệu quả.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh?

Bạn có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Giữ bé thẳng đứng trong khi cho ăn. Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, có thể cho con bạn bú gần hết ở một bên trước khi chuyển sang bên còn lại;
  • Xem xét thay đổi chế độ ăn uống nếu bạn đang cho con bú. Chế độ ăn uống của bà mẹ đang cho con bú dường như không là yếu tố gây ra quấy khóc. Tuy nhiên, ở các gia đình có tiền sử dị ứng, việc loại bỏ các chất gây dị ứng tiềm ẩn trong chế độ ăn uống có thể giúp phát hiện ra sự dị ứng thức ăn không rõ ở trẻ. Nếu đang cho con bú, bạn nên loại bỏ các loại thực phẩm có thể gây dị ứng ví dụ như bơ sữa, lạc, hạt cây, lúa mì, đậu nành và cá trong hai tuần để xem liệu các triệu chứng của bé có cải thiện hay không;
  • Thay đổi công thức sữa của em bé. Cũng như việc cho con bú sữa mẹ, công thức sữa của em bé không phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của trẻ. Tuy nhiên, việc thay đổi công thức sữa hydrolysate dành cho trẻ sơ sinh có thể làm giảm triệu chứng nếu bé bị dị ứng với sữa bò hoặc với sữa;
  • Thay bình sữa. Có nhiều loại chai và núm vú để chọn. Bạn nên thử chọn một loại chai hoặc núm vú khác. Chai có túi dùng một lần, có thể đóng lại sẽ làm giảm bớt lượng không khí bé nuốt vào.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Bài trướcHội chứng quai ruột mù
Bài tiếp theoHội chứng Rett