Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm đủ chất, nhàn cho mẹ

0
61
Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm đủ chất, nhàn cho mẹ
Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm đủ chất, nhàn cho mẹ
Quảng Cáo

Ăn dặm là giai đoạn phát triển mới của bé sau giai đoạn ăn sữa. Đây là giai đoạn khá vất vả để bắt đầu một thói quen mới cho con. Do đó, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ những kiến thức liên quan đến ăn dặm, cách cho bé ăn dặm và thực đơn cho bé. Dưới đây, VNCare sẽ hướng dẫn bố mẹ các nguyên tắc vàng để mẹ nhàn và bé ăn dặm đủ chất.

Thời điểm nào nên cho bé ăn dặm? 

Đây là câu hỏi được rất nhiều bố mẹ quan tâm khi nhìn ‘bạn bè cùng lứa’ với con phát triển. Tổ chức Y tế thế giới khuyên rằng bé nên bắt đầu được cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ khá hoàn chỉnh, nhu cầu ăn uống của bé tăng lên. Mẹ cho bé ăn dặm bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ . Tuy  nhiên, chúng không thay thế được sữa mẹ vì sữa mẹ cung cấp chất đề kháng cho trẻ. Do đó, mẹ vẫn cần cho trẻ bú, giảm lượng sữa và tăng dần thức ăn theo nhu cầu của bé.

>>> Xem thêm:

Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm đủ chất, nhàn cho mẹ

Chuẩn bị gì khi tập cho bé ăn dặm?

Trước khi lên thực đơn ăn dặm cho bé, bố mẹ cần chuẩn bị một số món đồ cần thiết như:

  • Ghế ăn dặm

Bố mẹ nên cho trẻ ngồi trên ghế ăn dặm và cho bé ăn cùng gia đình để bé tập ăn, nhai kỹ thức ăn.

  • Sử dụng yếm ăn dặm cho bé

Bố mẹ nên chuẩn bị yếm ăn dặm để thức ăn không dính vào quần áo bé.

  • Dụng cụ chế biến

Máy xay, nồi nấu chậm, rây lọc, nồi nấu chậm,… là các vật dụng bố mẹ có thể tham khảo để chuẩn bị bữa ăn dặm cho bé được nhanh chóng.

  • Dụng cụ bảo quản khi bé tập ăn dặm

Việc sơ chế thức ăn nhiều lần khiến bố mẹ mất nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, bố mẹ nên chế biến sẵn và cho vào tủ lạnh để dùng dần.

  • Bát và thìa ăn dặm, bình tập uống cho bé

Những vật dụng mềm sẽ không làm ảnh hưởng đến vùng lợi non nớt của trẻ. Đồng thời, chúng giúp trẻ chủ động hơn trong việc ăn uống.

Trên đây là những dụng cụ hữu ích cho quá trình ăn dặm của bé. Bố mẹ có thể chọn mua cho bé những sản phẩm phù hợp để việc cho bé ăn dặm trở nên thuận tiện hơn.

7 nguyên tắc vàng khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé

Nguyên tắc 1: Xây dựng thực đơn ăn dặm từ ngọt đến mặn

Nguyên tắc 2: Ăn từ ít tới nhiều

Nguyên tắc 3: Ăn dặm từ loãng tới đặc

Nguyên tắc 4: Thực đơn ăn dặm nhiều màu sắc

Nguyên tắc 5: Nấu chín, nghiền nhỏ đồ ăn dặm cho bé

Nguyên tắc 6: Cho bé ăn đúng giờ

Nguyên tắc 7: Không ép bé ăn

>>> Có thể bạn quan tâm: Trẻ mấy tháng biết ngồi? Cách giúp bé tập ngồi cứng cáp hơn

Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi

Cách nấu đồ ăn dặm cho bé 6 – 12 tháng

Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi: Bố mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm. Mỗi tuần tăng lượng ăn cho trẻ lên một chút. Từ 1 bữa/ngày, tăng lên 2 bữa/ngày, đồng thời tăng độ đặc của cháo.

Trẻ từ 9 – 11 tháng: Trẻ đã có thể ăn 3 – 4 bữa bột đặc một ngày. Ngoài rau củ quả, nên bổ sung trứng, thịt, hải sản cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cần duy trì cho trẻ bú sữa hoặc uống sữa công thức hàng ngày.

Cách cho trẻ ăn dặm từ 12 – 23 tháng

Khi trẻ được 1 tuổi, mẹ nên đa dạng thức ăn cho trẻ và tăng lên 4 bữa/ngày.  

Cách cho bé ăn dặm từ 24 – 36 tháng

Giai đoạn này, trẻ đã có thể ăn cơm với các loại thức ăn như người lớn. Tuy nhiên mẹ cần tránh cho bé những thức ăn quá cứng và dai. Từ 2 tuổi trở đi, các bữa ăn cần đầy đủ dinh dưỡng bởi nhiều trẻ đã không còn bú mẹ. Ngoài 3 – 4 bữa ăn chính mỗi ngày, mẹ nên cho trẻ ăn thêm 1 – 2 bữa phụ. 

Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi

3 cách cho bé ăn dặm dễ dàng

Tập ăn dặm cho bé bằng phương pháp ăn dặm truyền thống

Ăn dặm kiểu truyền thống là phương pháp mẹ dùng muỗng đưa thức ăn đã xay nhuyễn vào miệng bé. Mẹ hãy tập ăn dặm cho bé bằng cách chuyển thức ăn lỏng sang đặc cho tới khi bé thấy thích thức ăn của người lớn. 

Cách cho bé ăn dặm bằng phương pháp BLW

BLW là phương pháp để bé tự ăn hay còn gọi là ăn dặm tự chỉ huy. Với phương pháp này, bố mẹ chỉ cần chế biến thức ăn cho bé dễ cầm, bốc ăn được. Việc tập ăn dặm cho bé theo cách này còn giúp con chủ động hơn. Mẹ sẽ biết con thích món ăn gì, đồng thời bé dễ dàng tham gia vào bữa ăn gia đình. Phương pháp này sẽ phù hợp nếu bố mẹ không sợ bừa bộn và thích cho bé khám phá.

Cách cho ăn dặm với túi nhai và bình bóp

Tập ăn dặm cho bé bằng túi nhai, bình bóp là cách cho bé ăn dặm được nhiều bố mẹ áp dụng. Với túi nhai, bố mẹ cho thức ăn dạng thô đã làm mềm vào túi có nhiều lỗ thoát thức ăn rồi đưa bé tự cầm nhai. Còn bình bóp, bố mẹ cho các loại thức ăn dạng lỏng sệt như cháo hoặc bột.

Ưu điểm của cách cho trẻ ăn dặm này là thực phẩm không bị rơi vãi. Giống như phương pháp 2, nếu bé thích cách ăn dặm này, mẹ sẽ nhàn hơn. Túi mềm dẻo sẽ không làm đau lưỡi và nướu của bé. Đồng thời, túi cũng dễ dàng rửa sạch bằng nước rửa chén hay luộc trong nước sôi.

>>> Xem thêm:

Thực đơn ăn dặm cho bé đủ chất mỗi ngày

Siro ho dùng cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất?

3 cách cho bé ăn dặm dễ dàng

Hướng dẫn cách nấu đồ ăn dặm cho bé

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm

Khi nấu cháo cho bé, mẹ cần chú ý tỷ lệ gạo và nước. Cháo loãng hay đặc sẽ do bước quyết định này. Ở thời điểm bắt đầu ăn dặm, bé thường ăn cháo loãng trước. Sau đó mẹ có thể tăng độ sánh đặc của cháo để phù hợp cho từng độ tuổi của bé. Mẹ có thể tham khảo cách nấu cháo theo tỷ lệ sau đây:

Hướng dẫn cách nấu đồ ăn dặm cho bé

Nếu bé đã sẵn sàng ăn cháo đặc hơn, mẹ có thể thay đổi lượng nước sao cho phù hợp.

Cách nấu mì cho bé ăn dặm

Có nhiều loại mì để bé ăn dặm, tương ứng với nhiều cách biến tấu và thay đổi khẩu cị cho bé. Mẹ có thể sử dụng mì Men No Sato, mì Udon hay mì Somen kết hợp với rau củ, thịt, cá,… để tạo nên món mì hấp dẫn cho trẻ. Dưới đây, VNCare gợi ý cho bố mẹ món mì Udon thịt nạc băm cho bé nhanh, ngon, đủ chất:

Để nấu món mì cho bé ăn dặm này, mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu: Mì Udon, rau cải thìa, cà rốt, thịt lợn băm nhỏ.

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

  • Mì Udon đem luộc chín rồi thái miếng nhỏ
  • Cải thìa chỉ lấy lá rồi thái đem nhỏ và luộc chín
  • Cà rốt thái nhỏ và luộc chín
  • Thịt nạc băm nhỏ rồi luộc chín. Nước luộc thịt để lại làm nước dùng.

Bước 2: Mẹ bày làm 3 góc 3 màu khác nhau, khi nào bé ăn thì trộn đều lên

Hướng dẫn cách nấu đồ ăn dặm cho bé

Trên đây là 3 cách cho bé ăn dặm mà bố mẹ có thể thử. Tùy thuộc vào sở thích của bé, bố mẹ có thể điều chỉnh để tìm ra cách ăn dặm tốt nhất cho bé. Hy vọng, qua bài viết này, bố mẹ đã xác định được thời điểm nên cho bé ăn dặm. Nếu đã chắc chắn bé cưng của mình có thể ăn dặm, bố mẹ hay cho bé làm quen với hình thức mới này nhé. Song cần nhớ, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu để bé phát triển toàn diện!

>>> Xem thêm: Thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn đầy đủ dinh dưỡng

Bài trướcThực đơn ăn dặm cho bé đủ chất mỗi ngày
Bài tiếp theoTrẻ mấy tháng mọc răng? Thứ tự mọc răng của trẻ và cách chăm sóc