Khối u ác tính

0
114
Quảng Cáo

Ung thư là nỗi kinh hoàng cho nhiều bệnh nhân và là đề tài nghiên cứu rầm rộ cho giới y khoa nhiều năm trở lại đây. Với nhiều nghiên cứu tiến bộ trong lĩnh vực di truyền, sinh học phân tử, miễn dịch, hóa chất và phóng xạ; ngày nay người ta biết nhiều hơn về bệnh sinh và cơ chế tác động của ung thư, đồng thời nhiều phương pháp điều trị mới tiến bộ ra đời mang lại rất nhiều hy vọng cho người bệnh.

Tìm hiểu chung

Khối u ác tính là gì?

Khối u ác tính là một khối u ung thư tăng trưởng bất thường. Nó phát triển không kiểm soát được và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Khối u được hình thành khi nhóm các tế bào tập hợp lại. Chúng được hình thành khi tế bào phân chia và phát triển quá mức. Khối u có thể lành tính (không ung thư) hoặc ác tính (ung thư).

Khối u ung thư (ung thư ác tính) phát triển không kiểm soát, xâm nhập các mô khỏe mạnh và di căn (lan truyền) hoặc xâm lấn từ nơi bắt đầu sang các bộ phận khác của cơ thể. Nếu bệnh không được điều trị và tiếp tục lan rộng, một khối u ác tính có thể gây trở ngại cho các chức năng của cơ quan khác và đe dọa đến tính mạng.

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng của khối u ác tính là gì?

Các khối u ác tính có thể không có triệu chứng ban đầu. Bác sĩ chỉ phát hiện các khối này khi chúng phát triển lớn hơn. Lúc này, các khối u bắt đầu chèn ép vào các cơ quan, mạch máu và dây thần kinh, gây đau nhức chung ở một khu vực.

Có thể có một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm nào về triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây khối u ác tính?

Cộng đồng y học đã nghiên cứu và thảo luận về nguyên nhân gây ra các khối u ác tính trong nhiều năm. Béo phì, hút thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn uống kém, ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với kim loại nặng và chất độc có trong các đồ dùng gia đình là một vài nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư trong cơ thể.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải khối u ác tính?

Khối u ác tính rất phổ biến. Chúng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể quản lý bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để có thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị khối u ác tính?

Hầu hết các tế bào ung thư là kết quả của các yếu tố môi trường hoặc di truyền. Các yếu tố rủi ro môi trường chung bao gồm hút thuốc lá (nguyên nhân chính gây ra hầu hết các tế bào ung thư phổi), rượu, chế độ ăn uống không lành mạnh, chế độ tập thể dục kém và các chất gây ô nhiễm hóa học. Một phần các khối u ác tính là do di truyền.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán khối u ác tính?

Khối u ác tính có thể được phát hiện bằng nhiều dấu hiệu như:

  • Các triệu chứng cục bộ: khối u sưng tấy, xuất huyết và đau cấp tính xuất hiện ở những trường hợp khối u vẫn chưa di căn.
  • Các triệu chứng di căn: các hạch bạch huyết phì đại, u gan hoặc u phổi là các triệu chứng di căn thông thường nếu khối u lan ra.
  • Triệu chứng toàn thân: đây là những triệu chứng chung có thể cho biết bệnh, mặc dù không nhất thiết là khối u ác tính. Chúng bao gồm đổ mồ hôi quá nhiều (đặc biệt vào ban đêm), giảm cân do ăn uống kém, mệt mỏi, thiếu máu và các triệu chứng thông thường khác.

Nếu nghi ngờ bạn có khối u, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết trên các tế bào để xác định xem nó là lành tính hay ác tính. Các chuyên gia cũng có thể sàng lọc để phát hiện một số khối u ác tính nhưng quá trình này không hiệu quả đối với tất cả các loại ung thư. Xét nghiệm cũng ít hiệu quả hơn với việc phát hiện các dạng hiếm gặp của khối u ác tính.

Những phương pháp nào dùng để điều trị khối u ác tính?

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ u tận gốc khi phát hiện bệnh giai đoạn sớm, u tại chỗ chưa di căn có thể điều trị khỏi hoàn toàn ung thư.

Xạ trị và hóa trị

Tùy theo bản chất và giai đoạn ung thư mà có thể điều trị hóa trị, xạ trị riêng lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật.

Phương pháp điều trị tối ưu thường đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bác sĩ phẫu thuật ngoại khoa, bác sĩ giải phẫu bệnh, bác sĩ chuẩn đoán hình ảnh, bác sĩ ung thư và đôi khi là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.

Việc bổ sung hóa trị liệu trong điều trị có thể làm giảm tình trạng khối u tái phát lại và có thể cải thiện tỷ lệ chữa khỏi bệnh. Thông thường, tùy thuộc vào loại khối u, phương pháp xạ trị trước hay hóa trị liệu (hoặc kết hợp cả hai) có thể được sử dụng để làm cho một số khối u này giảm kích thước, dễ dàng bị cắt bỏ hơn.

Điều trị nhắm trúng đích

Phương pháp điều trị mới áp dụng cho một số loại ung thư chuyên biệt. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc mới tiêu diệt chọn lọc và chính xác các tế bào ung thư. Nhóm thuốc này không tác động lên các tế bào khỏe mạnh bình thường như hóa trị hoặc xạ trị.

Chế độ sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của khối u ác tính?

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn, tin rằng ung thư phần lớn là  bệnh di truyền. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khiến bạn dễ bị ung thư bên cạnh yếu tố di truyền. Một số phương pháp tại nhà bạn có thể áp dụng để ngăn ngừa bệnh như:

  • Bỏ hút thuốc lá
  • Ăn uống lành mạnh
  • Giữ sức khỏe
  • Tích cực hoạt động
  • Bảo vệ da
  • Uống rượu một cách điều độ
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của mình
  • Tiêm vắc xin HPV.
  • Tránh độc tố và các chất độc khác có trong công việc và các đồ dùng ở nhà.

Ung thư vẫn là gánh nặng y tế cho các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Với những tiến bộ mới trong việc phát hiện sớm bệnh thông qua các xét nghiệm tầm soát, người bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi cao khi được điều trị kịp thời lúc bệnh ở giai đoạn khu trú tại chỗ. Các xét nghiệm tầm soát ung thư được khuyến cáo dựa trên tuổi, giới và các yếu tố nguy cơ khác như tiền căn gia đình, bệnh lý. Bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn làm những xét nghiệm hợp lý, tránh làm xét nghiệm tràn lan tốn tiền mà hiệu quả không cao.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bài trướcKhối u
Bài tiếp theoKhối u cột sống