Loạn nhịp tim

0
213
Quảng Cáo

Tìm hiểu chung

Loạn nhịp tim là chứng bệnh gì?

Loạn nhịp tim là một tình trạng xảy ra khi tim đập nhanh hơn bình thường trong khi nghỉ ngơi.

Thông thường, nhịp tim tăng lên trong quá trình tập thể dục hoặc như một phản ứng sinh lý đối với stress, chấn thương hoặc bệnh tật (xoang loạn nhịp tim). Tuy nhiên, trong chứng loạn nhịp tim, tim đập nhanh hơn bình thường ở các buồng trên hoặc dưới của tim hoặc cả hai, khi bạn đang nghỉ ngơi.

Nhịp tim được kiểm soát bởi các tín hiệu điện được gửi qua các mô tim. Chứng loạn nhịp tim xảy ra khi một bất thường trong tim tạo ra tín hiệu điện nhanh làm tăng nhịp tim, mà bình thường là khoảng 60 đến 100 nhịp một phút khi nghỉ ngơi.

Trong một số trường hợp, loạn nhịp tim có thể không gây triệu chứng hoặc biến chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, loạn nhịp tim có thể phá vỡ chức năng bình thường của tim và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Các phương pháp điều trị, chẳng hạn như dùng thuốc, thủ thuật y tế hoặc phẫu thuật, có thể giúp kiểm soát chứng loạn nhịp tim hoặc điều chỉnh các tình trạng khác góp phần gây chứng loạn nhịp tim.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng loạn nhịp tim là gì?

Khi tim đập quá nhanh, nó không thể bơm máu hiệu quả đến toàn bộ cơ thể. Điều này có thể lấy đi oxy của các cơ quan và các mô có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến loạn nhịp tim:

  • Khó thở;
  • Choáng đầu;
  • Tốc độ xung nhịp tim nhanh;
  • Nhịp tim đập nhanh, không thoải mái hoặc bất thường hoặc cảm giác “ngã gục” ở trong ngực;
  • Tức ngực;
  • Ngất xỉu.

Tuy nhiên, một số người có chứng loạn nhịp tim không có triệu chứng và tình trạng này chỉ được phát hiện trong quá trình khám sức khỏe hoặc với một bài kiểm tra theo dõi tim gọi là điện tim đồ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy, nên nói chuyện với bác sĩ của bạn càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra chứng loạn nhịp tim?

Loạn nhịp tim thường gây ra bởi một vấn đề nào đó làm gián đoạn các xung điện bình thường để kiểm soát tốc độ bơm máu của tim.

Một số điều kiện có thể gây ra hoặc góp phần vào các vấn đề với hệ thống điện của tim, bao gồm:

  • Thiệt hại ở các mô tim từ bệnh tim;
  • Đường dẫn xung điện bất thường trong tim có từ khi sinh (điều kiện tim bẩm sinh, bao gồm hội chứng QT kéo dài);
  • Bệnh hoặc những bất thường bẩm sinh của tim;
  • Thiếu máu;
  • Tập thể dục;
  • Đột ngột căng thẳng, như sợ hãi;
  • Huyết áp cao hoặc thấp;
  • Hút thuốc;
  • Sốt;
  • Uống quá nhiều rượu;
  • Uống quá nhiều đồ uống có chứa caffeine;
  • Tác dụng phụ của thuốc;
  • Lạm dụng thuốc gây nghiện, như cocaine;
  • Sự mất cân bằng điện giải, các chất khoáng cần thiết để thực hiện xung điện;
  • Bệnh cường giáp trạng;
  • Trong một số trường hợp, không thể xác định chính xác nguyên nhân gây nhịp tim nhanh.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải chứng loạn nhịp tim?

Chứng loạn nhịp tim dường như ảnh hưởng đến những người ở lứa tuổi trên 60 nhiều hơn so với các lứa tuổi khác. Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc chứng loạn nhịp tim hoặc các rối loạn nhịp tim khác, bạn có thể tăng nguy cơ mắc chứng loạn nhịp tim.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng loạn nhịp tim?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Bệnh tim;
  • Huyết áp cao;
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ;
  • Tuyến giáp quá mức hoặc không hoạt động;
  • Hút thuốc;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Sử dụng rượu nhiều;
  • Sử dụng caffeine nhiều;
  • Sử dụng thuốc gây nghiệm;
  • Tinh thần căng thẳng hoặc lo lắng;
  • Thiếu máu.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán chứng loạn nhịp tim?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám sức khỏe để xác định tình trạng này.

Một số xét nghiệm có thể được khuyến cáo để xác định chứng loạn nhịp tim có thể bao gồm:

  • Điện tim đồ (ECG). Điện tim đồ, còn được gọi là ECG hay EKG, là công cụ phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán chứng loạn nhịp tim. Đó là một bài kiểm tra không đau, phát hiện và ghi lại hoạt động điện của tim bằng các cảm biến nhỏ (điện cực) gắn vào ngực và cánh tay;
  • Điện tim đồ Holter. Thiết bị theo dõi điện tim xách tay này được mang theo trong túi hoặc đeo trên dây đai hoặc dây đeo vai. Thiết bị này ghi lại hoạt động của tim trong suốt khoảng thời gian 24 giờ, cung cấp cho bác sĩ một cái nhìn kéo dài về hoạt động nhịp tim;
  • Điện tim đồ thời điểm. Thiết bị theo dõi điện tim cầm tay này được dùng để theo dõi hoạt động của tim trong vài tuần tới vài tháng. Bạn đeo nó cả ngày, nhưng nó chỉ ghi lại vào những thời điểm nhất định trong vài phút một lần;
  • Xét nghiệm điện sinh lý. Bác sĩ có thể đề nghị một bài kiểm tra điện sinh lý để xác nhận chẩn đoán hoặc để xác định vị trí của các vấn đề trong hệ thống mạch máu của tim bạn;
  • Chụp hình tim. Chụp hình tim có thể được thực hiện để xác định xem những bất thường trong cấu trúc có ảnh hưởng đến lưu lượng máu và góp phần gây loạn nhịp tim hay không;
  • Siêu âm tim. Siêu âm tim tạo ra một hình ảnh chuyển động của trái tim bạn bằng sóng âm thanh. Siêu âm tim có thể xác định được các vùng lưu lượng máu chảy kém, van tim bất thường và cơ tim không hoạt động bình thường;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). Chụp cộng hưởng từ MRI tim có thể cung cấp hình ảnh tĩnh hoặc chuyển động của lưu lượng máu chảy qua tim và phát hiện những bất thường;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan). Chụp CT-scan kết hợp một số hình ảnh X-quang để cung cấp một cái nhìn chi tiết hơn về tim.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng loạn nhịp tim?

Những phương pháp điều trị chứng loạn nhịp tim gồm:

  • Cường phế vị. Cường phế vị ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị, giúp điều chỉnh nhịp tim của bạn. Các cử động bao gồm ho, ngồi xuống như thể bạn đang có một chuyển động ruột và đặt một gói nước đá trên mặt;
  • Thuốc. Nếu cường phế vị không giúp điều trị chứng loạn nhịp tim, bạn có thể cần phải tiêm thuốc chống loạn nhịp để phục hồi nhịp tim bình thường. Thuốc này được tiêm tại bệnh viện;
  • Khử, rung tim (Cardioversion). Trong thủ tục này, một cú sốc được truyền đến tim bạn thông qua các paddles, một máy khử rung tự động bên ngoài (AED) hoặc các miếng dán trên ngực của bạn. Dòng điện ảnh hưởng đến xung điện trong trái tim bạn và phục hồi nhịp tim trở lại bình thường. Nó thường được sử dụng khi cần sự chăm sóc khẩn cấp hoặc khi các thao tác và thuốc men không có hiệu quả.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng loạn nhịp tim?

Một số người có chứng loạn nhịp tim có nguy cơ phát triển cục máu đông có thể gây đột quỵ hoặc đau tim. Bác sĩ có thể kê đơn một loại thuốc giảm loãng máu để giúp giảm nguy cơ của bạn.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp tập thể dục và giảm cân vì giúp hạn chế một số nguy cơ sức khỏe liên quan đến chứng loạn nhịp tim bằng cách giảm các tác động tiêu cực của huyết áp cao và chứng ngưng thở khi ngủ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bài trướcLoạn dưỡng mỡ
Bài tiếp theoLoạn sản cổ tử cung