Máu Kinh Nguyệt Nhớt: Cảnh Báo Bệnh Lý Gì?

0
66
Máu Kinh Nguyệt Nhớt: Cảnh Báo Bệnh Lý Gì?
Quảng Cáo

Máu kinh nguyệt có một ít chất nhầy là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu máu kinh nguyệt nhớt nhiều thì có thể cơ thể đang báo động “cô bé” bị mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm mà các bạn gái cần chú ý. Cùng Kotex tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài chia sẻ sau đây nhé!

1. Máu kinh nguyệt nhớt là tình trạng gì?

Thông thường, hiện tượng máu kinh có dịch nhầy vào mỗi khi “nàng dâu” ghé thăm là điều hết sức bình thường nên nàng không cần quá lo lắng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do trong giai đoạn rụng trứng, cổ tử cung tiết ra chất nhầy màu trắng nhiều hơn bình thường.

Lượng dịch nhầy nhiều hay ít phụ thuộc vào nồng độ hormone của mỗi bạn gái cao hay thấp. Nồng độ hormone càng cao, “cô bé” càng tiết nhiều dịch nhầy và ẩm ướt hơn bình thường. Chất nhầy này sẽ giảm dần đến khi hết giai đoạn rụng trứng. Vì thế, bạn gái có thể dựa vào hiện tượng này để dự đoán khá chính xác ngày rụng trứng của mình.

Chu kỳ kinh nguyệt đến sẽ ra máu kinh, đi kèm một ít chất nhầy được tiết ra vào thời điểm trước đó khoảng 2 – 3 ngày. Và sau khi kết thúc chu kỳ nguyệt san, lượng dịch nhầy sẽ được giảm tối thiểu. Khi ấy, cơ thể của bạn gái sẽ được trở về trạng thái bình thường.

Chất nhầy trong máu kinh nguyệt thường xuất hiện từ giai đoạn rụng trứng
Chất nhầy trong máu kinh nguyệt thường xuất hiện từ giai đoạn rụng trứng (Nguồn: Sưu tầm)

2. Hiện tượng máu kinh nguyệt nhớt cảnh báo bệnh lý nào?

Quan sát máu kinh nguyệt sẽ giúp chị em dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe “cô bé”. Mặc dù hiện tượng máu kinh có dịch nhầy là sinh lý bình thường ở nữ giới. Tuy nhiên, nếu máu kinh nguyệt có nhiều chất nhầy, có độ đàn hồi và theo đó là các triệu chứng như: đau bụng dưới, vùng kín ngứa rát, đau buốt khi quan hệ,… thì có thể nàng đang mắc phải một trong những bệnh lý nguy hiểm sau đây:

2.1 Viêm phần phụ

Phần phụ là một bộ phận trong cơ thể phụ nữ bao gồm: vòi tử cung (còn gọi là vòi trứng), buồng trứng và hệ thống dây chằng rộng. Viêm phần phụ là hiện tượng viêm nhiễm âm đạo thường do quan hệ không an toàn, không giữ vệ sinh sạch sẽ cho “cô bé”, tự ý nạo phá thai hoặc do các di chứng sau sinh khác.

Khi âm đạo bị viêm nhiễm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây hại đến sức khỏe của bạn gái. Một số dấu hiệu nhận biết căn bệnh này là bụng dưới đau âm ỉ, sốt, tiểu buốt và dịch âm đạo bất thường. Nếu vào chu kỳ kinh thì máu kinh nguyệt nhớt nhiều hơn bình thường.

Bệnh viêm phần phụ là hiện tượng bị viêm nhiễm âm đạo
Bệnh viêm phần phụ là hiện tượng bị viêm nhiễm âm đạo thường gặp (Nguồn: Sưu tầm)

2.2 Polyp cổ tử cung

Đây là một căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ từ 30 – 50 tuổi. Khi cổ tử cung của nữ giới xuất hiện các khối u mềm, nhỏ, có thể từ vài mm đến vài cm thì được gọi là polyp cổ tử cung. Hầu hết, các khối u polyp đều lành tính nhưng nếu polyp quá to sẽ làm cản trở tinh trùng gặp trứng và giảm tỷ lệ thụ thai.

Nếu bạn gái mắc phải bệnh polyp cổ tử cung sẽ thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt, máu kinh nguyệt nhớt và khí hư có màu bất thường. Khi quan hệ sẽ cảm thấy đau rát hoặc trường hợp nặng có thể gây chảy máu âm đạo.

Polyp cổ tử cung là nguyên nhân làm máu kinh có chất nhầy
Polyp cổ tử cung gây rối loạn kinh nguyệt và làm máu kinh có chất nhầy (Nguồn: Sưu tầm)

2.3 Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong ở phụ nữ. Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, kể từ thời điểm bắt đầu quan hệ. Nếu bạn gái có những triệu chứng như: quan hệ tình dục khó khăn, đau vùng lưng dưới, ra máu âm đạo bất thường, dịch tiết âm đạo có mùi hôi,… đi kèm với hiện tượng máu kinh nguyệt nhớt thì cần thăm khám càng sớm càng tốt.

Tuy căn bệnh này rất nguy hiểm nhưng chúng đều trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Vì thế, nếu bạn gái thường xuyên theo dõi sức khỏe để có phát hiện kịp thời thì khả năng chữa khỏi an toàn khá cao.

Máu kinh nguyệt nhớt có thể báo hiệu căn bệnh ung thư cổ tử cung
Máu kinh nguyệt nhớt có thể báo hiệu căn bệnh ung thư cổ tử cung (Nguồn: Sưu tầm)

2.4 U xơ cổ tử cung

U xơ cổ tử cung là một bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Các chuyên gia cho biết vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến căn bệnh này. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán là do rối loạn nội tiết tố Estrogen trong cơ thể. U xơ cổ tử cung là nguyên nhân làm phụ nữ khó thụ thai, dễ sảy thai, rong kinh hoặc băng huyết.

Các dấu hiệu để nhận dạng căn bệnh này là bạn gái khó có thai, quan hệ bị đau rát, thường xuyên đau vùng chậu, khí hư ra nhiều, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và trong máu kinh có dịch nhầy. Nếu bạn gái thấy máu kinh nguyệt nhớt, ra nhiều trong thời gian gần đây cùng với những dấu hiệu nêu trên thì cần chú ý theo dõi sức khỏe để có biện pháp khắc phục kịp thời.

U xơ cổ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản
U xơ cổ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (Nguồn: Sưu tầm)

2.5 Viêm nội mạc tử cung

Các trường hợp nạo hút thai không an toàn, đặt vòng tránh thai, sót nhau thai sau sinh,… thường rất dễ làm viêm nhiễm buồng trứng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm nội mạc tử cung.

Các loại vi khuẩn và nấm bệnh xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm buồng trứng. Đồng thời, chúng còn làm rối loạn kinh nguyệt, máu kinh có mùi hôi tanh khó chịu, tiết nhiều dịch nhầy,… gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe bạn gái.

Các vi khuẩn do bệnh viêm nội mạc tử cung làm máu kinh xuất hiện dịch nhầy
Các vi khuẩn do bệnh viêm nội mạc tử cung làm máu kinh xuất hiện dịch nhầy (Nguồn: Sưu tầm)

2.6 Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Âm đạo chảy máu, máu kinh nguyệt nhớt, “cô bé” luôn có cảm giác ngứa rát là những dấu hiệu điển hình của căn bệnh viêm lộ tuyến tử cung ở phụ nữ. Khi gặp phải căn bệnh này, âm đạo của bạn gái rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Trong giai đoạn hành kinh, máu kinh của bạn gái có dịch nhầy tiết ra nhiều và chu kỳ kinh nguyệt thường không đồng đều.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ làm giảm ham muốn tình dục ở nữ giới, cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và tinh thần cáu gắt, khó chịu. Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt vợ chồng nên các nàng không nên chủ quan nhé!

Máu kinh đi kèm dịch nhầy có thể triệu chứng của bệnh viêm lộ tuyến tử cung
Máu kinh đi kèm dịch nhầy có thể triệu chứng của bệnh viêm lộ tuyến tử cung (Nguồn: Sưu tầm)

2.7 Các bệnh khác về buồng trứng

Buồng trứng có vai trò sản sinh ra trứng chất lượng để tăng khả năng thụ thai ở phụ nữ. Bên cạnh đó, buồng trứng còn giúp điều tiết và sản sinh nội tiết tố nữ như: Estrogen và Progesterone. Hai loại nội tiết tố này là những nhân tố giúp cơ thể bạn gái được phát triển khỏe mạnh nhất.

Tuy nhiên, nếu không may mắc phải các căn bệnh liên quan đến buồng trứng như: buồng trứng đa nang, suy buồng trứng, u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng,… sẽ làm ảnh hưởng lượng nội tiết tố trong cơ thể. Điều này sẽ khiến chất nhầy ở cổ tử cung tăng lên, nhằm phản ứng lại với tác nhân gây hại. Khi đó, vào mỗi kỳ kinh nguyệt đến, bạn gái sẽ thấy hiện tượng máu kinh nguyệt nhớt bất thường.

3.Làm sao để phòng tránh tình trạng máu kinh có dịch nhầy?

Tình trạng máu kinh nguyệt nhớt ở mỗi bạn gái có thể xuất phát từ nhiều tác nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến vấn đề này thường là do bạn gái chăm sóc vùng kín chưa đúng cách. Từ đó, các loại vi khuẩn và nấm bệnh dễ xâm nhập gây viêm nhiễm âm đạo. Để phòng tránh tình trạng này, bạn gái cần chú ý những điều sau đây:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: Để “cô bé” luôn sạch sẽ và khỏe mạnh thì các nàng cần vệ sinh thường xuyên với dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH vừa phải, không được quá cao. Vào những ngày đèn đỏ, nàng nên thay băng vệ sinh ít nhất 4 lần/ ngày và luôn giữ “cô bé” khô thoáng. Vì đây là thời điểm vi khuẩn dễ tấn công nhất.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Các nàng đừng quên vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ trước và sau khi quan hệ để tránh các bệnh viêm nhiễm lây qua đường tình dục. Bạn cũng có thể dùng nước ấm vệ sinh “cô bé” thay cho dung dịch vệ sinh. Ngoài ra, bạn gái tuyệt đối không nên quan hệ trong những ngày hành kinh bởi vì vi khuẩn sẽ thông qua đó mà xâm nhập vào âm đạo, gây hại cho sức khỏe bạn gái.
  • Cân bằng độ pH cho vùng kín: Âm đạo của bạn gái thường có độ pH từ 3,8 – 4,5, nên bên trong âm đạo sẽ có môi trường axit. Ở độ pH lý tưởng này, các vi khuẩn có lợi sẽ dễ dàng sinh sống và phát triển giúp bảo vệ “cô bé” tránh các vấn đề viêm nhiễm. Thế thế, nàng không nên thụt rửa âm đạo bằng xà phòng hoặc các loại dung dịch vệ sinh có độ pH quá cao, vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng pH này.Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học: Bên cạnh việc chăm sóc “cô bé” thì việc xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cũng vô cùng quan trọng. Bạn gái có thể bổ sung các loại thực phẩm như: bơ, hạnh nhân, đậu nành, trứng, cá hồi,… để tăng cường nội tiết tố nữ. Ngoài ra, ngủ đủ giấc và hạn chế sử dụng các chất kích thích cũng sẽ góp phần giúp tăng cường sức khỏe “cô bé” một cách toàn diện nhất.
  • Khám phụ khoa định kỳ: Việc khám phụ khoa định kỳ giúp nàng dễ theo dõi và phát hiện kịp thời các mầm bệnh nguy hiểm. Từ đó, các bạn gái sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, ngăn chặn mầm bệnh phát triển và được các bác sĩ chuyên môn tư vấn cách chăm sóc vùng kín an toàn.
Chăm sóc vùng kín đúng cách để tránh tình trạng dịch nhầy trong máu kinh
Chăm sóc vùng kín đúng cách để tránh tình trạng dịch nhầy trong máu kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Như vậy, việc phòng tránh tình trạng máu kinh nguyệt nhớt hoặc có dịch nhầy cũng không quá phức tạp. Các bạn nữ nên xây dựng cho mình những thói quen lành mạnh để “cô bé” được chăm sóc một cách tốt nhất. Đặc biệt, các nàng hãy thường xuyên vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ vào những ngày “đèn đỏ” và đừng quên ghé website để chọn những sản phẩm băng vệ sinh Kotex phù hợp cho “cô bé” nhé!

Nguồn: https://www.kotex.com.vn/cam-nang-ban-gai/chu-ky/mau-kinh-nguyet-nhot

Bài trướcTiền kinh nguyệt là gì? Nhận biết triệu chứng và cách điều trị
Bài tiếp theoCác triệu chứng và nguyên nhân gây đau ngực trước kỳ kinh