Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân? Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà

0
653
Quảng Cáo

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý rất thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Bệnh gây ra những biến chứng khó lường mà nếu không được chữa trị có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạn đừng quá lo lắng bởi Healcare 247 sẽ giúp bạn tìm ra những cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà hữu hiệu nhất hiện nay.

Tổng quan bệnh suy giãn tĩnh mạch chân - Ảnh 1

Tổng quan bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là một loại bệnh gây nên hiện tượng sưng, phù nề ở chi dưới - Ảnh 2

 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là một loại bệnh gây nên hiện tượng sưng, phù nề ở chi dưới. Đối tượng mắc bệnh có thể là người ở độ tuổi trung niên hoặc công nhân viên làm trong môi trường lao động chân tay. Bệnh giãn tĩnh mạch nếu được điều trị sớm sẽ không để lại biến chứng nghiêm trọng, ngược lại có thể ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của người bệnh. Mặc dù, hiện nay có khá nhiều cách chữa trị khác nhau bằng việc dùng thuốc hoặc cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà nhưng bạn nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi can thiệp bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. 

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân là gì?

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch là gì? - Ảnh 3

Tìm hiểu nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới

  • Nguyên nhân nguyên phát: Thường là do cấu tạo của cơ thể và khi đến một độ tuổi nào đó bệnh sẽ bộc phát. Ngoài ra, cũng có thể là do di truyền từ bố mẹ hoặc các thế hệ trước.
  • Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh hơn là đàn ông. Bởi lẽ họ thường xuyên phải đi giày cao gót, ít vận động, đặc biệt là những người làm trong môi trường văn phòng.
  • Một số nguyên nhân khác có thể là do chấn thương sau khi phẫu thuật do tai nạn hoặc các biến chứng khác do bó bột, viêm tắc mạch quá lâu. Điều này sẽ khiến cho tứ chi dưới bị gò bó, dẫn đến tắc nghẽn khả năng lưu thông của máu. 

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân là gì?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tùy thuộc vào mức độ tiến triển mà sẽ gây nên những triệu chứng khác nhau. Cảm giác mỏi và đau chân khi đứng quá lâu hoặc khi nằm có cảm giác bị nhói ở phần chi dưới. Tiếp đến là các triệu chứng như phù nề ở cẳng chân, mu bàn chân, sưng tấy. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn còn bị viêm nhiễm, lở loét và nặng hơn có thể bị nhiễm trùng da. 

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch - Ảnh 4

Các triệu chứng nhận biết của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới

Tổng hợp các cách điều trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả

1. Dùng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thuốc chuyên dùng để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch từ cấp độ nhẹ cho đến cao. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng mức độ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu về công dụng của các loại thuốc như viên uống Venafix, thuốc suy giãn tĩnh mạch BoniVein, thuốc Rotuven 300, thuốc Venpoten. Ngoài ra để rút ngắn thời gian chữa trị bằng thuốc, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp xạ trị hữu hiệu khác. 

2. Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà

2.1 Tập nâng chân, massage và hoạt động thể chất

Tập nâng chân, massage và hoạt động thể chất - Ảnh 5

Tập nâng chân, massage và hoạt động thể chất là cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản tại nhà 

Bởi vì suy giãn tĩnh mạch thường tập trung ở phần chi dưới vì thế mà việc đi lại sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì thế mà bạn nên thường xuyên massage vùng chân bị sưng tấy, đau nhức. Ngoài ra, cũng nên vận động và đi lại thường xuyên trong nhà để các khớp xương trở nên linh hoạt hơn. 

2.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống

Bổ sung nhiều loại thực phẩm, rau củ quả có màu đỏ, cam như cà rốt, ớt chuông, cà chua - Ảnh 6

Bổ sung nhiều loại thực phẩm, rau củ quả có màu đỏ, cam như cà rốt, ớt chuông, cà chua

Người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và đầy đủ các chất dinh dưỡng khác nhau. Nên bổ sung nhiều loại thực phẩm, rau củ quả có màu đỏ, cam như cà rốt, ớt chuông, cà chua để có nhiều loại vitamin. Uống nhiều nước và nước ép để tăng cường khả năng đào thải chất độc trong cơ thể. 

2.3 Dùng tất ngăn giãn tĩnh mạch

Dùng tất ngăn giãn tĩnh mạch hiệu quả tại nhà - Ảnh 7

Dùng tất ngăn giãn tĩnh mạch cũng là cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả

Đây là một phương pháp còn khá mới đối với người suy giãn tĩnh mạch. Việc dùng tất ngăn giãn tĩnh mạch sẽ giúp hạn chế tình trạng nổi vân tím hoặc các biến chứng nghiêm trọng về sau. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn những loại tất có chất liệu thoáng mát, không bó sát vào chân. 

3. Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà bằng những bài thuốc nam trị giãn tĩnh mạch chân

3.1 Gừng chữa giãn tĩnh mạch chân

Gừng chữa giãn tĩnh mạch chân - Ảnh 8

Gừng được xem là cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả

Gừng là một trong những loại củ có nhiều công dụng hiệu quả trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch ở chân. Gừng chứa các loại tinh chất  hydrocarbon sesquiterpenic: b-zingiberen, curcumenen, b-farnesen. Ngoài ra còn chứa một số hợp chất khác như geraniol, linalool, borneol. Với những thành phần trên, gừng giúp ngăn sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phục hồi các vùng da bị tổn thương cho suy giãn tĩnh mạch gây nên. Bạn chỉ cần thái vài lát gừng mỏng sau đó cho vào nước ấm là đã có thể dùng được. Nên uống đều đặn 2 lần vào sáng và tối để có hiệu quả hơn. 

3.2 Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà với dầu Oliu

Dầu oliu chữa giãn tĩnh mạch - Ảnh 9

Dầu oliu chữa giãn tĩnh mạch

Việc dùng dầu oliu để xoa bóp đều đặn ở vùng bị suy giãn tĩnh mạch sẽ giúp cải thiện vấn đề lưu thông máu. Dầu oliu cũng giúp làm giảm vùng da bị sưng tấy, nổi vân tím, giúp cho người bệnh đi lại được linh hoạt hơn. 

3.3 Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà với rau cải bắp

Việc bổ sung rau cải bắp trong khẩu phần ăn thường ngày sẽ giúp cung cấp nhiều chất xơ, giúp phục hồi nhanh chóng khi bị suy giãn tĩnh mạch chân. Ngoài ra, nếu không ăn được rau cải bắp bạn có thể luộc, sau đó đem đắp lên khoảng nửa tiếng cho đến một tiếng đồng hồ. 

Rau cải bắp chữa giãn tĩnh mạch - Ảnh 10

Nếu bạn đọc có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến suy giãn tĩnh mạch chân thì có thể comment bên dưới để được Healthcare 247 giải đáp. Để tìm hiểu thêm về thông tin của những loại bệnh da liễu khác như: mụn cám, mụn ẩn, nấm da đầu, bệnh vẩy nến thì bạn có thể tra cứu thêm tại Healthcare 247.

Bên cạnh đó, website cũng có danh mục tiện ích khác như tra cứu bệnh lý, các loại thuốc đặc trị, địa chỉ bệnh viện, phòng khám, nha khoa, thẩm mỹ viện trên toàn quốc. Hãy cùng Healthcare 247 cập nhật những thông tin y tế mới nhất bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

Giãn tĩnh mạch chân – https://moh.gov.vn/web/phong-chong-benh-nghe-nghiep/thong-tin-hoat-dong/-/asset_publisher/xjpQsFUZRw4q/content/benh-suy-gian-tinh-mach-chi-duoi?inheritRedirect=false

Bài trướcTOP 5 gel rửa tay khô tốt nhất phòng chống dịch COVID-19 | VNCARE
Bài tiếp theoĐau dạ dày nên uống thuốc gì? TOP 5 thuốc đau dạ dày phổ biến nhất 2021