Nguyên nhân khiến bé khóc và cách xoa dịu cơn khóc nhanh chóng?

0
80
Nguyên nhân khiến bé khóc và cách để làm dịu bé?
Nguyên nhân khiến bé khóc và cách để làm dịu bé?
Quảng Cáo

Bé khóc nhiều không rõ nguyên nhân khiến bố mẹ bối rối và lo lắng, đặc biệt với những bé dưới 3 tuổi. Vậy nguyên nhân bé khóc nhiều do đâu? Bé khóc đêm có ảnh hưởng gì tới sức khỏe và cách xử lý ra sao? Dưới đây là lời giải đáp chi tiết cho bố mẹ.

Nguyên nhân khiến bé khóc và cách xoa dịu cơn khóc nhanh chóng?

1. Bé khóc nhiều do nguyên nhân nào?

Bé khóc nhiều ở giai đoạn dưới 3 tháng tuổi là tình trạng phổ biến ở trẻ. Chúng gây khó khăn cho bố mẹ trong ‘công cuộc’ thấu hiểu và chăm sóc trẻ đúng cách. Nhiều nghiên cứu cho rằng đây là hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi. Những biểu hiện của hội chứng gồm mè nheo, cáu kỉnh, khóc nhiều.

Các cơn quấy rối của trẻ thường xảy ra vào ban đêm. Vậy nguyên nhân là do đâu? 

Bé khóc nhiều do đói bụng

Đây có lẽ là nguyên nhân đầu tiên bố mẹ nghĩ tới bởi nó là tín hiệu mỗi lúc bé đòi ăn. Dấu hiệu rõ hơn là bé thường quấy khóc, rướn người, đưa tay lên miệng. Nếu trẻ có những biểu hiện trên, mẹ nên cho bé bú để đáp ứng nhu cầu của bé.

Bé khóc khi bú

Nếu bé đã được mẹ cho bú nhưng vẫn còn khóc, có thể mẹ đã cho bé ăn hơi nhiều. Điều này thường xảy ra khi trẻ đã ăn no hoặc không đói nhưng bố mẹ vẫn bắt ăn nữa. Vì vậy, bé phản ứng lại với mẹ bằng cách cáu gắt và khóc.

Trẻ sơ sinh khóc nhiều do đau bụng, đầy hơi

Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt. Bố mẹ cho con ăn quá no hoặc những thực phẩm khác lạ có thể dẫn đến đau bụng, đầy hơi. Thức ăn khó tiêu hóa sẽ khiến bé khó chịu và và khóc dữ dội.

Trẻ khóc ngắt quãng rồi nín

Đây là dấu hiệu cho thấy bé ngủ chưa đủ và vẫn còn buồn ngủ. Bởi lẽ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được ngủ nhiều hơn người lớn. Nếu bố mẹ thấy con khóc kèm theo dụi mắt, nhắm mắt khi khóc thì cần cho bé đi ngủ.

Bé khóc bất thường và tiếng khóc khác mọi ngày

Nếu trẻ quấy khóc không phải do đang đói hay buồn ngủ, rất có thể bé đang bị ốm. Lúc này bố mẹ nên theo dõi để kịp thời hạ sốt cho trẻ. Nếu bé có những biểu hiện biếng ăn, ngủ li bì, thân nhiệt nóng, bố mẹ cần đưa bé tới bác sĩ.

Ngoài ra, bé khóc còn có thể bắt nguồn từ tã lót ẩm ướt, mọc răng hoặc bị côn trùng cắn,… Bố mẹ chỉ cần chú ý sẽ biết nguyên nhân bé khóc, từ đó có biện pháp giúp trẻ chơi ngoan, ngủ ngon hơn.

2. Bé khóc nhiều phải làm sao?

 Xoa dịu con

Bố mẹ có thể dỗ dành, xoa dịu con và làm trẻ ngừng quấy khóc bằng giải pháp sau:

  • Ôm ấp và vỗ về con

Bé nên được bố mẹ ôm ấp ít nhất 3 giờ/ngày. Việc gần gũi với bố mẹ sẽ khiến trẻ có cảm giác an toàn nên sẽ ít quấy khóc hơn. Đừng xem thường phương pháp này, nó là liều thuốc hữu hiệu nhất và ý nghĩa nhất cho gia đình.

  • Mát xa lòng bàn chân, bàn tay và lưng cho trẻ, giúp trẻ dễ chịu hơn.
  • Tìm không gian mới để dỗ bé, đồng thời sử dụng đồ chơi bé yêu thích để giúp bé ngừng khóc.
  • Giữ cơ thể trẻ luôn sạch sẽ,  thường xuyên thay tã mới sau khi trẻ đi tiểu hay đại tiện. Đồng thời, bố mẹ cũng cần chú ý vệ sinh phòng ốc cho con, tạo không gian thoáng mát, yên tĩnh, trong lành.

Bé khóc nhiều cần đưa tới bác sĩ

Nếu bé khóc nhiều, bố mẹ cần phải nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ ngay. Bởi sau tháng thứ 3, các bé thường không quấy khóc nhiều. Bé quấy khóc kèm theo nôn trớ, hoặc tiêu chảy,… rất có thể hệ tiêu hóa của bé không ổn. Do đó, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và có cách chữa trị hợp lý.

>>> Xem thêm:

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt, nguyên nhân và mẹo chữa trị hiệu quả?

Mẹo chữa trẻ hay quấy khóc: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Wonder week là gì? Cách giúp bé vượt qua tuần khủng hoảng

 Cách xử trí nhanh chóng khi bé khóc không rõ nguyên nhân

Trên đây, bài viết đã cung cấp nguyên nhân khiến bé khóc nhiều. Hy vọng, bố mẹ sẽ biết được bé cưng quấy khóc do đâu, bé muốn truyền tải thông điệp gì để từ đó giúp bé ổn định tinh thần. Hành trình chăm con cần sự kiên nhẫn và thông thái. VNCare sẽ đồng hành cùng bạn để việc chăm con trở nên dễ dàng hơn. 

>>> Tham khảo thêm: Nhạc cho trẻ sơ sinh vui nhộn giúp trẻ thông minh ngủ ngon

Bài trướcTrẻ ho về đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Bài tiếp theoTrẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt? Khi nào nên đưa trẻ đi khám?