Categories: Sức Khoẻ

Nhiễm trùng vết mổ (Nhiễm trùng vết thương)

Định nghĩa

Nhiễm trùng vết mổ (nhiễm trùng vết thương) là bệnh gì?

Nhiễm trùng vết mổ, trước đây gọi là nhiễm trùng vết thương phẫu thuật, chiếm khoảng 17% các ca nhiễm trùng của các bệnh nhân nhập viện. Nhiễm trùng vết mổ được chia làm nhiễm trùng nông một phần, nhiễm trùng sâu một phần và nhiễm trùng sâu vào nội tạng.

Hầu hết nhiễm trùng vết mổ xảy ra trong vòng 2 tuần sau phẫu thuật, trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng nông một phần và nhiễm trùng sâu vào nội tạng có thể xảy ra sau 2 tuần.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của  nhiễm trùng vết mổ (nhiễm trùng vết thương) là gì?

Các dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng bao gồm:

  • Chảy mủ từ vết thương;
  • Đau khi chạm vào vết thương;
  • Vết thương sưng, tấy và nóng.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn đang hồi sức sau phẫu thuật tại bệnh viện, bạn cần thông báo cho bác sĩ ngay khi phát hiện mình có các triệu chứng trên. Nếu bạn đã về nhà, bạn cần đi khám ngay để bác sĩ có thể xử lý nhiễm trùng càng sớm càng tốt. Tình trạng bệnh lý khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng vết mổ (nhiễm trùng vết thương) là gì?

Nhìn chung, bạn có thể bị nhiễm trùng vết mổ hay không phụ thuộc vào loại phẫu thuật, vị trí phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, kĩ năng của bác sĩ phẫu thuật và hệ miễn dịch của bệnh nhân tốt tới đâu để có thể chống lại nhiễm trùng.

Trong trường hợp bạn phẫu thuật ở vùng xương chậu, ruột, hệ sinh dục và hệ tiết niệu, nhiễm trùng vết mổ sẽ xảy ra nếu bạn nhiễm khuẩn đường ruột như coliform và khuẩn kị khí. Ngoài ra, vi khuẩn thường được tìm thấy trên da như Staphylococci Streptococci là nguyên nhân phổ biến gây ra nhiễm trùng vết mổ.

Nguy cơ mắc bệnh

Những ai thường bị nhiễm trùng vết mổ (nhiễm trùng vết thương)?

Nhiễm trùng vết mổ xảy ra từ 2% đến 3% ở những bệnh nhân đã từng phẫu thuật và khó phục hồi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng vết mổ (nhiễm trùng vết thương)?

Những ca phẫu thuật ở vùng đã từng bị tổn thương hay phẫu thuật trước đó sẽ có rủi ro nhiễm trùng vết mổ cao. Trong những trường hợp phẫu thuật đòi hỏi phải cấy ghép như ghép xương chậu, thay khớp gối, phẫu thuật chữa suy hô hấp, đặt van tim nhân tạo, v.v,… sẽ khiến người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra, những người cao tuổi, người bị tiểu đường, béo phì, thiếu dinh dưỡng và hút thuốc trước khi phẫu thuật là đối tượng có khả năng mắc phải nhiễm trùng này.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm trùng vết mổ (nhiễm trùng vết thương)?

Phương pháp điều trị quan trọng nhất đối với tình trạng nhiễm trùng vết mổ là làm sạch vết thương, gạc che vết thương cần được thay nhiều lần trong ngày. Bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh trong quá trình làm sạch vết thương nhiễm trùng và chỉ định dùng những loại thuốc khác để tránh bị tái nhiễm trùng. Việc điều trị có thể kéo dài nếu có những dấu hiệu cho thấy vùng nhiễm trùng tiếp tục lấn sâu vào, đặc biệt là gây ra sốt.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm trùng vết mổ (nhiễm trùng vết thương)?

Bác sĩ sẽ kiểm tra vết mổ của bạn để chẩn đoán bạn có bị nhiễm trùng vết mổ hay không. Bác sĩ sẽ xác minh chẩn đoán bằng cách xét nghiệm mô từ vết thương hoặc dịch mủ tiết ra xem có vi khuẩn không. Các xét nghiệm khác cũng có thể được thực hiện tùy từng trường hợp.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm trùng vết mổ (nhiễm trùng vết thương)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến nhiễm trùng vết mổ:

  • Làm theo các hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt về việc chăm sóc vết thương sau khi mổ;
  • Rửa tay sạch là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng;
  • Sử dụng đầy đủ các loại thuốc kháng sinh được chỉ định;
  • Nhắc nhở gia đình và bạn bè rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi thăm bạn;
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Không hút thuốc lá.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Nhiễm trùng não
  • Nhiễm trùng mắt
  • Viêm da nhiễm trùng: Bạn biết gì về bệnh này?
adminHealth

Recent Posts

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái chuẩn nhất

Khi bạn gái đến tuổi dậy thì, việc mua băng vệ sinh là một nhiệm…

2 tuần ago

Băng vệ sinh ban đêm dùng được bao lâu? Những điều chị em cần biết

Băng vệ sinh ban đêm là một sản phẩm quan trọng giúp các chị em…

2 tuần ago

Giá băng vệ sinh bao nhiêu tiền một gói?

Băng vệ sinh là sản phẩm không thể thiếu đối với phụ nữ trong thời…

2 tuần ago

Bỉm sơ sinh – Lựa chọn an toàn cho bé

Bỉm sơ sinh là sản phẩm thiết yếu cho bé trong những tháng đầu đời.…

3 tuần ago

Tã quần em bé – giải pháp tiện lợi cho mẹ và bé

Tã quần em bé là sản phẩm không thể thiếu trong giai đoạn đầu đời…

4 tuần ago

Các Loại Tã Quần – Giải Pháp Tiện Lợi Cho Bé Yêu Của Bạn

Tã quần là một lựa chọn ngày càng phổ biến cho các bậc cha mẹ…

4 tuần ago