Niềng răng hô giá bao nhiêu? Các phương pháp niềng phổ biến 

0
134
niềng răng hô
Quảng Cáo

Răng hô không chỉ mang đến trở ngại về mặt thẩm mỹ, mà còn có ảnh hưởng về mặt sức khỏe. Một trong những giải pháp phổ biến hiện nay để khắc phục tình trạng này đó là niềng răng hô. Bài viết dưới đây sẽ trình bày tất tần tật về những vấn đề liên quan đến niềng răng hô. Cùng tìm hiểu nhé!

Răng hô là gì? Các biểu hiện của răng hô

Răng hô hay còn được gọi là răng vẩu. Đây là một trong những dạng sai lệch khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng trên và răng dưới. Khi bị hô răng và xương hàm sẽ bị chìa ra cùng với miệng và môi một cách quá mức gây mất thẩm mỹ.

Các biểu hiện của răng hô:

  • Hàm trên bình thường, hàm dưới lùi hơn so với hàm trên.
  • Hàm trên bị nhô ra trước, hàm dưới bình thường.
  • Kết hợp cả các tình trạng trên.
Các trình trạng răng cần chỉnh nha can thiệp
Tình trạng răng sai lệch giữa răng hàm trên và hàm dưới cần thực hiện niềng răng hô để điều trị

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng hô

Tình trạng răng hô có thể do 2 nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân di truyền học và nguyên nhân thứ phát.

Nguyên nhân di truyền học:

Thông thường khi bố mẹ có răng bị hô thì tới 70% là con cái sẽ thừa hưởng khuôn mặt và cấu trúc xương hàm bị hô như bố mẹ.

Nguyên nhân thứ phát:

. Do một số thói quen xấu khi còn nhỏ như: mút tay, tật đưa lưỡi ra đằng trước, tật cắn môi dưới hay chống cằm thường xuyên,… khiến các răng cửa hàm trên bị đẩy ra ngoài.
. Do thường xuyên nhai cắn các vật cứng, gây tác động mạnh lên nhóm răng cửa.

Các kiểu răng hô thường gặp

Hô do răng

Đây là tình trạng các răng mọc trong hàm trên có xu hướng mọc hướng ra ngoài. Trong khi đó, nếu mọc chuẩn các răng phải mọc theo phương thẳng đứng. Điều này khiến răng bị chìa ra ngoài, hai hàm không khớp nhau, mặt mất cân đối.

Hô do cấu trúc xương hàm

Với trường hợp này, mặc dù răng mọc bình thường theo phương thẳng đứng. Tuy nhiên, phần xương hàm trên lại phát triển quá mức. Điều này dẫn tới phần hàm trên bị nhô ra quá nhiều so với hàm dưới và gây hô và mất thẩm mỹ.

Hô do cả răng và xương hàm

Đây là trường hợp hô nặng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do phần răng mọc lệch ra ngoài, không theo phương thẳng đứng. Đồng thời phần hàm trên cũng bị phát triển quá mức, khiến hàm trên vừa mọc lệch vừa nhô ra rất nhiều so với hàm dưới.

Hình ảnh răng hô nặng
Hô do răng (trái) và hô do hàm (phải)

Niềng răng hô là gì?

Niềng răng hô là phương pháp chỉnh nha khắc phục khuyết điểm răng hô phổ biến nhất hiện nay. Niềng răng hô áp dụng bộ khí cụ chỉnh nha bao gồm mắc cài, dây cung,..hoặc khay niềng trong suốt gắn trên răng nhằm tạo lực kéo giúp điều chỉnh và dịch chuyển răng sai lệch về vị trí chính xác.

có nên niềng răng mắc cài kim loại không
Niềng răng là phương pháp thường được sử dụng nhất để cải thiện răng hô

Các phương pháp niềng răng hô phổ biến hiện nay

Có rất nhiều phương pháp niềng răng có thể khắc phục được tình trạng răng hô. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy theo nhu cầu của mỗi người mà có thể lựa chọn được phương pháp niềng răng thích hợp.

Với tình trạng răng hô nhẹ, các bác sĩ có thể xem xét để bạn chỉ niềng răng 1 hàm (niềng răng hàm dưới hoặc niềng răng hàm trên).

Niềng răng hô bằng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp sử dụng dây cung hoặc mắc cài gắn trên thân răng. Dây chính nha sẽ tác động lực lên răng, giúp răng di chuyển theo vị trí mong muốn.

Niềng răng mắc cài kim loại sẽ được phân thành 2 loại niềng răng mắc cài truyền thống và niềng răng mắc cài tự buộc. Trong đó, niềng răng mắc cài tự buộc là phiên bản nâng cấp của phương pháp mắc cài kim loại truyền thống. Thay vì sử dụng thun cố định dây cung, phương pháp này đã dùng chốt khóa đóng tự động.

Nhược điểm của phương pháp này là trải nghiệm niềng khá khó chịu và tính thẩm mỹ kém. 

Niềng răng mắc cài kim loại là gì?
Niềng răng hô với mắc cài kim loại được sử dụng tương đối phổ biến nhưng tính thẩm mỹ kém

Niềng răng hô bằng mắc cài sứ

Niềng răng hô bằng mắc cài sứ sử dụng loại mắc cài gắn trên răng và dây cung để kéo răng về đúng vị trí. Đặc biệt, mắc cài sứ được làm từ chất liệu sứ nguyên chất, có màu sắc gần như là trùng với màu răng. Thành phần cấu tạo nên mắc cài sứ an toàn, đảm bảo tính thẩm mỹ cho người niềng răng. Niềng răng mắc cài sứ thích hợp với bệnh nhân muốn có độ thẩm mỹ cao trong quá trình niềng răng. Tuy nhiên phương pháp này có chi phí cao.

niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng với mắc cài bằng sứ có màu sắc trong suốt

Niềng răng hô bằng khay niềng trong suốt Zenyum

Niềng răng hô với phương pháp niềng răng trong suốt Zenyum là phương pháp chỉnh nha an toàn, hiệu quả với tính thẩm mỹ cao nhất. Phương pháp chỉnh nha này sẽ sử dụng các khay niềng bằng nhựa trong suốt lắp vào răng, để điều chỉnh răng sai lệch về đúng vị trí. Đặc biệt, các khay niềng trong suốt có thể dễ dàng tháo lắp, thoải mái khi đeo và gần như vô hình. 

Niềng răng trong suốt cũng rất thuận tiện trong việc vệ sinh và cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng. Chính vì vậy, niềng trong suốt không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ tuyệt đối mà còn mang lại hiệu quả nhanh chóng.

niềng răng hô
Niềng răng trong suốt có tính thẩm mỹ cao hơn so với niềng răng truyền thống

Hiện tại, niềng răng trong suốt Zenyum đang là thương hiệu niềng trong suốt được nhiều người ưa thích và lựa chọn. Niềng răng trong suốt Zenyum mang đến hiệu quả điều trị nhanh chóng, không gây đau nhức, khó chịu. Zenyum đã cùng đồng hành với hơn hàng trăm nghìn ca niềng thành công trên khắp châu Á.

kết quả niềng răng hô
Niềng răng trong suốt Zenyum cải thiện tình trạng răng hô nhẹ chỉ từ 3-6 tháng (Nguồn: Zenyum)

Quy trình niềng răng hô với niềng răng trong suốt Zenyum

  1. Đánh giá răng miễn phí cùng Zenyum bằng cách gửi ảnh răng trực tuyến.
  2. Tư vấn và lấy dữ liệu răng tại phòng khám đối tác Zenyum (chụp X-quang, lấy dấu răng…)
  3. Nhận phác đồ 3D cho biết trước sự dịch chuyển của răng trong cả tiến trình.
  4. Thực hiện thanh toán (chỉ khi đồng ý với phác đồ 3D)
  5. Thử khay niềng đã được Zenyum thiết kế theo dấu răng của bạn.
quy trình niềng Zenyum
Quy trình niềng răng gọn nhẹ, nhanh chóng của Zenyum (Nguồn: Zenyum)

7 câu hỏi thường gặp cần lưu ý khi niềng răng hô

1. Niềng răng hô có đau không?

Với câu hỏi niềng răng hô có đau không thì câu trả lời sẽ là có. Tuy nhiên, mức độ cảm nhận cảm giác đau của mỗi người là khác nhau. Bởi vì khi dây cung được siết để kéo dịch chuyển răng sẽ tạo ra lực ma sát khiến răng hơi ê buốt.

2. Niềng răng hô có làm thay đổi khuôn mặt không?

Sau khi trải qua quá trình niềng răng, khuôn mặt của người niềng sẽ thay đổi rất nhiều. Bên cạnh việc hàm răng hô trở nên đều đặn, người niềng răng sẽ có khuôn mặt đẹp hơn. Đồng thời, khi hoàn tất quá trình niềng răng, miệng có thể khép lại một cách tự nhiên, cằm dài hơn, mũi cao hơn, má phúng phính không bị căng cứng.

Niềng răng mắc cài sứ giá bao nhiêu? Nên dùng loại nào là tốt nhất?
Niềng răng hô sẽ giúp khuôn mặt bạn thay đổi rất nhiều

3. Niềng răng hô có ảnh hưởng sức khoẻ không?

So với bọc răng sứ thì niềng răng mất nhiều thời gian hơn nhưng hiệu quả về lâu dài lại tốt hơn. Sử dụng niềng răng hô sẽ không ảnh hưởng gì đến các chức năng của răng, nên bạn có thể sinh hoạt như bình thường.

4. Niềng răng hô có phải nhổ răng không?

Nếu như người bệnh sở hữu hàm răng hô không đủ chỗ trống để sắp xếp lại các răng thì nha sĩ sẽ chỉ định việc nhổ răng. Thông thường, các răng nhổ sẽ nằm ở vị trí số 4, 5 hoặc số 8 (răng khôn). Bên cạnh đó, việc nhổ bao nhiêu cái răng cũng phụ thuộc vào đặc điểm khung hàm răng của từng người.

5. Niềng răng hô mất bao lâu?

Có rất nhiều yếu tố quyết định đến thời gian niềng răng hô mất bao lâu như phương pháp niềng răng hô, độ tuổi khi niềng răng, tình trạng răng hiện tại cũng như cơ sở thực hiện. 

Thông thường, với các phương pháp truyền thống bạn có thể mất từ 1-3 năm để điều trị hiệu quả. Còn với niềng răng trong suốt Zenyum, nhờ ứng dụng liệu trình chỉnh nha hiện đại, thời gian niềng được rút ngắn chỉ còn 8 đến 15 tháng. Cùng với khoảng thời gian điều trị nhanh chóng, bạn còn thể an tâm với hiệu quả điều trị vì có sự đồng hành chặt chẽ của nha sĩ qua ứng dụng độc quyền Zenyum.

quy trình niềng răng hô
Quy trình niềng răng Zenyum an toàn, thời gian điều trị được rút ngắn nhưng hiệu quả niềng vẫn được đảm bảo (Nguồn: Zenyum)

6. Hô hàm có niềng răng được không?

Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi hô hàm có niềng răng được không thì cần có sự thăm khám của nha sĩ cũng như tình trạng răng miệng cụ thể. Mỗi tình trạng sẽ có những cách khắc phục khác nhau.

  • Đối với tình trạng hô hàm do cấu trúc xương, việc niềng răng thẩm mỹ sẽ khó mang lại hiệu quả như mong đợi. Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên bạn thực hiện phẫu thuật hàm để khắc phục cấu trúc xương hàm.
  • Đối với tình trạng hô do cả răng và hàm, cần kết hợp giữa phẫu thuật với niềng răng mới có thể khắc phục triệt để vấn đề. 

Do đó, quá trình thăm khám ban đầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định người hô hàm có niềng răng được không. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm đến những cơ sở niềng răng uy tín để đạt kết quả tốt nhất khi niềng răng.

Niềng răng hô giá bao nhiêu hiện nay?

Niềng răng hô giá bao nhiêu là một trong những thắc mắc được quan tâm hàng đầu. Theo đó, chi phí niềng răng hô phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như phương pháp niềng răng, độ tuổi niềng cũng như cơ sở thực hiện.

Dưới đây là bảng giá niềng răng hô mới nhất 2022 được Zenyum cập nhật:

             PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG HÔ           GIÁ THÀNH
Niềng răng hô mắc cài kim loại25 – 35 triệu đồng
Niềng răng hô mắc cài sứ42 – 50 triệu đồng
Niềng răng hô mắc cài mặt trong85 – 115 triệu đồng
Niềng răng hô mắc cài tự buộc50 – 58 triệu đồng
Niềng răng trong suốt Zenyum (ca trung bình)Niềng răng trong suốt Zenyum (ca phức tạp)37 triệu đồng56 triệu đồng & 67 triệu đồng

* Lưu ý: Bảng giá niềng răng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác giá niềng răng trong trường hợp của mình nên đến trực tiếp các nha khoa để được tư vấn trực tiếp.

Hy vọng rằng sau bài viết này, bạn đã phần nào giải quyết được những thắc mắc và nỗi lo khi niềng răng hô.

Bài trướcNiềng răng có tốt không? Có ảnh hưởng đến sức khoẻ không?
Bài tiếp theoNiềng răng có tác dụng gì? 7 lý do bạn nên niềng răng ngay