Niềng răng là gì? Niềng răng có tốt không?

0
132
Niềng răng là gì? Niềng răng có tốt không?
Niềng răng là gì? Niềng răng có tốt không?
Quảng Cáo

Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha được dùng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thắc mắc rằng liệu niềng răng có tốt không? Để có câu trả lời chính xác nhất. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây!

Niềng răng là gì?

Niềng răng là một khí cụ được sử dụng trong khoa chỉnh nha để làm thẳng răng mọc khấp khểnh, đưa chúng về đúng với vị trí trên khớp cắn, đồng thời cải thiện sức khỏe răng miệng. Niềng răng có thể điều trị các tình trạng răng miệng như răng thưa, răng móm, răng hô, răng khấp khểnh,…và giảm các bệnh về răng, như sâu răng do thức ăn kẹt trong kẽ răng khấp khểnh gây ra.

Niềng răng là gì? - Ảnh 1
Niềng răng là gì?

Niềng răng có tốt không?

Hiện nay, với nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao thì việc niềng răng thẩm mỹ càng được mọi người chú trọng. Vậy “niềng răng có tốt không?”. Dưới đây là một số lợi ích của việc niềng răng có thể mang lại cho người niềng:

  • Tăng giá trị thẩm mỹ, khắc phục tình trạng hô, móm, răng khấp khểnh, giúp bạn lấy lại sự tự tin trong cuộc sống.
  • Chỉnh răng về đúng vị trí trên khuôn hàm, từ đó góp phần làm cho khớp cắn trở nên chuẩn hơn.
  • Cải thiện chức năng nhai, giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa.
  • Khắc phục tình trạng kẽ hở ở răng, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình vệ sinh răng miệng. 
  • Nhược điểm về phát âm được cải thiện một cách hiệu quả.
Niềng răng có tốt không? - Ảnh 2
Niềng răng có tốt không?

Những ảnh hưởng niềng răng thường gặp đối với sức khỏe

Niềng răng mang lại rất nhiều lợi ích cho người niềng là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, hình thức này cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng thường gặp đối với sức khỏe trong suốt các giai đoạn niềng răng. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu thật kỹ những ảnh hưởng của niềng răng dưới đây để có các cách khắc phục hiệu quả.

1. Đau hàm, khó chịu nhẹ

Nhiều khách hàng thường có thắc mắc là niềng răng có đau không. Thực tế, khi bắt đầu niềng răng bạn sẽ gặp phải tình trạng đau hàm, khó chịu nhẹ vì mắc cài cọ xát vào niêm mạc miệng hay nướu. Ngoài ra, lực tác động vào răng để dịch chuyển răng đến vị trí mong muốn có thể khiến bạn gặp cảm thấy ê buốt và gặp khó khăn trong việc ăn uống vào những ngày đầu. Nhưng sau một thời gian, bạn sẽ quen dần với việc đeo niềng và cảm giác khó chịu sẽ giảm dần.

Những ảnh hưởng niềng răng thường gặp đối với sức khỏe - Ảnh 3
Những ảnh hưởng niềng răng thường gặp đối với sức khỏe

2. Nguy cơ chết tuỷ răng, sâu răng

Theo các chuyên gia đánh giá, nếu thực hiện đúng kỹ thuật và bác sĩ điều trị có kiến thức, chuyên môn cao thì kết quả sau khi niềng răng sẽ ổn định suốt đời. Trong trường hợp ngược lại, nếu người thực hiện thiếu trình độ, kinh nghiệm có thể khiến người niềng bị lộ chân răng, sâu răng, viêm tủy, thậm chí là chết tủy răng. 

Do đó,  trước khi tiến hành niềng răng bạn nên tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của người thân hay bạn bè xung quanh đã niềng răng trước đó để lấy kinh nghiệm niềng răng cho bản thân.

3. Tổn hại răng nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách

Việc chăm sóc răng miệng khi niềng răng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình niềng răng. Bởi lúc này, răng của bạn đang trong giai đoạn dịch chuyển, thay đổi vị trí nên vô tình tạo kẽ hở giữa các răng. Điều này khiến cho tình trạng các mảng bám, thức ăn thừa đọng lại trên răng thường xuyên xảy ra. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng viêm chân răng, viêm nướu thậm chí sâu răng.

Tổn hại răng nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách - Ảnh 4
Tổn hại răng nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách

Vì thế, để đảm bảo hiệu quả niềng răng đạt tối đa, bạn nên lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách.

  • Tăng số lần chải răng trong ngày từ 2 lên 3 hoặc 4 lần, đặc biệt là sau khi ăn.
  • Sử dụng thêm các loại dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dùng cho người niềng như bàn chải kẽ răng, máy tăm nước,….để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng hiệu quả hơn.

“Niềng răng có tốt không?” đã được chúng tôi giải đáp ở bài viết trên. Để tham khảo thêm nhiều bài viết liên quan đến niềng răng khác, đừng quên theo dõi website ngay hôm nay.

>> Tham khảo thêm:

Bài trướcNhững điều cần biết về niềng răng trong suốt
Bài tiếp theoChi phí niềng răng hô là bao nhiêu?