Niềng răng mắc cài sứ tự buộc là gì? Đặc điểm nổi bật

0
32
Quảng Cáo

Niềng răng mắc cài sứ tự buộc là một loại mắc cài mới hiện nay với thiết kế nhằm hạn chế rủi ro cho người niềng và rút ngắn tối đa thời gian điều trị. Bên cạnh đó, mắc cài sứ mang tính thẩm mỹ cao nên nhận được nhiều sự ưa chuộng từ người niềng.

Niềng răng mắc cài sứ tự buộc là gì?

Niềng răng mắc cài sứ tự buộc được thiết kế bằng chốt tự động và hệ thống nắp trượt trên rãnh mắc cài, thay thế cho việc buộc dây thun như loại mắc cài truyền thống. Chốt tự động sẽ giúp mắc cài cố định trên dây cung một cách chắc chắn, trong khi sử dụng loại dây thun thì rất dễ bị co giãn và tuột ra khi hoạt động ăn nhai. Bên cạnh đó, nếu có bị bong mắc cài ra thì chúng vẫn nằm trượt trên dây cung chứ không bị rớt ra ngoài.

Niềng răng mắc cài sứ

Phương pháp niềng răng mắc cài sứ tự buộc được áp dụng hầu hết ở những khuyết điểm về răng như:

  • Răng hô, móm
  • Răng mọc lệch, khấp khểnh, chen chúc
  • Răng bị sai lệch khớp cắn

Niềng răng mắc cài sứ tự buộc tiên tiến và mang lại hiệu quả chỉnh nha vượt trội hơn loại niềng răng mắc cài sứ thông thường.

Đặc điểm của niềng răng mắc cài sứ tự buộc

Hãy cùng tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế của phương pháp niềng răng này nhé!

Ưu điểm

  • Lực tác dụng lên răng ổn định
  • Phần cạnh trơn láng làm giảm cản trở mặt nhai
  • Phần nắp có hình vòm tạo cảm giác dễ chịu.
  • Độ thẩm mỹ cao: Do mắc cài sứ có màu trắng trong suốt trùng với màu răng, khi nhìn từ xa thì khó phát hiện bạn đang đeo mắc cài
  • Mắc cài được cấu tạo từ hợp kim và nhiều loại vật liệu vô cơ khác nên chịu lực tốt, khó bị phá vỡ
  • Kiểm soát lực tốt, mang lại hiệu quả nhanh chóng

Nhược điểm

  • Độ dày của mắc cài tự động gây cộm và vướng víu môi
  • Thời gian đầu có gây đau, khó chịu nhưng sẽ nhanh chóng quen với việc đó
  • Chi phí cao hơn nhiều so với loại mắc cài truyền thống
  • Mắc cài sứ dễ bị ố vàng nếu không chăm sóc kỹ lưỡng

Quy trình niềng răng mắc cài sứ tự buộc

Bước 1: Thăm khám

Bạn sẽ được thăm khám tổng quát và xác định bệnh lý về răng hiện tại. Nha sĩ sẽ chụp X-quang để nhận diện được cung hàm của bạn và đưa ra biện pháp khắc phục.

Bước 2: Tư vấn và đưa kế hoạch điều trị

Thông qua phim chụp răng và sở thích của bạn, nha sĩ sẽ tư vấn cách điều trị chuẩn xác và lựa chọn loại mắc cài hợp lý.

Bước 3: Phân tích

Lấy mẫu hàm và phân tích sự dịch chuyển của răng theo thời gian.

Bước 4: Gắn mắc cài sứ tự buộc

Bạn sẽ được vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và cạo vôi răng (nếu cần). Sau đó, nha sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài bằng keo chuyên dụng.

Bước 5: Tái khám định kỳ

Tái khám theo liệu trình mà nha sĩ đưa ra. Bạn cần nghiêm túc, tuân thủ thực hiện theo phác đồ và lời dặn của nha sĩ để tạo sự thuận lợi trong việc theo sát quá trình điều trị. Đồng thời, theo dõi kỹ có tình trạng bệnh lý về răng có nảy sinh trong lúc niềng răng hay không để kịp điều trị.

Bước 6: Hoàn thành quá trình niềng răng

Sau khi tháo mắc cài, bạn sẽ được cung cấp hàm duy trì để đeo nhằm mục đích cố định ổ xương răng tại vị trí mới.

Bài trướcNiềng răng mất bao lâu? Những điều cần lưu ý
Bài tiếp theoNiềng răng 1 hàm giá bao nhiêu tiền?