Niềng Răng Mắc Cài Sứ Tự Buộc: Ưu, Nhược Điểm, Quy Trình, Giá

0
85
niềng răng mắc cài sứ tự buộc
Quảng Cáo

Với những cải tiến mới, niềng răng mắc cài sứ tự buộc được ưa chuộng hơn so với niềng mắc cài sứ truyền thống. Tìm hiểu ngay về ưu nhược điểm của phương pháp này.

Niềng răng mắc cài sứ tự buộc là gì?

Niềng răng mắc cài sứ tự buộc là phương pháp niềng răng sử dụng mắc cài và dây cung cố định răng bằng rãnh trượt tự động. Các chốt tự đóng mở trên rãnh trượt có vai trò cố định dây cung của mắc cài, giúp các mắc cài không bị bung, lệch và giảm đi lực ma sát lên răng khi co kéo dây cung.

Dây cung có thiết kế mỏng và nhỏ gọn, không gây vướng víu trong sinh hoạt. Phần mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp.

niềng răng sứ
Hình ảnh sử dụng mắc cài sứ tự buộc (Nguồn: Sưu tầm)

Niềng răng mắc cài sứ tự động khác gì so với mắc cài sứ thường?

Niềng răng mắc cài sứ tự buộc được cải tiến từ niềng răng mắc cài sứ thường, bằng cách thiết kế thêm chốt tự đóng mở trên rãnh trượt của mắc cài, thay thế cho việc sử dụng dây thun. Từ đó, giúp dây cung được cố định chắc chắn trong suốt quá trình niềng răng, mang lại hiệu quả điều chỉnh nha và nâng cao yếu tố thẩm mỹ cho người dùng.

Niềng răng mắc cài sứ tự buộc phù hợp với những đối tượng nào?

Phương pháp này phù hợp với các đối tượng:

  •  Người gặp các khuyết điểm về răng như răng thưa, răng khểnh, răng hô, răng móm, răng vẩu, lệch khớp cắn,…
  •  Người dị ứng với kim loại, không thể sử dụng mắc cài kim loại khi niềng răng
  •  Người có công việc cần giao tiếp nhiều, nên mong muốn đảm bảo tính thẩm mỹ khi niềng răng.
chỉnh nha tháo lắp cải thiện được khuyết điểm về răng

Các trường hợp răng có thể áp dụng niềng răng sứ tự buộc (Nguồn: Sưu tầm) 

Có nên lựa chọn niềng răng mắc cài sứ tự buộc không?

Để đưa ra quyết định rằng có nên lựa chọn niềng răng mắc cài sứ tự buộc hay không. Bạn cần tìm hiểu về ưu điểm cũng như nhược điểm của phương pháp này.

Ưu điểm

  •  Niềng răng mắc cài sứ tự buộc được đánh giá là có tính thẩm mỹ cao hơn so với niềng răng mắc cài thông thường. Do phần mắc cài làm từ chất liệu sứ có màu sắc trùng với màu răng, ít gây sự chú ý hơn so với mắc cài sắt.
  •  Phương pháp này có lực tác động ổn định, không tạo quá nhiều lực ma sát lên răng, giúp tránh những cơn đau, ê buốt khi niềng răng.
  •  Thời gian điều trị chỉnh nha được rút ngắn hơn.
  •  Mắc cài bằng sứ có độ bền cao.
  • Hạn chế được việc môi bị nhô về phía trước, do nắp trượt có hình vòm, trơn nhẵn ôm sát răng.

Nhược điểm

  •  So với các phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống thì chi phí niềng răng mắc cài sứ tự buộc cao hơn.
  •  Ngoài ra, độ dày của mắc cài mang lại sự khó chịu khi mang mắc cài, có thể xuất hiên cảm giác bị căng môi.
  •  Mắc cài làm bằng chất liệu sứ nên cần được vệ sinh đúng cách nhằm tránh bị nhiễm màu từ ăn uống hàng ngày.

Niềng răng mắc cài sứ tự buộc giá bao nhiêu tiền?

Phương pháp niềng răng mắc cài sứ tự buộc có nhiều cải tiến từ chất liệu sử dụng đến hiệu quả điều chỉnh nha so với niềng răng mắc cài truyền thống, đồng nghĩa với việc chi phí sẽ có phần cao hơn.

Tùy vào độ phức tạp của răng và các kỹ thuật hỗ trợ được áp dụng trong quá trình niềng răng mà giá tham khảo niềng răng mắc cài sứ tự buộc dao động khoảng từ 50 – 58 triệu đồng cho cả liệu trình.

Phương phápChi phí
Niềng răng mắc cài sứ45.000.000 VNĐ  – 55.000.000 VNĐ
Niềng răng mắc cài sứ tự buộc50.000.000 VNĐ – 58.000.000 VNĐ
Niềng răng mắc cài pha lê35.000.000 VNĐ – 45.000.000 VNĐ

Quy trình niềng răng mắc cài sứ tự buộc

Các bước cơ bản của quy trình niềng răng mắc cài sứ tự buộc bao gồm:

  •  Bước 1: Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra và đánh giá tình trạng răng thông qua phim chụp X-quang, từ đó xác định mức độ phức tạp của khuyết điểm răng và đưa ra phát đồ điều trị phù hợp với bạn.
  •  Bước 2: Nhận tư vấn từ bác sĩ về phương pháp niềng răng mắc cài sứ tự buộc (ưu, nhược điểm, chi phí thực hiện, thời gian niềng, hiệu quả,…), nếu bạn đồng ý với phương pháp cũng như phát đồ điều trị được đưa ra, thì việc niềng răng sẽ bắt đầu được tiến hành.
  •  Bước 3: Tiến hành lấy dấu mẫu hàm, đồng thời vệ sinh và điều trị các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm lợi,…(nếu có)
  •  Bước 4: Bác sĩ sẽ thực hiện gắn mắc cài lên răng, lắp dây cung cố định.
  •  Bước 5: Sau khi đã đeo niềng, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc răng tại nhà, theo dõi quá trình niềng răng của bạn thông qua lịch tái khám định kỳ được sắp xếp phù hợp theo lộ trình dịch chuyển của răng.
  •  Bước 6: Khi các răng đã được kéo chỉnh về đúng vị trí như phác đồ đã đặt ra, quá trình niềng răng được hoàn thành. Tuy nhiên, bạn cần đeo hàm duy trì ngay sau đó để đảm bảo các răng được cố định ở vị trí mới, hạn chế xô lệch sau khi niềng.

So sánh niềng răng mắc cài sứ tự buộc và niềng răng trong suốt Zenyum

Tiêu chí Niềng răng mắc cài sứ tự buộcNiềng răng trong suốt Zenyum
 Cơ chếSử dụng rãnh trượt tự để cố định mắc cài và dây cung cố định trên răngSử dụng bộ các khay niềng trong suốt y tế trong suốt được sản xuất theo dữ liệu răng của bạn. Hiệu quả tác động trên răng thay đổi liên tục qua từng khay
Thời gian3-6 tháng 3-9 tháng cho các trường hợp răng trung bình8-15 tháng cho các trường hợp răng phức tạp 
Độ bềnMắc cài được làm bằng chất liệu sứ có độ bền cao. Tuy nhiên cần phải bảo quản khắt khe để tránh mắc cài bị nhiễm màu. Khay niềng từ chất liệu nhựa y tế cao cấp, không sứt mẻ, vỡ, không đổi màu
Vệ sinhThức ăn thường xuyên bám vào mắc cài vì thế cần chú ý vệ sinh kỹ càngCó thể tự tháo lắp khay niềng dễ dàng khi cần vệ sinh răng và vệ sinh khay
Tái khám1 lần/tháng tuỳ theo chỉ định của nha sĩ điều trị2-3 lầnToàn bộ việc theo dõi liệu trình được thực hiện thông qua ứng dụng Zenyum 
 Nhổ răngCần phải nhổ răng để tạo dịch chuyểnChỉ nhổ răng khi thực sự cần thiết
Trải nghiệmÍt đau hơn so với niềng mắc cài sứ truyền thống nhưng vẫn có nhiều cảm giác khó chịu khi siết mắc càiCó thể khó chịu nhẹ khi bắt đầu với khay niềng đầu tiên và/hoặc thời gian đầu khi chuyển sang khay mới 
Điểm đặc biệtTính thẩm mỹ cao hơn so với niềng răng mắc cài truyền thốngThời gian niềng nhanh hơn so với niềng răng mắc cài sứ Biết trước kết quả với phác đồ 3D trước khi thanh toán
Chi phí50.000.000 VNĐ – 58.000.000 VNĐ (*) 37.000.000 VNĐ(trường hợp răng trung bình)56.000.0000 & 67.000.000 VNĐ(trường hợp răng phức tạp)

Có thể thấy niềng răng trong suốt Zenyum là phương pháp niềng thẩm mỹ không hề thua kém so với niềng răng mắc cài sứ tự buộc mà còn có nhiều ưu điểm về chi phí, độ thoải mái, trải nghiệm niềng…. Bạn có thể có được liệu trình niềng không ai nhận ra với chi phí chỉ khoảng 37 triệu/trọn liệu trình.

Niềng răng trong suốt Zenyum, phương pháp niềng vô hình thẩm mỹ tối đa chi phí tiết kiệm

Ngoài niềng răng mắc cài sứ tự buộc thì niềng răng với khay niềng trong suốt Zenyum cũng là một giải pháp chỉnh nha có tính thẩm mỹ cao, mang đến hiệu quả nhanh chóng với chi phí chỉ từ 37 triệu đồng và được nhiều người lựa chọn.

Niềng răng trong suốt Zenyum là giải pháp niềng từ Singapore rất được yêu thích tại Việt Nam. Phương pháp này có tính thẩm mỹ cao với khay niềng gần như vô hình trên răng, bạn hoàn toàn có thể tự tin giao tiếp sinh hoạt hàng ngày khi sử dụng.

Khay niềng trong suốt Zenyum không gắn cố định mà có thể tự tháo lắp mang lại trải nghiệm niềng răng thoải mái cho bạn. Liệu trình niềng răng bằng khay niềng trong suốt Zenyum giúp rút ngắn thời gian điều trị chỉ còn từ 3-9 tháng với hiệu quả điều chỉnh nha nhận được nhiều phản hồi tích cực với chi phi phí chỉ từ 37.000.000 đồng cho toàn bộ liệu trình.

Răng khấp khểnh trở nên đều đặn sau khi niềng răng trong suốt Zenyum
Rất nhiều khách hàng đã thay đổi nụ cười chỉ sau 3-9 tháng với Zenyum (Nguồn: Zenyum)

Trên đây là thông tin về phương pháp niềng răng mắc cài sứ tự buộc. Với những cải tiến vượt trội, phương pháp này đã giúp việc điều chỉnh nha hiệu quả theo liệu trình điều trị.

Bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin về niềng răng mắc cài sứ tự buộc qua bài viết sau:

https://t.ly/g5AXhttps://ibit.ly/tbFGhttps://jpeg.ly/AVZGhttps://twtr.to/LUmx
https://t.ly/VINhhttps://ibit.ly/0eSphttps://jpeg.ly/s8qhhttps://twtr.to/GGJ1
https://t.ly/FFIjhttps://ibit.ly/fCrBhttps://jpeg.ly/RLRyhttps://twtr.to/p8yK
https://t.ly/iBKrhttps://ibit.ly/OMl0https://jpeg.ly/MnnPhttps://twtr.to/w9Rg
https://t.ly/xWTRhttps://ibit.ly/HMT9https://jpeg.ly/us8rhttps://twtr.to/O8Qx
https://t.ly/fxRFhttps://ibit.ly/V_Xyhttps://jpeg.ly/jjjYhttps://twtr.to/vLPz
Bài trướcLệch khớp cắn là gì? Vì sao nên chữa kịp thời?
Bài tiếp theoThế nào là khớp cắn chuẩn? Làm sao để có khớp cắn chuẩn?