Photphatase kiềm (ALP)

0
103
Quảng Cáo

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm photphatase kiềm (ALP)

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm photphatase kiềm (ALP) là gì?

Xét nghiệm photphatase kiềm (ALP) là xét nghiệm nhằm kiểm tra nồng độ enzym ALP trong máu. ALP là một enzym được tìm thấy ở trong máu. Nó có vai trò bẻ gãy các phân tử protein trong cơ thể, nó tồn tại dưới rất nhiều dạng khác nhau phụ thuộc vào nó được sản xuất ra từ nơi nào. Đa số là nó được tạo ra từ gan, nhưng có một lương nhỏ được tạo ra từ xương, ruột và thận. Ở phụ nữ mang thai, nó còn được tạo ra từ nhau thai.

Nếu nồng độ của ALP trong máu tăng cao bất thường. Nó thường mang ý nghĩa là có tổn thương ở gan hoặc ở xương. Ngoài ra, nồng độ enzyme này có thể bất thường nếu có tình trạng suy dinh dưỡng, u ở thận hoặc nhiễm trùng nặng. Trị số bình thường của ALP rất thay đổi và khác nhau giữa mỗi người, chủ yếu là phụ thuộc vào tuổi tác, nhóm máu và giới tính.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm photphatase kiềm (ALP)?

ALP được dùng để phát hiện và chẩn đoán các bệnh do gan và xương.

Đối với gan. Bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện xét nghiệm nếu bạn có một số triệu chứng liên quan đến gan như:

  • Vàng da;
  • Đau bụng;
  • Nôn ói.

Đối với xương khớp. Xét nghiệm này được dùng để chẩn đoán những bệnh như:

  • Còi xương;
  • Nhuyễn xương;
  • Bệnh Paget;
  • Tình trạng thiếu vitamin D;
  • U xương;
  • Xương phát triển bất thường.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm photphatase kiềm (ALP)?

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả bao gồm:

  • Ăn uống gần lúc xét nghiệm có thể làm tăng ALP.
  • Những thuốc có thể gây ra ALP cao bao gồm albumin làm từ mô của nhau thai, allopurinol, thuốc kháng sinh, azathioprine, colchicine, floride, indomethacin, isoniazid (INH), methotrexate, methyldopa, axit nicotinic, phenothiazin, probenecid, tetracycline, và verapamil.
  • Những thuốc có thể gây giảm ALP bao gồm arsenicals, xianua, florua, nitrofurantoin, oxalat và các muối kẽm.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm photphatase kiềm (ALP)?

Trước khi xét nghiệm, bạn không cần chuẩn bị đặc biệt nào. Tuy nhiên, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm sẽ có lưu ý riêng cho tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn có thể hỏi bác sĩ xem mình có cần chuẩn bị gì cụ thể hay không.

Đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải nhịn ăn qua đêm.

Hãy báo cho bác sĩ biết mọi loại thuốc bạn đang dùng. Có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn nên ngưng một số loại thuốc trước khi lấy máu làm xét nghiệm

Khi làm xét nghiệm, bạn nên mặc áo ngắn tay để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu từ cánh tay của bạn

Quy trình thực hiện xét nghiệm photphatase kiềm (ALP) như thế nào?

Khi thực hiện xét nghiệm photphatase kiềm (ALP), chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

  • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông.
  • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn.
  • Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết.
  • Gắn một cái ống để máu chảy ra.
  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu.
  • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm.
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm photphatase kiềm (ALP)?

Bác sĩ, điều dưỡng hoặc y tá sẽ thực hiện lấy máu nhằm xét nghiệm ALP. Mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc kim để cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì ?

Kết quả bình thường:

Người lớn: 30-120 đơn vị/L hoặc 0,5-2,0 likat/L.

Người cao tuổi: hơi cao hơn so với người bình thường.

Trẻ em/Thanh thiếu niên:

  • <2 tuổi: 85-235 đơn vị/L
  • 2-8 năm: 65-210 đơn vị/L
  • 9-15 tuổi: 60-300 đơn vị/L
  • 16-21 tuổi: 30-200 đơn vị/L

Kết quả bất thường:

Nồng độ tăng có thể do:

  • Xơ gan;
  • Tắc mật trong gan hoặc ngoài gan;
  • Khối u gan nguyên phát hay di căn;
  • Thiếu máu ruột hoặc nhồi máu;
  • Khối u di căn vào xương;
  • Vết gãy xương đang hồi phục;
  • Cường cận giáp;
  • Bệnh Paget xương;
  • Viêm khớp dạng thấp;
  • Bệnh Sarcoidosis;
  • Loãng xương;
  • Còi xương.

Nồng độ giảm có thể do:

  • Suy giáp;
  • Suy dinh dưỡng;
  • Hội chứng sữa kiềm;
  • Thiếu máu ác tính;
  • Giảm phosphate huyết;
  • Scorbut (do thiếu hụt vitamin c);
  • Bệnh celiac;
  • Dư thừa vitamin B đường tiêu hoá;
  • Thiếu photphat.

Chẩn đoán từ xét nghiệm kháng thể cần kết hợp với các xét nghiệm khác cũng như khám lâm sàng. Bạn nên hỏi ý kiến chuyên viên xét nghiệm hoặc bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm và sau khi có kết quả để có chẩn đoán bệnh chính xác.

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bài trướcPhổi tắc nghẽn mạn tính
Bài tiếp theoPhù bạch mạch (phù mạch bạch huyết)