
Một trong những dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến hiện nay là khớp cắn sâu. Đây cũng là vấn đề gây trăn trở cho nhiều người bởi tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ gương mặt, cản trở chức năng nhai và phát âm. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì khớp cắn sâu hoàn toàn có thể khắc phục bằng phương pháp niềng răng. Để hiểu rõ hơn về quy trình niềng răng khớp cắn sâu, bạn hãy theo dõi bài viết sau của VNCare.
Tổng quan về niềng răng khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu là gì?
Trước khi tìm hiểu về quy trình niềng răng khớp cắn sâu, bạn cần phân biệt rõ khớp cắn sâu là gì. Khớp cắn sâu là tình trạng răng hàm trên mọc chìa ra ngoài, che lấp một phần hoặc toàn bộ hàm dưới. Khớp cắn sâu còn được nhiều người gọi là răng hô, vẩu.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này còn có thể là do xương hàm trên phát triển quá mức, trở nên to và dài hơn. Hoặc, xương hàm dưới phát triển kém nên xương nhỏ và bị thụt vào trong.

Niềng răng là gì?
Niềng răng là một kỹ thuật chỉnh nha có sử dụng mắc cài và dây cung. Mắc cài, dây cung khi được gắn lên răng sẽ tạo lực kéo, siết để đưa răng về đúng vị trí, từ đó giúp khớp cắn chuẩn hơn. Niềng răng giúp hàm răng đều đẹp, tăng tính thẩm mỹ cho gương mặt, cải thiện chức năng nhai, giúp bạn có thể thoải mái thưởng thức những món ăn cứng và dai.

Vì sao có quy trình niềng răng khớp cắn sâu?
Niềng răng được đánh giá là phương pháp chỉnh nha giúp điều chỉnh khớp cắn sâu một cách an toàn, hiệu quả. Phương pháp này tác động nhiều hơn đến răng cửa. Thông qua lực kéo của mắc cài và dây cung, răng sẽ được dịch chuyển về đúng vị trí, đúng chiều, đúng tư thế. Kết quả có được sau khi niềng răng là hàm răng đều đẹp, khớp cắn chuẩn, có thể duy trì vĩnh viễn mà không cần bất kỳ một sự can thiệp nào khác. Vì thế, quy trình niềng răng khớp cắn sâu đã trở thành lựa chọn tối ưu nhất cho những ai đang bị lệch khớp cắn.
Có nên thực hiện quy trình niềng răng khớp cắn sâu không?
Khớp cắn sâu gây ra rất nhiều phiền toái cho người sở hữu. Để biết có nên thực hiện quy trình niềng răng khớp cắn sâu hay không, bạn có thể được điểm qua những tác hại khi không niềng răng:
- Giảm chức năng nhai: Khớp cắn sâu khiến hai hàm răng khó chạm vào nhau đúng chuẩn, nhất là nhóm răng cửa bị nhô ra quá nhiều so với hàm dưới. Vì thế, quá trình cắn xé và nghiền nát thức ăn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Gây mất thẩm mỹ: Nếu không thực hiện quy trình niềng răng khớp cắn sâu thì sẽ không cải thiện được hàm răng, khớp cắn khiến hai hàm mất cân đối. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt. Người có khớp cắn sâu sẽ bị hô, hở lợi, làm mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và đời sống.
- Nguy cơ cao bị bệnh răng miệng: Khớp cắn sâu khiến hàm răng dưới cọ xát liên tục vào nướu hàm trên, dễ khiến nướu bị trầy xước, tổn thương. Lâu dần, bạn sẽ bị viêm nướu, chảy máu chân răng,…
- Viêm khớp thái dương hàm: Khớp cắn sâu có thể gây viêm khớp thái dương hàm khá nguy hiểm.
- Răng hàm trên bị mòn: Khớp cắn sâu khiến răng hàm trên dễ bị mài mòn, gây đau buốt khi nhai thức ăn.
Từ những tác hại mà khớp cắn sâu gây nên, có thể khẳng định, thực hiện quy trình niềng răng khớp cắn sâu là điều nên làm. Theo quy trình này, bác sĩ sẽ sử dụng sử dụng các loại khí cụ để điều chỉnh răng hàm trên và hàm dưới hài hòa với nhau, giúp khớp cắn chuẩn hơn.

Quy trình niềng răng khớp cắn sâu

Bước 1: Tư vấn thăm khám
Sau khi lắng nghe mong muốn của người bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng để xác định mức độ khớp cắn sâu và tư vấn phương pháp niềng răng chỉnh nha và quy trình niềng răng khớp cắn sâu. Trong trường hợp người bệnh đang mắc các bệnh lý răng miệng thì cần chữa bệnh trước rồi mới niềng răng.
Bước 2: Chụp X-quang
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X-quang răng. Dựa vào kết quả chụp, bác sĩ sẽ xác định được cấu trúc xương hàm, tình trạng chân răng.
Bước 3: Lên kế hoạch điều trị
Sau khi có đầy đủ những thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng răng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được tư vấn chi tiết về loại mắc cài được sử dụng để niềng, thời gian, các giai đoạn niềng răng.
Bước 4: Gắn mắc cài
Mắc cài sẽ được gắn cố định vào bề mặt răng cùng sự hỗ trợ của dây cung, dây thun. Nếu là niềng răng trong suốt thì người bệnh sẽ được thiết kế khay niềng phù hợp để gắn lên răng. Kỹ thuật niềng răng đòi hỏi tay nghề cao và sự khéo léo của bác sĩ.
Bước 5: Tái khám định kỳ
Tái khám cũng là một bước quan trọng trong quy trình niềng răng khớp cắn sâu. Sau mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ siết dây cung và mắc cài một lần để đảm bảo kết quả niềng răng tốt nhất.
Bước 6: Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì
Sau khi niềng răng đã có được kết quả như mong muốn, bác sĩ sẽ tháo mắc cài. Tuy nhiên, thời gian sau đó người bệnh nên đeo hàm duy trì để ổn định răng, xương hàm, tránh không để răng dịch chuyển vị trí. Đây cũng là bước cuối cùng trong quy trình niềng răng khớp cắn sâu.
Niềng răng khớp cắn sâu có đau không? Chi phí bao nhiêu?
Trước khi thực hiện niềng răng, chắc chắn nhiều người sẽ thắc mắc niềng răng khớp cắn sâu có đau không. Bất kỳ một phương pháp chỉnh nha nào cũng tác động lên răng nên ít nhiều sẽ gây đau nhức, khó chịu và niềng răng cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, cảm giác đau khi niềng răng sẽ nhanh chóng biến mất trong khoảng 2-3 ngày sau đó. Với những trường hợp quá đau, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau.
Về chi phí niềng răng, mỗi cơ sở nha khoa sẽ có mức tính phí khác nhau. Bên cạnh đó, chi phí niềng răng cũng phụ thuộc vào mức độ sai lệch khớp cắn, phương pháp niềng răng cũng như tay nghề của bác sĩ. Sau đây là mức giá mà bạn có thể tham khảo khi niềng răng khớp cắn sâu:
- Niềng răng mắc cài kim loại: 20.000.000 – 30.000.000 đồng.
- Niềng răng mắc cài sứ: 35.000.000 – 45.000.000 đồng.
- Niềng răng mắc cài tự đóng: 45.000.000 – 55.000.000 đồng.
- Niềng răng trong suốt Invisalign: 80.000.000 – 120.000.000 đồng.

Lưu ý khi niềng răng khớp cắn sâu
Sau khi thực hiện quy trình niềng răng khớp cắn sâu, để đảm bảo kết quả niềng cao nhất cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng bạn cần lưu ý:
- Vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách: Sau khi niềng răng, thức ăn dễ bám vào mắc cài, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ hình thành mảng bám gây nên các bệnh lý răng miệng, hôi miệng.
- Ăn uống đủ chất: Trước và sau khi niềng răng, bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, gồm chất xơ, vitamin C, vitamin D để tăng cường sức khỏe răng miệng.
- Không sử dụng các loại thức ăn, đồ uống ảnh hưởng đến răng: Thức ăn cứng, dai, đồ uống chứa ga,… gây hại cho răng và có thể làm hư hỏng mắc cài.
- Tái khám định kỳ: Sau khi tháo niềng bạn cần chú ý tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, thường là 6 tháng/lần.

Thực hiện quy trình niềng răng khớp cắn sâu là giải pháp giúp bạn điều chỉnh khớp cắn hiệu quả nhất. Tuy nhiên, quy trình này cần được thực hiện ở những phòng khám, cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng. Nếu bạn đang cần tư vấn hay hỗ trợ bất kỳ vấn đề gì về răng miệng, đừng ngại liên hệ với đội ngũ bác sĩ của VNCare.