Răng khểnh là gì? Vị trí và những dấu hiệu mọc răng khểnh

0
164
răng khểnh
Quảng Cáo

Răng khểnh thường được xem là nét tạo nên nụ cười duyên dáng hơn cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, cũng có không ít kết cấu răng khểnh gây nên bất tiện trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng và cần được xử với các phương pháp như nhổ răng khểnh, bọc sứ, niềng răng khểnh với khay niềng trong suốt, niềng răng mắc cài,…

Răng khểnh là gì? Mọc ở vị trí nào?

Răng khểnh là như thế nào? Răng khểnh là những răng mọc lệch tại vị trí số 3 của cung hàm, thuộc nhóm răng nanh và có chức năng xé thức ăn. Vì thế, răng khểnh còn được gọi là răng nanh mọc lệch. 

Răng khểnh thường mọc vào giai đoạn 12 – 13 tuổi khi đang mọc răng vĩnh viễn. Thay vì mọc thẳng đứng, răng khểnh sẽ mọc chếch ra ngoài một bên hay cả hai bên với dạng răng nhỏ.

Như thế nào là răng khểnh
Răng khểnh là những răng mọc lệch tại vị trí thứ 3 của cung hàm (Nguồn: Sưu tầm)

Những dấu hiệu mọc răng khểnh

Trong độ tuổi thay răng, bạn có thể dễ dàng phát hiện răng khểnh sắp mọc ở trẻ qua các biểu hiện như:
Răng nanh sữa rụng quá sớm hoặc quá muộn
Kích thước răng cửa và răng hàm quá lớn, mọc chen lấn sang chỗ của răng nanh
Khung hàm quá hẹp khiến răng nanh không đủ chỗ để phát triển

Nguyên nhân hình thành răng khểnh

Tại sao lại có răng khểnh? là thắc mắc của rất nhiều người. Những nguyên nhân có răng khểnh tự nhiên xuất phát từ yếu tố di truyền từ bố mẹ, thói quen xấu lúc nhỏ, sự chen lấn lúc mọc răng,… Cụ thể:

  • Do di truyền: Các trường hợp bố mẹ có răng khểnh sẽ di truyền lại cho con trai và con gái. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa và các yếu tố khác mà răng khểnh có thể mọc đẹp hay xấu sẽ khác biệt ở mỗi người. 
  • Thói quen xấu lúc nhỏ: Những thói quen xấu lúc nhỏ như mút tay, nghiến răng, đẩy răng bằng lưỡi,… có thể tác động khiến răng mọc không đúng hướng và tạo răng khểnh.
  • Sự chen chúc của răng khi mọc: Khoảng 10-12 tuổi là lúc thay răng. Các răng sữa sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Trường hợp răng sữa chưa kịp nhổ mà răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gây ra tình trạng chen lấn khiến răng mọc lệch.

Răng khểnh đẹp hay xấu?

Răng khểnh vốn được xem là nét duyên nếu có kích thước vừa phải. Trong trường hợp ngược lại, răng khểnh sẽ gây ra khá nhiều vấn đề cho bạn.

Răng khểnh đẹp

Răng khểnh được xem là răng đẹp khi có kích thước vừa phải, mọc cân đối, không quá nhọn, chệch ra hoặc nhô cao hơn so với khuôn hàm, tạo được sự hài hòa tổng thể với toàn khuôn mặt.

răng khểnh đẹp
Răng khểnh được xem là đẹp khi có kích thước vừa phải (Nguồn: Sưu tầm)

Răng khểnh chưa đẹp

Răng khểnh chưa đẹp thường có những đặc điểm sau:

  • Mọc quá chênh hay chìa ra bên ngoài nhiều, gây mất cân đối hai hàm khiến răng lệch khớp cắn.
  • Ảnh hưởng đến việc ăn uống, nhai và nghiền thức ăn.
  • Thức ăn dễ bị mắc kẹt dẫn đến các bệnh lý về răng miệng, gây sâu răng.

Nhìn chung, các trường hợp răng khểnh mọc đều, đẹp sẽ tạo nên sự duyên dáng. Ngược lại, răng khểnh mọc chếch ra nhiều, to thô sẽ làm gương mặt kém duyên. Với một số quan niệm phong thủy, răng khểnh còn là biểu hiện không may mắn và không tốt trong cuộc sống.

răng khểnh xấu
Răng khểnh sẽ không đẹp nếu mọc quá chênh hay chìa ra bên ngoài nhiều (Nguồn: Sưu tầm)

Có nên nhổ răng khểnh không?

Có nên nhổ răng khểnh không là băn khoăn của rất nhiều người, vì không phải trường hợp răng khểnh nào cũng nên nhổ. Bởi những trường hợp răng khểnh tạo nên nét đẹp với nụ cười duyên sẽ không nên nhổ đi, việc mong muốn có nụ cười duyên với răng khểnh còn khiến nhiều người tìm đến các nha khoa để yêu cầu trồng răng khểnh như: đắp răng khểnh bằng composite, bọc sứ răng khểnh, cấy ghép răng khểnh,…

Theo các nha sĩ, việc nhổ răng khểnh chỉ nên thực hiện khi đã xác định được tình trạng của răng. Nghĩa là, nếu răng khểnh không gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, khả năng ăn uống, thẩm mỹ hoặc bệnh lý thì không cần phải nhổ bỏ. 

Ngược lại, nếu xuất hiện những ảnh hưởng này thì cần có sự tư vấn và can thiệp của nha sĩ. Một số trường hợp được chỉ định nhổ răng khểnh:

  • Răng khểnh bị bệnh lý không thể điều trị, có nguy cơ làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh như: viêm, sâu răng…
  • Răng khểnh mọc lệch lạc gây cản trở ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Răng khểnh có nên niềng không?

Mặc dù răng khểnh thường mang lại nét dễ thương và duyên dáng cho người sở hữu nhưng nhiều người vẫn thường đắn đo việc răng khểnh có nên niềng không. Tuy nhiên, việc niềng răng khểnh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Nếu răng khểnh giúp bạn trở nên nổi bật và thu hút hơn thì bạn có thể giữ lại. Ngược lại, nếu răng khểnh bị nhô ra quá mức, mang lại sự khó chịu, gây ra các vấn đề về răng miệng và gây khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng thì giải pháp tốt nhất là bạn nên áp dụng phương pháp niềng răng khấp khểnh.

Các phương pháp điều chỉnh răng khểnh

Hiện nay, việc điều chỉnh răng khểnh đã có nhiều phương pháp hỗ trợ. Các trung tâm nha khoa đều ưu tiên áp dụng các phương pháp chỉnh nha mới, hiện đại nhằm mang lại vẻ đẹp cho gương mặt và nụ cười. Hai phương pháp điều chỉnh răng khểnh được sử dụng phổ biến là bọc sứ răng và niềng răng.

Bọc sứ răng khểnh

Bọc sứ răng khểnh cũng được thực hiện tương tự như các trường hợp bọc sứ khác, răng khểnh sẽ được mài nhỏ, chỉ giữ lại một phần răng vừa đủ. Sau đó, bọc sứ cho răng khểnh đã mài với hình dáng mới nhằm khắc phục các tình trạng răng bị khểnh. 

  • Ưu điểm: Bọc sứ răng khểnh là phương pháp đem lại kết quả nhanh chóng và thẩm mỹ cao.
  • Nhược điểm: Phương pháp này cần phải thực hiện mài nhỏ răng nên có thể khiến răng bị yếu đi. Sau khi bọc sứ răng thì cần phải bảo vệ răng tối đa để tránh răng bị hỏng, vỡ. 

Lưu ý: Với phương pháp này, việc tạo hình răng sứ là quan trọng vì sẽ góp phần mang lại tính thẩm mỹ cho toàn bộ khuôn mặt. Ngoài ra, chất liệu sứ cũng tham gia tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ. Vì vậy, cần lựa chọn loại sứ kỹ càng nhằm đảm bảo độ bền và màu sắc của răng trong suốt quá trình sử dụng.

bọc răng sứ
Hình ảnh mô tả bọc sứ răng (Nguồn: sưu tầm)

Niềng răng khểnh truyền thống

Bao gồm các hình thức niềng răng mắc cài như sau: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài pha lê trong suốt, niềng răng mắc cài tự buộc, niềng răng mặt trong…

Các hình thức niềng răng truyền thống đều có tính năng điều chỉnh răng khểnh theo nhu cầu. Có sự khác nhau rõ rệt về hiệu quả, giá cả, thời gian thực hiện cũng như các hạn chế trong sinh hoạt, ăn uống và vệ sinh của mỗi hình thức niềng răng truyền thống.

mắc cài niềng răng
Niềng răng truyền thống sử dụng các mắc cài cố định vào răng (Nguồn: Sưu tầm)

Niềng răng khểnh với niềng răng trong suốt Zenyum

Khác với niềng răng truyền thống, niềng răng trong suốt sử dụng bộ các khay niềng trong suốt được thiết kế theo dữ liệu răng của từng khách hàng để điều chỉnh răng. Niềng răng trong suốt Zenyum là giải pháp từ Singapore được nhiều người yêu thích. Chi phí của liệu trình này khá dễ chịu, chỉ từ 37 triệu/trọn liệu trình.

chỉnh nha tháo lắp
Niềng răng trong suốt Zenyum được nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả được kiểm định cùng trải nghiệm niềng tiện lợi (Nguồn: Zenyum)

Với các trường hợp niềng răng khểnh không quá phức tạp, bạn có thể cải thiện cùng với Zenyum trong thời gian niềng chỉ từ 3-9 tháng. Với Zenyum, bạn cũng còn có thể biết trước kết quả niềng răng trước khi thanh toán. Điều đặc biệt là bạn hoàn toàn có thể niềng răng trả góp với chi phí chỉ từ 3 triệu/tháng.

Kết quả niềng răng đẹp
Nhiều khách hàng đã có thể có được nụ cười mơ ước nhanh chóng với Zenyum (Nguồn: Zenyum)

Với những thông tin đã chia sẻ, bạn có thể đưa ra nhận định riêng của bản thân về việc có nên xử lý răng khểnh hay không. Việc điều chỉnh răng khểnh sẽ mang lại sự tự tin cùng nụ cười tỏa sáng cho bạn mỗi ngày.

Xem thêm: nên làm cầu răng hay implant, sau khi trồng răng implant nên ăn gì, dán răng sứ

Bài trướcNiềng răng mất thời gian bao lâu thì có được hàm răng đều đẹp
Bài tiếp theoNiềng răng mắc cài sứ giá bao nhiêu? Ưu và nhược điểm của mắc cài sứ