Rung giật nhãn cầu

0
213
Quảng Cáo

Tìm hiểu chung

Rung giật nhãn cầu là gì?

Rung giật nhãn cầu là một tình trạng thị lực trong mắt chuyển động lặp đi lặp lại, không kiểm soát được. Những chuyển động này thường dẫn đến giảm tầm nhìn và nhìn rõ đồ vật. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng và phối hợp của cơ thể.

Khi bị rung giật nhãn cầu, mắt có thể di chuyển qua lại, lên xuống hoặc xoay tròn, khiến bạn không thể nhìn rõ các vật thể.

Những người bị rung giật nhãn cầu thường gật đầu hoặc giữ đầu ở vị trí bất thường để có thể nhìn rõ hơn.

Nói chung, chứng giật nhãn cầu là triệu chứng của một vấn đề về mắt hoặc tình trạng sức khỏe khác. Mệt mỏi và căng thẳng có thể làm cho chứng rung giật nhãn cầu tồi tệ hơn.

Triệu chứng rung giật nhãn cầu

Những dấu hiệu và triệu chứng rung giật nhãn cầu là gì?

Khi bị rung giật nhãn cầu, mắt bạn có thể di chuyển mà không kiểm soát được. Nó có thể nhanh, chậm, rồi lại nhanh. Chuyển động có thể ở một mắt, nhưng thường ở cả hai mắt.

Bạn cố gắng gật đầu hoặc giữ nó ở những vị trí lạ để bạn có thể tập trung nhìn rõ mọi vật.

Ở trẻ em mắc bệnh, con có thể nhìn thấy đồ vật hơi mờ, nhưng cảnh vật xung quanh không bị “rung lắc”. Điều này khác với triệu chứng rung giật nhãn cầu ở người trưởng thành.

Rung giật nhãn cầu cũng có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn. Bạn có thể gặp khó khăn khi nhìn trong bóng tối hoặc nhạy cảm với ánh sáng. Bạn cũng gặp vấn đề với khả năng cân bằng và chóng mặt. Tình trạng này có thể là tồi tệ hơn nếu bạn mệt mỏi hoặc căng thẳng.

Phân loại rung giật nhãn cầu

Rung giật nhãn cầu xảy ra khi một phần của não hoặc tai trong hoạt động không chính xác. Các cơ quan này có chức năng điều chỉnh chuyển động của mắt.

Mê đạo (labyrinth) là bức tường bên ngoài của tai trong giúp bạn cảm nhận được sự chuyển động và các tư thế của cơ thể. Nó cũng giúp kiểm soát chuyển động của mắt. Rung giật nhãn cầu có thể là do di truyền hoặc mắc phải và được chia thành hai nhóm chính:

Hội chứng rung giật nhãn cầu bẩm sinh

Hội chứng rung giật nhãn cầu bẩm sinh có thể là do di truyền. Bệnh thường xuất hiện trong vòng 6 tuần đến 3 tháng đầu đời của trẻ.

Loại rung giật nhãn cầu này thường nhẹ và do một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn gây ra. Bệnh bạch tạng là một tình trạng di truyền liên quan đến hội chứng này.

Hầu hết những trẻ bị rung giật nhãn cầu bẩm sinh không cần điều trị và sẽ không có bất cứ biến chứng nào trong đời. Trên thực tế, nhiều người mắc bệnh rung giật nhãn cầu bẩm sinh thậm chí còn không chú ý đến cử động mắt. Tuy nhiên, họ vẫn gặp khó khăn về thị lực từ nhẹ đến nặng. Thậm chí, nhiều người phải điều chỉnh kính đeo hoặc làm phẫu thuật,

Chứng rung giật nhãn cầu mắc phải

Rung giật nhãn cầu mắc phải hay còn gọi cấp tính là chứng giật nhãn cầu có thể phát triển ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc sống. Bệnh thường xảy ra do chấn thương hoặc bệnh lý ảnh hưởng đến mê đạo ở tai trong.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Đến gặp bác sĩ nếu bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng rung giật nhãn cầu. Chứng giật nhãn cầu luôn xảy ra do một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Do đó, việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bác sĩ điều trị chính xác.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây rung giật nhãn cầu?

Một số nguyên nhân có thể gây rung giật nhãn cầu như:

  • Di truyền
  • Các vấn đề về mắt khác, như đục thủy tinh thể hoặc lác
  • Các bệnh như đột quỵ, đa xơ cứng hoặc bệnh Meniere
  • Chấn thương đầu
  • Bệnh bạch tạng (thiếu sắc tố da)
  • Vấn đề về tai trong
  • Một số loại thuốc, như lithium hoặc thuốc trị co giật
  • Sử dụng rượu hoặc chất gây nghiện

Đôi khi, bác sĩ có thể không biết nguyên nhân rung giật nhãn cầu.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán rung giật nhãn cầu?

Nếu bị chứng rung giật nhãn cầu bẩm sinh, bạn sẽ cần gặp bác sĩ nhãn khoa nếu tình trạng xấu đi hoặc nếu bạn lo lắng về tầm nhìn của mình.

Bác sĩ có thể chẩn đoán chứng rung giật nhãn cầu bằng cách kiểm tra mắt. Họ sẽ hỏi bạn về bệnh sử để xác định xem có bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào, thuốc hay điều kiện môi trường có thể góp phần gây ra các vấn đề về thị lực không. Họ cũng có thể:

  • Đo tầm nhìn để xác định vấn đề thị lực bạn đang mắc phải
  • Tiến hành kiểm tra khúc xạ
  • Kiểm tra cách mắt tập trung, di chuyển và hoạt động cùng nhau để tìm kiếm các vấn đề ảnh hưởng đến việc kiểm soát chuyển động mắt

Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị chứng rung giật nhãn cầu, họ có thể khuyên bạn nên gặp bác sĩ để điều trị nguyên nhân tiềm ẩn. Họ cũng có thể cho bạn một số lời khuyên để bạn có thể kiểm soát bệnh tại nhà.

Để xác định nguyên nhân rung giật nhãn cầu, bác sĩ ban đầu sẽ hỏi bệnh sử y tế và sau đó khám thể chất.

Nếu bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây ra chứng giật nhãn cầu, họ sẽ chỉ định bạn làm các xét nghiệm khác nhau, chẳng hạn như xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ loại trừ bất kỳ tình trạng thiếu vitamin nào.

Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như X-quang, chụp CT và MRI, có thể giúp bác sĩ xác định xem có bất kỳ cấu trúc bất thường nào trong não hoặc đầu gây ra chứng rung giật nhãn cầu hay không.

Những phương pháp nào giúp điều trị rung giật nhãn cầu?

Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào loại rung giật nhãn cầu bạn mắc phải. Thông thường, chứng rung giật nhãn cầu bẩm sinh không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng các cách sau để cải thiện thị lực:

  • Đeo kính mắt, kính áp tròng
  • Luôn để không gian trong nhà luôn thoáng, nhiều ánh sáng

Đôi khi, chứng rung giật nhãn cầu bẩm sinh sẽ giảm dần trong thời thơ ấu mà không cần điều trị. Nếu con bạn có một trường hợp rất nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật phẫu thuật cắt bỏ để thay đổi vị trí các cơ kiểm soát chuyển động mắt.

Phẫu thuật có thể chữa được chứng rung giật nhãn cầu, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của trẻ để nhìn rõ đồ vật.

Nếu bạn bị rung giật nhãn cầu mắc phải, việc điều trị sẽ tập trung vào nguyên nhân cơ bản. Một số phương pháp điều trị phổ biến cho chứng rung giật nhãn cầu bao gồm:

  • Đổi thuốc
  • Chữa thiếu hụt vitamin bằng các chất bổ sung vitamin và điều chỉnh chế độ ăn uống
  • Dùng thuốc nhỏ mắt trị nhiễm trùng mắt
  • Dùng kháng sinh trị nhiễm trùng tai trong
  • Tiêm độc tố botulinum (botox) để điều trị rối loạn nghiêm trọng về thị lực do chuyển động của mắt
  • Sử dụng lăng kính
  • Phẫu thuật não điều trị rối loạn hệ thần kinh trung ương hoặc bệnh não

Kiểm soát rung giật nhãn cầu

Những biện pháp nào giúp bạn kiểm soát rung giật nhãn cầu tại nhà?

Một số cách giúp bạn sống chung với chứng rung giật nhãn cầu tại nhà như:

  • Sử dụng sách in khổ lớn và tăng kích thước chữ trên máy tính, máy tính bảng và điện thoại. Tăng độ sáng máy tính, điện thoại.
  • Sử dụng đồ chơi nhiều màu sắc, có tiếng động và thiết kế đặc biệt cho trẻ bị rung giật nhãn cầu.
  • Cho trẻ đội mũ hoặc đeo kính màu – ngay cả trong nhà – để giảm độ chói.
  • Nói chuyện với giáo viên của con bạn để giúp trẻ nhìn dễ hơn khi đi học.

Rung giật nhãn cầu có thể cải thiện theo thời cho dù có hoặc không có điều trị. Tuy nhiên, hội chứng này thường không bao giờ biến mất hoàn toàn.

Các triệu chứng rung giật nhãn cầu có thể làm cho các công việc hàng ngày trở nên khó khăn hơn. Ví dụ như những người bị rung giật nhãn cầu nghiêm trọng có thể không được phép lái xe.

Vấn đề thị lực cũng ảnh hưởng đến cách bạn xử lý hoặc vận hành các thiết bị nguy hiểm và đòi hỏi độ chính xác. Do đó, bạn không thể làm các công việc mình yêu thích.

Nếu có thị lực rất kém, bạn có thể cần người giúp đỡ các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, thị lực hạn chế có thể làm tăng khả năng bạn bị chấn thương.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 10 lý do khiến thị lực kém bạn nên biết khi trước khi quá muộn
  • Những bệnh lý về mắt ở người cao tuổi có thể gây ảnh hưởng đến thị lực
  • 11 dấu hiệu cho thấy bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra thị lực
Bài trướcRun vô căn (run chân tay)
Bài tiếp theoRung nhĩ (Rung tâm nhĩ)