Sơ cứu và chăm sóc nhanh móng tay bị dập tụ máu

0
357
Quảng Cáo

Cùng Vncare tìm hiểu cách sơ cứu tay bị dập tụ máu sao cho nhanh chóng để giảm cơ đau hiệu quả. Bài viết cũng chia sẻ về cách điều trị và chăm sóc sau sơ cứu để móng mau hồi phục. 

Dập móng tay là gì?

Dập móng tay là tình trạng móng tay bị tổn thương khi có ngoại lực tác động. Lúc này, phần móng có những triệu chứng như:

  • Cảm giác bị đau, bị sưng tại phần bị dập. 
  • Phần bị dập có thể bị bầm tím với độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu nặng sẽ có hiện tượng tay bị dập tụ máu, ngón tay biến dạng, móng tay biến dạng…
  • Móng có thể bị gãy, bong tróc, trầy xước…

Tay bị dập tụ máu. (Nguồn: internet)

 Dưới đây là một số nguyên nhân xảy ra tình trạng các móng tay bị dập tụ máu

  • Tay bị kẹp vào khe cửa.
  • Tay bị búa đập trúng.
  • Tay bị vật nặng đè lên trên.
  • Tay bị ảnh hưởng từ các tai nạn thường gặp hàng ngày: té, ngã…
  • Tay bị chấn thương trong quá trình sinh hoạt, làm việc: dùng máy khoan, cưa điện, chơi thể thao…

Xem thêm: cắn móng tay

Dập móng tay có khỏi không?

Việc điều trị tay bị dập tụ máu còn phụ thuộc vào tình trạng móng bị dập như thế nào. Với những trường hợp đơn giản, nhẹ nhàng thì khi những cơn đau thuyên giảm, tình trạng bầm tím dần bớt đi là lúc tay đã phục hồi lại. 

Với những trường hợp nặng hơn, chấn thương nhiều hơn sẽ cần thời gian và cách xử lý chuyên sâu mới mang lại kết quả như mong đợi. Đặc biệt là các bài tập phục hồi chức năng sẽ giúp ngón tay hoạt động lại bình thường nhanh chóng. 

Vì vậy, khi tay bị dập tụ máu cần được sơ cứu kịp thời và tiến hành điều trị để tay nhanh chóng phục hồi hoạt động bình thường trở lại. 

Tùy vào tình trạng tổn thương mà thời gian hồi phục nhanh hay chậm. (Nguồn: internet)

Xem thêm: cách dưỡng móng tay, chữa nấm móng tay

Cách sơ cứu nhanh khi tay bị dập tụ máu? Làm sao để giảm cơn đau

Dưới đây là cách sơ cứu tay bị dập tụ máu nhanh mà bạn có thể áp dụng cho bản thân và cả người xung quanh. Việc thực hiện kịp thời và chính xác  giúp giảm cơn đau và tăng khả năng phục hồi cho ngón tay.

  • Hạn chế di chuyển vị trí ngón tay bị dập để giảm các cơn đau cũng như không làm lệch lạc hình dáng của ngón, móng. Nếu được hãy dùng nẹp hoặc băng gạc để cố định. 
  • Nâng tay bị dập lên cao hơn để máu không dồn xuống làm vết thương đau hơn
  • Tháo bỏ các phụ kiện như nhẫn trước khi tình trạng sưng gia tăng.
  • Chườm lạnh cho phần móng tay bị dập để xoa dịu cơn đau nhanh chóng. Nếu tình trạng chưa thuyên giảm, hãy lặp lại thêm vài lần. 
  • Tùy tình trạng của ngón tay bị dập mà tiến hành vệ sinh sát trùng, sát khuẩn. Ngoài việc dùng nước muối để rửa còn có thể dùng thuốc sát trùng. Sau thực hiện, dùng băng gạc che phủ lên bên trên. 
  • Việc dùng thêm thuốc giảm đau, kháng viêm nên có sự tư vấn và hướng dẫn từ bác sĩ. Thông thường, với những trường hợp tay bị dập tụ máu nhẹ, có thể tự sơ cứu thì nên hạn chế việc dùng thuốc hỗ trợ. 
  • Để đảm bảo an toàn, sau sơ cứu, tự bản thân đánh giá tình trạng móng bị tổn thương mà bạn đưa ra quyết định thăm khám thêm tại các cơ sở y tế để có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả. 

Sơ cứu cơ bản khi tay bị dập tụ máu rất cần thiết. (Nguồn: internet)

Xem thêm: cách tẩy móng tay tại nhà

Điều trị móng tay bị dập sau khi sơ cứu như thế nào?

Như đã chia sẻ ở phần trên, sau khi sơ cứu và tự đưa ra những nhận định về tình trạng dập móng ban đầu nếu cần, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Tại các cơ sở y tế, bác sĩ thực hiện thăm khám lâm sàng để đánh giá tình trạng tổn thương của móng. Các kiểm tra bao gồm hoạt động của ngón như co, duỗi; tình trạng sưng, chuyển màu… Nếu cần bác sĩ còn có thể đưa ra chỉ định chụp X quang để có cơ sở chẩn đoán tình trạng thực tế. 

  • Trong trường hợp đơn giản, bác sĩ có thể tiến hành các can thiệp nhỏ để cắt cơn đau và giảm tổn thương cho móng tay. Phần tay bị dập tụ máu có thể tạo lỗ nhỏ để máu thoát ra ngoài nhằm giảm tình trạng sưng nề của ngón tay. Trong quá trình điều trị, phần móng tay bị dập hoặc phần bị chuyển màu tím bầm sẽ dần được thay thế bằng phần móng mới. Nếu móng tay sưng mủ cần đảm bảo việc thực hiện vệ sinh sát trùng sát khuẩn để vết thương mau lành. 
  • Trong trường hợp nặng hơn, tuỳ vào tổn thương được xác định mà bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các giải pháp điều trị phù hợp như: nẹp, phẫu thuật… Tình trạng này cần có thời gian điều trị và tập luyện các bài tập để phục hồi chức năng cho các ngón tay. Việc dùng thuốc hỗ trợ cũng cần theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Điều trị tay bị dập máu theo tình trạng tổn thương. (Nguồn: internet)

Xem thêm: cách dưỡng móng tay dài và cứng

Vncare vừa chia sẻ cùng bạn cách sơ cứu khi tay bị dập tụ máu. Việc sơ cứu này là cần thiết cho cả trường hợp nhẹ và nặng để tăng hiệu quả điều trị sau sơ cứu. Cách thực hiện đơn giản nên bạn có thể chủ động thực hiện cho bản thân hoặc người thân của mình dễ dàng.

Nguồn: https://enail.vn/tay-bi-dap-tu-mau/

Bài trướcCách dưỡng móng tay khỏa đẹp tại nhà cực kỳ đơn giản
Bài tiếp theo8 nguyên nhân gây nám da phổ biến ở phụ nữ