Suy hô hấp mạn tính

0
139
Quảng Cáo

Tìm hiểu chung

Bệnh suy hô hấp mạn tính là gì?

Hệ hô hấp là một tập hợp các cơ quan có nhiệm vụ lấy oxy và loại bỏ carbon dioxide. Khi hít vào, không khí giàu oxy sẽ di chuyển vào cơ thể. Oxy sẽ di chuyển qua máu vào các cơ quan và các mô của cơ thể. Nguồn oxy đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các chức năng cần thiết của cơ thể.

Khi thở ra, bạn giải phóng carbon dioxide ra khỏi cơ thể. Carbon dioxide là sản phẩm thải được tạo ra khi các tế bào phân giải cấu trúc của đường trong thực phẩm bạn đã ăn vào. Nếu nồng độ carbon dioxide trong máu cao, chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong cơ thể, do đó, việc loại bỏ carbon dioxide là rất cần thiết.

Suy hô hấp có thể xảy ra khi hệ hô hấp không có khả năng loại bỏ carbon dioxide ra khỏi máu, do đó gây ra sự tích tụ carbon dioxide trong cơ thể. Bệnh cũng có thể phát sinh khi hệ hô hấp không thể lấy đủ oxy làm cho nồng độ oxy trong máu hạ thấp đến mức nguy hiểm.

Suy hô hấp có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Suy hô hấp cấp tính là tình trạng tình trạng bệnh lý xảy ra đột ngột và thường cần được cấp cứu y tế. Tuy nhiên, suy hô hấp mạn tính lại là tình trạng bệnh lý phát triển dần dần theo thời gian và đòi hỏi phải điều trị lâu dài.

Suy hô hấp mạn tính thường xảy ra khi các ống dẫn khí vào phổi bị thu hẹp và chịu tổn thương nào đó, làm cản trở sự vận chuyển không khí trong cơ thể, có nghĩa là sẽ có ít oxy được hít vào và ít carbon dioxide được thở ra hơn bình thường.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy hô hấp mạn tính?

Bạn nên lưu ý rằng lúc ban đầu các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy hô hấp mạn tính có thể không rõ ràng. Chúng xảy ra thường xuyên một cách từ từ trong một thời gian dài. Sau một thời gian, các triệu chứng sẽ biểu hiện rõ dần và có thể bao gồm:

  • Khó thở hoặc thở gấp, đặc biệt là khi bạn vẫn động;
  • Ho khạc đàm;
  • Khó thở hoặc thở gấp, đặc biệt là khi bạn vận động;
  • Khò khè;
  • Da, môi hoặc móng tay màu xanh nhạt;
  • Thở nhanh;
  • Mệt mỏi;
  • Lo lắng;
  • Lẫn lộn.

Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh suy hô hấp mạn tính sẽ ngày càng diễn biến phức tạp hơn. Khi bệnh nghiêm trọng, bạn có thể bị rối loạn nhịp tim hoặc hôn mê.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh suy hô hấp mạn tính?

Bệnh phổi là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh suy hô hấp mạn tính. Ngoài ra, các bệnh ảnh hưởng đến sự hỗ trợ của cơ, xương hoặc các mô hỗ trợ cho  hệ hô hấp cũng có thể gây ra bệnh suy hô hấp mạn tính.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh suy hô hấp mạn tính?

Bệnh này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở nam giới hơn. Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy hô hấp mạn tính?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);
  • Viêm phổi;
  • Bệnh xơ nang;
  • Chấn thương tủy sống;
  • Đột quỵ;
  • Loạn dưỡng cơ;
  • Tổn thương ngực;
  • Lạm dụng thuốc hoặc rượu;
  • Hút thuốc lá.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh suy hô hấp mạn tính?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc:

  • Khí máu động mạch: xét nghiệm khí máu động mạch là một thủ thuật an toàn, dễ dàng để đo lượng oxy và carbon dioxide trong máu;
  • Đo nồng độ oxy: bác sĩ có thể xem xét nồng độ oxy trong máu được đưa đến các bộ phận khác nhau của cơ thể bằng xét nghiệm đo nồng độ oxy. Đây là một xét nghiệm khá đơn giản và không gây đau;
  • Xét nghiệm hình ảnh: bác sĩ có thể sử dụng X-quang hay CT scan để có thể quan sát phổi của bạn. Những xét nghiệm này có thể cho thấy nguyên nhân gây ra bệnh suy hô hấp mạn tính.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh suy hô hấp mạn tính?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Các lựa chọn có thể bao gồm:

  • Liệu pháp oxy: bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp oxy nếu bạn không có đủ oxy trong máu. Liệu pháp này giúp tăng nồng độ oxy bằng cách tăng lượng oxy bạn hít vào. Oxy được chứa trong bình và dẫn qua một ống thở đi qua lớp mặt nạ và chèn trực tiếp vào khí quản;
  • Mở khí quản: trong trường hợp suy hô hấp mạn tính nghiêm trọng, bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp mở khí quản. Bác sĩ đặt một ống dẫn vào khí quản của bạn để bạn có thể thở dễ dàng hơn. Ống được đưa vào bằng cách phẫu thuật tại vị trí trước cổ. Ống dẫn này có thể được đặt tạm thời hoặc vĩnh viễn;
  • Thông khí cơ học: nếu các phương pháp khác không có hiệu quả, bác sĩ có thể sử dụng máy thở. Máy này bơm oxy thông qua một ống được đặt vào miệng hoặc mũi của bạn và xuống khí quản. Kể từ khi được thông khí, bạn sẽ không tự thở.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh suy hô hấp mạn tính?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Ngưng hút thuốc lá;
  • Tránh khói thuốc lá thụ động;
  • Ăn một chế độ ăn uống thích hợp đầy đủ các loại trái cây và rau quả;
  • Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bài trướcSuy hô hấp cấp (ARDS)
Bài tiếp theoSuy nhược thần kinh