Thai nhi 25 tuần nặng bao nhiêu kg? Mẹ cần lưu ý gì?

0
406
Thai 25 tuần: kích thước, triệu chứng và lời khuyên cho mẹ
Quảng Cáo

Một trong những điều thú vị khi mang thai chính là cơ thể cũng như cảm xúc của bạn sẽ trải qua nhiều thay đổi với đứa con bé bỏng của mình chỉ trong 7 ngày, đặc biệt khi thai nhi 25 tuần. Tìm hiểu kích thước, triệu chứng và một số lời khuyên khi bạn mang thai 25 tuần tuổi trong bài viết dưới đây nhé!

1. Điều gì sẽ xảy ra khi mang thai tuần thứ 25?

Vào tuần thứ 25, em bé bắt đầu có một lịch trình ngủ riêng của mình, tất nhiên không phải lúc nào cũng phù hợp với bạn. Ở giai đoạn này, mẹ sẽ cảm nhận được những chuyển động tích cực của bé khi bạn đang thư giãn và ít vận động.

Những dây âm thanh của bé bắt đầu hình thành, sẵn sàng cho tiếng cười khi thai nhi 25 tuần tuổi.

Thai nhi 25 tuần tuổi có phản xạ phát triển đến mức bạn có thể khiến bé giật mình.

Khi bạn mang thai được 25 tuần tuổi, việc siêu âm có thể không nằm trong lịch trình trừ trường hợp bác sĩ yêu cầu theo dõi thêm. Tuy nhiên, bạn có thể xét nghiệm kiểm soát lượng đường trong máu để loại trừ bệnh tiểu đường thai kỳ nếu bạn chưa xét nghiệm trước đó.

Cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHO được tính như thế nào - Trung  tâm DNA TESTINGS - Xét Nghiệm ADN Toàn quốc 0901323100
Thai nhi 25 tuần tuổi bắt đầu có phát triển nhanh nhạy (Nguồn: Sưu tầm)

2. Mẹ sẽ cảm thấy như thế nào khi mang thai 25 tuần

Mẹ sẽ cảm thấy khó thở, thậm chí là ngáy vì lúc này phổi, mũi và lỗ mũi của con bắt đầu cho hơi thở đầu tiên bên ngoài bụng mẹ.

Khi thính giác của bé đã phát triển, mẹ hãy thử các âm thanh hay các bài hát khác nhau để xem thử bạn có cảm nhận được bất kỳ phản ứng hay chuyển động của bé hay không.

Ngoài ra, cơ thể của bạn có thể gặp hàng loạt các triệu chứng từ ống cổ tay đến hội chứng chân không yên.

3. Chuyển động của em bé ở tuần thứ 25

Mang thai ở tuần 25, bạn sẽ cảm nhận được rất nhiều chuyển động của bé yêu thường xuyên khi bé có chỗ để di chuyển trong bụng mẹ và sẽ đá, đấm hoặc thay đổi tư thế. Ví dụ như: em bé có thể ngọ nguậy nhiều hơn khi mẹ một số loại thức ăn hoặc tập thể dục.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể muốn bạn theo dõi số lần đạp của bé, điều này giúp đảm bảo rằng bé đang hoạt động và phát triển lanh lợi.

4. Thai 25 tuần cân nặng bao nhiêu?

Mang thai tuần 25
Cân nặngkhoảng 0,68kg
Chiều dài của bé~ 9 inch → khoảng 22,86cm từ đỉnh đến mông
Kích thước của béCó thể so sánh với một đầu súp lơ

5. Các triệu chứng phổ biến khi mang thai 25 tuần

Khi mang thai 25 tuần, cơ thể bạn đang có những thay đổi nhanh chóng và có những triệu chứng nhất định mà bạn có thể gặp phải ở thời điểm này. Cụ thể:

  • Tóc ngày càng dày và bóng hơn.
  • Hội chứng ống cổ tay và chân không yên là triệu chứng thường gặp và xảy ra khi bạn đang nằm hoặc cố gắng ngủ. Vì vậy, bạn nên thực hiện các bước để duy trì thói quen ngủ phù hợp, Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng cơ thể bạn nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, ví dụ như sắt. 
  • Ợ chua hoặc khó tiêu cũng là một triệu chứng phổ biến. Do đó, bạn cần hạn chế các thức ăn và đồ uống có thể gây kích ứng như: cà phê, thức ăn cay,… 
  • Bạn có thể gặp tình trạng khô mắt, đôi khi khô mắt, để khắc phục bạn hãy tham khảo ý kiến và sử dụng thuốc nhỏ mắt từ bác sĩ.
  • Áp lực vùng chậu, táo bón và lượng máu tăng lên khiến bạn dễ bị trĩ. Tuy nhiên, bệnh trĩ thường biến mất khi bạn sinh con.  Bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa như bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều chất lỏng.
  • Áp lực nhiều hơn từ tử cung dẫn đến đau thần kinh tọa hoặc đau hông và lưng dưới từ dây thần kinh tọa của bạn. Khắc phục bằng cách dùng nước đá để giảm căng thẳng, tuy nhiên nếu cơn đau dữ dội hoặc chân bàn chân bắt đầu cảm thấy tê thì hãy cho bác sĩ của bạn biết.
  • Ở tuần thứ 25, bạn sẽ trải qua các cơn co thắt nhẹ như đau bụng kinh hoặc tử cung bị thắt lại. Những loại co thắt này, còn được gọi là chuyển dạ giả, kéo dài đến hai phút nhưng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. 
Thai nhi 25 tuần tuổi phát triển như thế nào, mẹ nên làm gì | Huggies
Các triệu chứng phổ biến khi mang thai 25 tuần như: tóc dày và bóng, ợ chua, khó tiêu,… (Nguồn: Sưu tầm)

6. 3 bí quyết để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn ở tuần 25

Mang thai được 25 tuần là thời điểm quan trọng đối với cả mẹ và bé. Dưới đây là một số lời khuyên về cách điều chỉnh giai đoạn mới này để giữ an toàn cho mẹ và bé.

  • Sử dụng một loại kem dưỡng ẩm an toàn và phù hợp sẽ giúp làm dịu vùng da bị ngứa và giúp ngăn ngừa và làm mờ vết rạn da.
  • Lên kế hoạch cho bữa ăn để đảm bảo cơ thể bạn nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.

Rèn luyện sức khỏe: Với vòng bụng ngày càng lớn và cơ thể thay đổi, bạn có thể cần điều chỉnh bài tập của mình phù hợp hơn.

>> Tìm hiểu thêm: Bảng cân nặng của thai nhi chuẩn WHO theo từng tuần tuổi

Bài trướcThai nhi 7 tuần tuổi: kích thước, các triệu chứng và lời khuyên
Bài tiếp theoThai nhi 26 tuần nặng bao nhiêu kg? Mẹ cần lưu ý gì?