Thai nhi 33 tuần nặng bao nhiêu kg? Mẹ cần lưu ý gì?

0
35
Sự phát triển của thai nhi 33 tuần và những thay đổi của cơ thể mẹ
Quảng Cáo

Khi thai nhi 33 tuần tuổi, cơ thể người mẹ đã thay đổi ít nhiều trong suốt thời kỳ mang thai và cân nặng của bé tiếp tục tăng lên. Cùng VNCare tìm hiểu thai 33 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn, sự phát triển của em bé và mẹ bầu có sự thay đổi nào đáng kể trong giai đoạn này. 

1. Thai 33 tuần nặng bao nhiêu cân?

Vào tuần thứ 33, thai nhi thường có chiều dài khoảng 38cm đến 43cm và cân nặng khoảng từ 1,8kg đến 2kg. Đây vẫn là giai đoạn trẻ tiếp tục phát triển về cân nặng đến ngày chào đời.  

Bước vào những tuần cuối cùng khi ở trong bụng mẹ, em bé sẽ chuyển động liên tục, đạp khá nhanh đồng thời sử dụng các giác quan để quan sát môi trường. Ở giai đoạn này, trẻ có thể trải qua những giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh). Bên cạnh đó, em bé cũng có thể nhìn thấy với đôi mắt mở ra, khép lại và phát hiện ánh sáng. 

Trong tuần 33 này, xương của bé trở nên cứng cáp hơn và tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, hộp sọ của bé vẫn mềm mại và linh hoạt bởi não bé cần được nén nhẹ để chuẩn bị sẵn sàng khi chào đời. 

Thai nhi 33 tuần tuổi vẫn tiếp tục phát triển cân nặng (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo thêm:

Thai nhi 34 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Thai nhi 35 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Thai nhi 37 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

2. Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai tuần thứ 33

Khi mang thai tuần 33, cơ thể mẹ đang có những thay đổi nhanh chóng. Khi em bé của bạn lớn lên, mẹ sẽ có một số triệu chứng mang thai nhất định như:

  • Mẹ sẽ bị chứng giãn tĩnh mạch, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây đau. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ biến mất khi bạn sinh con.
  • Mẹ sẽ bị rạn da khi mang thai tuần 33, do đó mẹ có thể sử dụng kem dưỡng được bác sĩ phê duyệt nhằm giúp giảm bớt cảm giác khó chịu.
  • Đau dây chằng tròn: Nếu bạn đau bụng khi thay đổi vị trí hay thức dậy đột ngột thì có thể bạn bị đau dây chằng tròn. Trường hợp nếu bạn đau dây chằng tròn nhưng không sốt, ớn lạnh hay chỉ xuất hiện thỉnh thoảng thì bạn không phải quá lo lắng
  • Vụng về:  Em bé ngày càng phát triển và bụng mẹ cũng to hơn, điều này khiến mẹ khó thực hiện các hoạt động thường ngày dẫn đến các việc bạn làm trở nên vụng về hơn.
  • Móng tay thay đổi: Hormone thai kỳ có thể làm móng mọc nhanh hơn và đôi khi giòn hơn. Nếu móng tay bị giòn thì bạn hãy bổ sung nhiều biotin trong các thực phẩm như: chuối, bơ, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt,…

3. Mang thai ở tuần 33, mẹ nên ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Khi mẹ mang thai nhi tuần 33 cần phải bổ sung nguồn dinh dưỡng để giúp bé phát triển tốt nhất. Mẹ có thể tham khảo những thực phẩm cần thiết khi mang thai tuần 33:

  • Các loại cá, thịt đỏ chứa nhiều protein, sắt, omega-3 giúp ngăn ngừa thiếu máu đồng thời giảm tình trạng mệt mỏi và tốt cho sự phát triển trí não của bé.
  • Mẹ có thể bổ sung chuối bởi đây là thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ hòa tan như kali, canxi, sắt,… tốt cho hệ tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón khi mang thai.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa nhằm giúp xương chắc khỏe cho mẹ và bé.
  • Cam, cà chua, bắp cải,… giàu vitamin C, chất xơ giúp hấp thụ sắt và tăng cường đề kháng cho mẹ bầu.
  • Rau xanh giàu chất xơ, giúp mẹ giảm tình trạng táo bón thai kỳ và tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh những thực phẩm mẹ cần bổ sung thì khi mang thai 33 tuần tuổi mẹ cần tránh như: thực phẩm chiên rán, các chất kích thích như cà phê, nước tăng lực, rượu, gan, thịt đông lạnh,… Đặc biệt là sữa chưa tiệt trùng vì có thể khiến mẹ bầu nhiễm ký sinh trùng và gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Mang thai ở tuần 33, mẹ cần bổ sung các thực phẩm như rau xanh, sữa tiệt trùng, cá, thịt đỏ,… (Nguồn: Sưu tầm)

4. Mẹ cần lưu ý điều gì khi mang thai tuần 33

Khi mang thai tuần 33, mẹ cần chú ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé:

  • Mẹ hãy cảnh giác với một số triệu chứng như đau đầu dai dẳng, thay đổi thị lực, sưng bọng mắt, đau bụng trên vì đây là những biểu hiện rối loạn huyết áp tăng
  • Mẹ nên đếm số lần đạp của bé ít nhất 2 lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối, tốt nhất khi bạn nằm xuống nghỉ ngơi. Mẹ có thể đếm bất kỳ chuyển động nào của con như là lắc hay cuộn tròn khi đếm được 10 cái. Nếu không đạt được 10 cái trong thời gian 1 tiếng thì có thể bé đang nghỉ ngơi. Trường hợp mẹ thử lại lần 2 khi đã ăn nhẹ để tăng lượng đường trong máu khiến bé vận động mà bé chuyển động ít hơn 10 lần trong 2 tiếng thì mẹ hãy đến bác sĩ để kiểm tra nhé.

Từ những thông tin trên đây, chắc hẳn mẹ đã có thể trả lời được câu hỏi “Thai 33 tuần nặng bao nhiêu kg” rồi đúng không? Hy vọng mẹ sẽ xây dựng được cho mình một chế độ ăn uống khoa học và giàu dinh dưỡng, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

>> Tìm hiểu thêm: Bảng cân nặng của thai nhi chuẩn WHO theo từng tuần tuổi

Bài trước10 cách dạy bé tập nói đơn giản, hiệu quả nhất mẹ nên biết
Bài tiếp theoTã dán, bỉm Huggies Platinum siêu cao cấp dành cho trẻ 4-15 kg