Thai nhi 20 tuần nặng bao nhiêu? Mẹ cần lưu ý gì?

0
424
luu y khi mang thai thang thu 4
Quảng Cáo

Tuần 20 là mốc thời gian đánh dấu thai kỳ của các mẹ đã đi được một chặng đường dài. Lúc này, sản phụ đã có thể cảm nhận được các chuyển động nhỏ của thai nhi. Thai nhi tuần 20 lúc này thường xuyên ngủ và thức dậy và có thể bị đánh thức bởi tiếng ồn xung quanh. Thế nhưng, thai 20 tuần nặng bao nhiêu kg thì mới đạt chuẩn?

1. Thai 20 tuần là mấy tháng?

Nếu thai được 20 tuần tuổi thì tức là mẹ đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Như vậy, chỉ còn khoảng 4 tháng nữa là mẹ có thể gặp được bé yêu rồi. Đây được xem là giai đoạn đặc biệt quan trọng và có nhiều ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ cần đặc biệt quan tâm và chăm sóc cơ thể nhé.

2. Thai 20 tuần nặng bao nhiêu cân?

Khi ở tuần thai thứ 20, bé yêu có kích thước tựa như búp bê tuy nhiên vẫn còn rất bé. Lúc này, thai nhi có cân nặng trong khoảng từ 0.28 đến 0.39 kg và dài khoảng 15 – 20 cm hoặc hơn chút. Da của bé dày hơn và phát triển các lớp dưới lớp vernix bảo vệ trong tuần mang thai thứ 20.

>> Tham khảo thêm:

Thai nhi 21 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Thai nhi 22 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Thai nhi 23 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Thai nhi 24 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Thai nhi 25 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

3. Sự phát triển của thai nhi 20 tuần

3.1. Da của bé

Khi bắt đầu ở tuần 12, da của bé giống là lớp phủ màu trắng mỏng. Lớp chất này được gọi là chất gây, có tác dụng bảo vệ làn da mỏng manh của bé. Bên cạnh đó, chất sẽ giúp cho da bé không bị nứt nẻ, trầy xước mỗi khi di chuyển trong bụng mẹ và khi đi qua cổ tử cung và âm đạo khi sinh thường.

Ở tuần 20, chất gây này sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ bảo vệ da bé trong môi trường nước ối ngày càng nhiều. Da của bé khi này sẽ có 4 lớp và lớp da cơ bản đã được hình thành. Thai nhi 20 tuần tuổi còn có lớp mỡ dưới da dày hơn. Khi đó, da bé trông không còn mỏng manh như cách đó vài tuần.

3.2. Tóc và móng

Tóc và móng tay của thai nhi 20 tuần sẽ tiếp tục phát triển. Trong bụng mẹ bây giờ đã là một em bé đáng yêu sở hữu làn da, lớp tóc tơ, hai tay và chân liên tục ngọ nguậy.

3.3. Não bộ và thần kinh

Giai đoạn này mẹ đã ở giữa cuối thai kì. Não của bé đã tăng kích thước và khối lượng lên 6 lần. Tế bào não đã bắt đầu hình thành những kết nối phức tạp hơn. Bên cạnh đó, tốc độ hoàn thiện về cấu trúc cũng như chức năng của não cũng nhanh hơn.

3.4. Hệ tiêu hóa của bé

Hệ tiêu hóa của bé lúc này đã hoàn thiện và bé đã bắt đầu có những hoạt động đầu tiên tại ruột. Biểu hiện là bé đã có thể sản xuất phân su. Chất thải này có màu đen/xanh đậm, một phần được thải vào nước ối và một phần được tích lũy tại đường tiêu hóa của bé.

3.5. Giác quan

Thai tuần thứ 20, tuy mí mắt của bé vẫn còn nhắm chặt nhưng bé đã có thể phân biệt được sáng tối. Cho đến gần cuối thai kỳ, bé mới bắt đầu mở mắt. Lúc này, mắt bé sẽ hoạt động nhiều để có thể làm quen với môi trường bên ngoài sau khi chào đời. Vị giác của bé lúc này cũng đã có nhiều thay đổi.

4. Sự thay đổi của mẹ khi mang thai 20 tuần

4.1. Bụng bầu

Đến tuần thai thứ 20, tử cung đã phát triển đến tầm ngang rốn. Theo đó, bụng của mẹ sẽ càng ngày càng to lên nhanh chóng. Đến giai đoạn cuối thai kì, mẹ sẽ cảm nhận bụng to đến tận đáy lồng ngực. Từ đây, hầu hết mẹ đều thấy bụng mình to ra rất rõ.

4.2. Cân nặng 

Ở tháng mang thai thứ 5, trung bình mỗi tuần mẹ bầu sẽ tăng khoảng nửa lạng. Cũng ở giai đoạn này, cân nặng trung bình thai phụ tăng khoảng 5kg.

4.3. Da của mẹ bầu

Da mặt của mẹ lúc này có thể xuất hiện vài vết sạm mờ. Tương tự, xung quanh núm vú cũng sạm màu đi đôi chút. Những thay đổi này là rất bình thường. Ngoài ra, còn có tình trạng nốt ruồi thay đổi trong thai kì. Nếu mẹ thất xuất hiện thêm nốt ruồi mới hoặc là nốt ruồi cũ đột nhiên có sự thay đổi lớn về kích thước hoặc hình dạng thì lúc này mẹ nên đi khám bác sĩ.

4.4. Cử động thai 

Một trong những cảm giác đặc biệt nhất ở giai đoạn thai 20 tuần là mẹ đã có thể cảm nhận được bé đang đạp. Vậy là từ đây, mẹ đã có thể nhận thức rõ sự tồn tại của bé.

5. Thai nhi tuần 20 nên được mẹ chăm sóc như thế nào?

5.1. Trang phục

Ở tuần thai 20, chân của mẹ đã bắt đầu bị phù và sưng lên. Lời khuyên cho các mẹ là lúc này hãy ngừng việc mang những đôi giày quá chật mà hãy chọn mang những đôi giày thật rộng rãi. Ngoài ra, mẹ cũng hãy mặc những bộ trang phục có phom dáng rộng để có thể thoải mái vận động.

5.2. Thể dục khi mang thai 20 tuần

Cơ thể mẹ lúc này vẫn chưa quá nặng nề, cho nên mẹ bẫn sẽ cảm thấy khá thoải mái. Ở giai đoạn này, mẹ hãy tranh thủ thư giãn và tận hưởng trước khi bước vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Khi mang thai 20 tuần, mẹ đừng đứng quá lâu, hãy chịu khó đi bộ nhẹ nhàng, tuy nhiên cần tránh những hoạt động khom lưng, cuối xuống vì sẽ không tốt cho cột sống.

5.3. Thực phẩm nên bổ sung

Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm có thể cung cấp đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu như: sắt, DHA, Choline, vitamin A – B1 – B2,… Trong quá trình mang thai, mẹ cần đảm bảo lượng sắt mỗi ngày từ 27 đến 30 mg. Dưới đây là danh sách một số loại thực phẩm cung cấp nhiều chất sắt sau đây:

  • Thịt bò
  • Thịt heo
  • Các loại ngũ cốc
  • Cải bó xôi
  • Chocolate đen

5.4. Lên lịch khám thai ở tuần 20

Nếu tuần 18 và tuần 19 mẹ vẫn chưa sắp xếp được lịch đi khám bác sĩ hãy đặt lịch ngay ở tuần thai 20 nhé. Lúc này, mẹ sẽ được bác sĩ tham khám và cung cấp các thông tin quan trọng về huyết áp, cân nặng và các vấn đề sức khỏe khác để đảm bảo một thai kỳ khoẻ mạnh.

Từ những thông tin trên đây, chắc hẳn mẹ đã có thể trả lời được câu hỏi “Thai 20 tuần nặng bao nhiêu kg” rồi đúng không? Hy vọng mẹ sẽ xây dựng được cho mình một chế độ ăn uống khoa học và giàu dinh dưỡng, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

>> Tìm hiểu thêm: Bảng cân nặng của thai nhi chuẩn WHO theo từng tuần tuổi

Bài trướcThai nhi 2 tuần tuổi: Một số điểm nổi bật cần lưu ý
Bài tiếp theoThai nhi 3 tuần tuổi: Kích thước, các triệu chứng và lời khuyên