Thực đơn ăn dặm cho bé đủ chất mỗi ngày

0
173
Thực đơn ăn dặm cho bé đủ chất mỗi ngày
Thực đơn ăn dặm cho bé đủ chất mỗi ngày
Quảng Cáo

Ăn dặm là hình thức cho bé ăn thêm những thức ăn khác ngoài sữa mẹ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé phát triển. Do đó, vào thời điểm quan trọng này, các mẹ thường mất thời gian suy nghĩ về thực đơn ăn dặm của bé, rằng độ tuổi nào thích hợp để bé ăn dặm và xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé như thế nào? Các bố mẹ nào đang loay hoay tìm câu trả lời chi tiết thì nên đọc ngay bài viết này!

Thực đơn ăn dặm cho bé đủ chất mỗi ngày

Thực đơn ăn dặm cho bé nên bắt đầu khi nào?

Sau khoảng thời gian bé chỉ ăn sữa, bé nên bắt đầu được cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Theo Tổ chức Y tế thế giới, lúc này hệ tiêu hóa của trẻ khá hoàn chỉnh. Bé đã có thể hấp thu những thức ăn đặc hơn sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cần bổ sung một thực đơn mới để cung cấp đầy đủ chất cho sự phát triển của trẻ.

Các món ăn ngoài sữa mẹ rất cần thiết cho bé giai đoạn này. Tuy nhiên, nhiều mẹ vì quá lo lắng về chất dinh dưỡng của sữa mà cho trẻ ăn dặm sớm. Điều này là không nên bởi hệ tiêu hóa của bé cần thời gian hoàn thiện. Thêm vào đó, sữa mẹ vẫn đóng vai trò cung cấp một nửa nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Ngược lại, nếu cho bé ăn dặm muộn, bé có thể bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, còi xương,…

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ tới thời gian ăn dặm

Mỗi bé đều có nhu cầu và thời gian phát triển khác nhau. Vì vậy, trên thực tế có thể không cần đến 6 tháng mới bắt đầu cho bé ăn. Nếu bé có những biểu hiện này, bố mẹ đã có thể xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé ngay lúc này. 

  • Bé đòi bú nhiều hơn và khóc vào buổi tối đòi bú
  • Bé thường mút tay, nhiều khi ‘măm măm’ cả bàn tay
  • Nhìn người lớn khi ăn và với tay đòi lấy
  • Bé thường chảy nước miếng
  • Bé hứng thú khi được bố mẹ mớm cho ăn
  • Bé có thể giữ thẳng đầu và tự ngồi

Sau khi nhận biết các dấu hiệu trên của bé, bố mẹ có thể yên tâm xây dựng thực đơn ăn dặm. Công đoạn này khiến nhiều bố mẹ ‘cân, đo, đong, đếm’ để phù hợp với khẩu phần của bé. Dưới đây là các lưu ý để những bữa ăn dặm phù hợp với cơ thể bé.

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ tới thời gian ăn dặm

7 điều bố mẹ cần lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé

Nguyên tắc 1: Xây dựng thực đơn ăn dặm từ ngọt đến mặn

Giai đoạn đầu, mẹ nên cho bé tập ăn những thức ăn gần giống sữa mẹ để việc ăn dặm dễ dàng hơn. Mẹ nên cho bé ăn bột lỏng có vị ngọt trước. Sau đó chuyển qua vị mặn, nhiều dưỡng chất hơn. Bên cạnh đó, không được thêm các loại gia vị của người lớn vào trong khẩu phần ăn dặm của bé.

Nguyên tắc 2: Ăn từ ít tới nhiều

Tập cho bé ăn dặm theo trình tự: ngũ cốc (như cháo trắng), đến rau củ, quả (khoai lang, bí đỏ, cà rốt, chuối, bơ,…). Sau đó đến thịt heo, thịt gà nạc. Mẹ có thể cho bé ăn 1 – 2 muỗng bột mỗi lần. Sau đó, tăng dần lên 1/3 chén, nửa chén,…  Việc cho bé ăn ít, ăn từ từ sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé được luyện tập và hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. 

Nguyên tắc 3: Ăn dặm từ loãng tới đặc

Đây là nguyên tắc giúp trẻ không bị dị ứng hay nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn lạ. 

Nguyên tắc 4: Thực đơn ăn dặm nhiều màu sắc

Thực đơn ăn dặm của bé cần phải đầy đủ dưỡng chất với màu sắc hài hòa. Chúng cần đầy đủ các chất, đặc biệt chất đạm, chất sắt, vitamin, DHA.

Nguyên tắc 5: Nấu chín, nghiền nhỏ đồ ăn dặm cho bé

Bé từ 6 – 8 tháng nên được ăn thức ăn đã nghiền nhỏ. Đối với trẻ 10 – 12 tháng, bố mẹ nên cho bé ăn thức ăn mềm để kích thích nướu.

Nguyên tắc 6: Cho bé ăn đúng giờ

Tập cho bé ăn đúng giờ sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé có thời gian tiêu hóa. Bố mẹ có thể cho bé ăn nhiều bữa trong ngày, sau đó giảm dần còn 3 bữa. Lưu ý, mỗi bữa ăn của bé nên cách nhau ít nhất 2 giờ.

Nguyên tắc 7: Không ép bé ăn

Khi bé không muốn ăn, bố mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc ăn dặm. Sau 5 – 7 ngày, mẹ có thể cho bé ăn dặm trở lại.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 

Chắc hẳn bố mẹ đã biết thời gian cho bé ăn dặm cũng như những nguyên tắc vàng trong việc lên thực đơn ăn dặm. Dưới dây, VNCare mách bạn một số món ăn để bé bắt đầu ăn dặm ngon lành, bố mẹ không mất nhiều thời gian chuẩn bị.

  • Thứ 2: Cháo mịn bí đỏ, sữa.
  • Thứ 3:.Cháo mịn bắp cải, đậu xanh.
  • Thứ 4: Súp gà, nấm, cà rốt
  • Thứ 5: Khoai lang nghiền, cải thìa.
  • Thứ 6: Cháo mịn cà rốt, bông cải.
  • Thứ 7: Súp khoai tây sữa, đậu.
  • Chủ nhật: Cháo bí đỏ, cải xoăn.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể tham khảo một số món chi tiết sau đây:

Cháo mịn nấu với cà rốt đơn giản

Nguyên liệu: Cháo trắng, cà rốt.

Cách nấu: Đầu tiên, mẹ nấu cháo trắng theo tỉ lệ 1:10 gạo/nước. Tiếp đó, rây qua lưới cho thật mịn, lấy nước cất. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch. Đem luộc hoặc hấp chín mềm. Sau đó, đem nghiền nhỏ. Để cho bé ăn dặm, mẹ trộn 2 thìa cháo nhuyễn và 2 thìa cà rốt nhuyễn rồi đảo đều.

Thực đơn ăn dặm với súp khoai tây sữa 

Nguyên liệu gồm có: 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức, nửa củ khoai tây.

Cách nấu: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ và đem hấp chín mềm. Sau đó, sữa cho vào nồi nấu cùng khoai tây đến lúc khoai mềm. Lấy hỗn hợp đó xay nhuyễn hoặc rây qua lưới để lấy hỗn hợp mềm mịn.

Bơ trộn sữa bổ mát

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1/4 quả bơ chín, 50 – 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cách nấu: Với bơ chín, mẹ bỏ vỏ và thái lát, đem nghiền mịn. Tiếp đến, cho sữa vào bơ đã được xay nhuyễn và trộn đều.

Khi bé đã quen dần với việc ăn dặm, bố mẹ có thể kết hợp thịt bò, heo, cá và cua đồng,… Từ đó, thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé được đa dạng, giúp trẻ phát triển toàn diện.

>>> Xem thêm:

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 

Trên đây, bài viết đã chia sẻ cùng bố mẹ thực đơn ăn dặm hàng ngày cho bé. Hy vọng, bố mẹ sẽ biết được thời điểm nào bé có thể ăn dặm và cách lên thực đơn hợp lý cho bé. Hành trình chăm con cần sự kiên nhẫn và thông thái. Huggies sẽ đồng hành cùng bạn để việc chăm con trở nên dễ dàng hơn.

>>> Xem thêm:

Bài trướcBảng cân nặng thai nhi theo tuần mới nhất 2022
Bài tiếp theoHướng dẫn cách cho bé ăn dặm đủ chất, nhàn cho mẹ