Trẻ khóc đêm ngủ không ngon giấc phải làm sao?

0
92
Trẻ khóc đêm ngủ không ngon giấc phải làm sao?
Trẻ khóc đêm ngủ không ngon giấc phải làm sao?
Quảng Cáo

Hiện tượng trẻ khóc đêm (dạ đề) không phải hiếm gặp. Tuy nhiên, việc trẻ khóc đêm sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của bé. Vậy, nếu trẻ sơ sinh, trẻ ba tháng tuổi khóc đêm thì phải làm sao? Liệu bé có thiếu chất gì? Đừng lo, bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc cho bố mẹ.

Trẻ khóc đêm ngủ không ngon giấc phải làm sao?

1. Trẻ khóc đêm vì sao?

Trẻ khóc đêm là một biểu hiện thường thấy ở những bé dưới 3 tháng tuổi. Lúc này, bé sẽ có các triệu chứng như khó chịu, giật mình thường xuyên và quấy khóc. Từ 3 tháng tuổi trở lên, hiện tượng khóc đêm ở trẻ sẽ tự biến mất.

Vậy, nguyên nhân nào khiến bé hay khóc đêm? Bố mẹ cùng xem để hiểu rõ trẻ khóc nhiều do đâu nhé!

Trẻ khóc đêm do đói bụng

Ở độ tuổi chưa đầy 3 tháng, cơ chế ngủ của bé chưa rõ ràng. Do đó, bé thường thức giấc hai lần giữa đêm để bú. Đến 4 tháng tuổi, trẻ đã ngủ đều hơn và đã có thể bú bình. Nếu trẻ khóc, thường cho tay vào miệng, mẹ nên cho bé ăn để nạp năng lượng cho giấc ngủ tiếp đó. 

Trẻ khóc đêm do tã ướt

Tã lót ẩm ướt sẽ khiến bé khó chịu và quấy khóc. Do đó, mẹ cần kiểm tra tã thường xuyên để giúp bé dễ chịu và ngủ ngon hơn. 

Trẻ bị bệnh

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khóc đêm, mè nheo có thể xuất phát từ cảm xúc hay dị ứng. Vì vậy, bố mẹ cần đảm bảo phòng ngủ luôn thoáng mát, sạch sẽ. Nếu bé khóc dữ dội kèm theo nôn ói, bố mẹ cần chăm sóc kịp thời hoặc đưa bé đến gặp bác sĩ nếu không thể tự xử lý.

Ngoài ra, trẻ hay khóc đêm còn có thể do côn trùng cắn, trẻ đang trong thời kỳ mọc răng, trẻ ngủ ngày quá nhiều,… Tóm lại, bố mẹ chỉ cần chú ý sẽ biết được bé con của mình khóc đêm nhiều là do đâu. Từ đó, bố mẹ có biện pháp giúp trẻ ngủ sâu giấc.

2. Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì?

Nếu trẻ khóc đêm nhiều kèm theo những biểu hiện giật mình, ngủ không sâu giấc, chậm tăng cân,… thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc trẻ đang bị thiếu chất.

Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Thiếu vitamin D sẽ khiến bé còi xương, viêm nhiễm đường hô hấp cũng như bé khó ngủ ngon giấc. Vitamin D thường có trong đậu phụ, sữa chua, phô mai, trái cây,… Do đó, mẹ cần bổ sung cho cả mẹ và bé để cải thiện sức khỏe của trẻ.

Canxi

Canxi giúp bé duy trì hoạt động ổn định của hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Vì vậy, nếu trẻ thiếu canxi sẽ có một số biểu hiện như: trẻ hay khóc đêm, giật mình, khó ngủ, chậm mọc răng…

Kẽm

Kẽm là trong vi chất đóng vai trò quan trọng trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Khi trẻ thiếu kẽm sẽ có một số biểu hiện như rối loạn giấc ngủ, khóc đêm, biếng ăn, thị lực kém, tiêu chảy kéo dài,…

Magie

Magie tham gia vào quá trình chuyển hóa đối với hệ thần kinh và tim mạch. Do đó, trẻ thiếu magie có các biểu hiện như: Nhịp tim bất thường, mắc các bệnh về da, giấc ngủ chập chờn,…

Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì?

3. Trẻ 3 tháng tuổi khóc đêm có bất thường không?

Thông thường trẻ 3 tháng tuổi khóc đêm ít hơn. Nhưng nếu trẻ khóc đêm nhiều, bố mẹ không cần quá lo lắng. Điều này có nghĩa cơ chế giấc ngủ của các bé không giống nhau. Trẻ dưới 2 tuổi khóc đêm là do bé khó thể hiện nhu cầu của bản thân. Trẻ 3 tháng tuổi trở lên khóc nhiều có thể do bé quen được cưng nựng. Nhiều trường hợp trẻ quấy khóc do cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ bị đói hay tã bị ướt,… Điều này chỉ bất thường khi bé khóc dữ dội. Đây sẽ là biểu hiện để bố mẹ theo dõi thêm sức khỏe và chế độ ăn của con.

4. Trẻ khóc đêm phải làm sao?

Chữa trẻ khóc đêm bằng mẹo dân gian

Theo kinh nghiệm dân gian, bố mẹ có thể sử dụng cỏ ở bờ giếng, lá tre, lá trà tươi và giấu chúng ở nơi bé nằm hoặc đặt chúng vào rốn trẻ. Tuyệt đối không cho ai biết. Một số bố mẹ khác mê tín rằng trẻ khóc đêm do tâm linh. Song, bố mẹ cần bình tĩnh suy xét và nên tìm đến bác sĩ để bé có giấc ngủ ngon hơn.  

7 mẹo chữa trẻ khóc đêm các mẹ nên làm

Khác với sổ mũi ở trẻ, trẻ hay quấy khóc đêm không có thuốc để giải quyết nhanh gọn. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm chăm con của nhiều bà mẹ, VNCare đã tổng hợp mẹo chữa trẻ hay quấy khóc. Chúng có thể giúp bố mẹ giải quyết nỗi lo lắng của mình, ít nhất trong thời điểm đó. 

  • Mỗi khi con khóc, mẹ nên ẵm con vào ngực và massage cho trẻ. Việc ngửi thấy mùi cơ thể mẹ, giúp bé có cảm giác an toàn.
  • Không nên cho trẻ ăn quá no vào mỗi tối, nhất là trước khi ngủ. Mỗi bữa ăn cách nhau 2-3 tiếng. 
  • Quấn tã cho bé khi ngủ. Mẹ nên quấn chặt nhưng phải đảm bảo bé vẫn thoải mái với tã đang dùng.
  • Giữ cơ thể trẻ luôn khô ráo, thường xuyên thay tã mới sau khi trẻ đi tiểu hay đại tiện.
  • Phòng ốc phải sạch sẽ, tránh sử dụng các loại bột giặt, nước xả gây kích ứng da trẻ.
  • Tập trẻ một lối sống khoa học trong ăn uống, vui chơi, đại tiểu tiện, ngủ nghỉ.
  • Không nên để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày. Nếu muốn có thể cho trẻ ngủ nhiều hơn vào buổi trưa.  
  • Có thể mở nhạc cho trẻ sơ sinh và tránh các hoạt động ồn ào khiến bé giật mình. 
  • Tìm không gian mới dỗ trẻ, đồng thời sử dụng đồ chơi bé yêu thích để giúp bé ngừng khóc.
Trẻ khóc đêm phải làm sao?

>>> Xem thêm: Bảng cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh theo mỗi tháng tuổi

Trên đây, bài viết đã cung cấp giải pháp cho trẻ khóc đêm cũng như trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì. Hy vọng, bố mẹ sẽ biết được bé cưng quấy khóc do đâu và biết cách giúp bé yên tâm ngủ ngon. Hành trình chăm con cần sự kiên nhẫn và thông thái. VNCare sẽ đồng hành cùng bạn để việc chăm con trở nên dễ dàng hơn.

Bài trước7 Mẹo chữa trẻ hay quấy khóc hiệu quả, giúp bé ngủ ngon
Bài tiếp theoBé bị tiêu chảy nên ăn gì? Những điều mẹ nên lưu ý