Trẻ mấy tháng biết bò? Dấu hiệu bé sắp biết bò mẹ nên lưu ý

Bò là một cột mốc đáng nhớ trong quá trình phát triển của trẻ. Trẻ mấy tháng biết bò là câu hỏi mà hầu hết những ai làm mẹ đều thắc mắc.

Bài viết của VnCare sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc đó và đưa ra những dấu hiệu để mẹ có thể nhận biết được!

Tham khảo: Trẻ 9 tháng tuổi chưa biết bò phải làm sao?

Trẻ mấy tháng biết bò?

Hầu hết trẻ sơ sinh biết bò khi được 7 đến 10 tháng tuổi. Một số bé biết bò sớm hơn trong khi những bé khác bắt đầu chậm hơn. Có những bé bỏ qua hẳn giai đoạn bò, và tiến thẳng đến giai đoạn tự học cách đứng dậy bằng cách bám vào đồ đạc xung quanh. Mỗi bé phát triển theo một cách riêng, vì vậy mẹ đừng quá lo lắng khi bé nhà mình hơi chậm biết bò hơn so với các bé khác nhé!

Một điều nữa mà mẹ cần nhớ là không phải tất cả trẻ sơ sinh đều bò theo cùng một cách. Có bé gần như chỉ bò bằng hai tay, có bé dùng hai tay và đầu gối, cũng có bé trườn bằng bụng với sự trợ giúp của hai khuỷu tay.

Nhìn chung, mẹ có thể mong đợi bé nhà mình đã thành thạo bò khi bé tròn một tuổi.

Tham khảo: Bé tập đi

Trẻ mấy tháng biết bò?

Hầu hết trẻ biết bò trong giai đoạn 7 – 10 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu trẻ sắp biết bò

Khi mẹ quan sát và thấy bé có những dấu hiệu sau đây, có nghĩa là bé sắp biết bò:Bé có thể ngồi vững và không cần hỗ trợ

Bé tự ngồi được chứng tỏ rằng các cơ cần thiết cho sự phối hợp và cân bằng đang phát triển tốt. Đây cũng là hai yếu tố thiết yếu để bé có thể bò thành công. Thông thường, những bé biết lật sớm sẽ biết bò sớm hơn, bởi bé sẽ có nhiều thời gian để tập luyện.Rướn người lên khi nằm sấp

Tư thế nằm sấp giúp tăng cường cơ lưng và cổ cho trẻ. Khi mẹ đặt bé nằm sấp và bé cố tự mình rướn lên, bé đã sẵn sàng để tập bò.Bé thích thú khi nằm sấp trên sàn nhà hoặc bề mặt phẳng rộng

Đây là dấu hiệu cho thấy bé muốn tự di chuyển bằng cách điều khiển cơ thể mình, thay vì bị bó buộc trong ghế ăn, xe đẩy hay được mọi người bế thường xuyên.Bé quan tâm đến các đồ vật xa tầm với

Bé bắt đầu thích thú và tập trung tới những món đồ ở phạm vi xa hơn và khó với tới được. Mẹ có thể tập bò cho trẻ bằng cách đặt đồ chơi hoặc đồ ăn ở xa tầm với của trẻ, để trẻ có thể bò tới lấy.

Tham khảo: Trẻ mấy tháng biết lật

Dấu hiệu nhận biết trẻ sắp biết bò

Trẻ thích thú khi được nằm sấp trên sàn nhà là dấu hiệu bé sắp biết bò (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ biết ngồi hay bò trước

Thông thường trẻ sơ sinh sau khi biết ngồi sẽ biết bò. Khi đang ngồi, bé chống tay với đồ chơi và có thể dùng bàn tay, cánh tay của mình để chống đỡ cơ thể, sau đó co gối để đẩy mình về phía trước. Bên cạnh đó, bé có thể trườn bằng bụng của mình ngay cả khi chưa biết ngồi.

Tham khảo: Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

Trẻ biết ngồi trước khi biết bò

Trẻ có thể trườn bằng bụng ngay cả khi chưa biết ngồi (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ học bò như thế nào?

Con thường sẽ bắt đầu trong khoảng thời gian nằm sấp, bắt đầu trườn. Các phần cơ cổ và vai con bắt đầu phát triển cứng cáp nhất định, giúp con yêu bắt đầu ngẩng đầu và vai, có thể chống đỡ cơ thể bằng khuỷu tay. Sau đó, con có thể thực hiện một trong số những động tác sau:

  • Ngẩng cao đầu và vai, dùng hai tay chống xuống để nâng đầu và ngực lên.
  • Giữ thăng bằng trên hai tay và hai chân, hoặc trên hai tay và đầu gối.
  • Xoay vòng tròn cơ thể.
  • Đung đưa qua lại trên bàn tay và đầu gối.
  • Chống tay và đầu gối, cơ thể song song với sàn nhà và đung đưa qua lại.
  • Tiến lên trước bằng bụng, hoặc tay và đầu gối.
  • Tập ngồi dậy trong tư thế nằm sấp.
  • Cố gắng tiến về phía trước, đồng thời cũng tụt cơ thể về phía sau để đỡ lực.
  • Bò thành thạo.

Tham khảo: Mấy tháng trẻ biết ngồi

Trẻ học bò như thế nào

Trẻ dùng hai tay chống xuống để nâng đầu và ngực lên để bò (Nguồn: Sưu tầm)

Các hình thức bò đáng yêu của trẻ

  • Cổ điển: Con yêu của mẹ sẽ bò chéo chi bằng cách chống tay và khuỵu gối xuống sàn, thân người song song với mặt sàn.
  • Con cua: Con chống bàn tay xuống sàn, cánh tay thằng và dùng cả 2 cánh tay để đẩy cơ thể về phía trước.
  • Con gấu: Con di chuyển bằng cách sử dụng các bàn tay và bàn chân chống xuống sàn.
  • Con ếch: Con ngồi trên sàn, dùng cánh tay kéo cơ thể để lết mông về phía trước.
  • Trườn bụng chéo chi: Con nằm trên sàn, bụng tiếp xúc với mặt sàn và trườn bằng cách dùng cánh tay ở bên này chạm sàn cùng lúc với chân ở bên phía đối diện để đẩy cơ thể về phía trước.
Các dáng bò ở trẻ

Dáng bò kiểu cổ điển (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ có thể làm gì để hỗ trợ bé học bò

Một trong những thời điểm khó khăn của bé khi học bò là phải nâng cả bụng lên khỏi sàn. Khi đó mẹ hãy dùng một chiếc gối to đặt dưới bụng bé và lăn bé qua gối. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được khả năng của mình và quen dần với tư thế trên 4 chân.

Ngoài ra, mẹ hãy đặt đồ chơi yêu thích của bé ra xa một tí. Bằng cách này, mẹ đang khuyến khích bé tiến tới mục tiêu của mình. Trong quá trình đó, mẹ cần phải thật kiên nhẫn và dành cho bé những lời khen ngợi khi bé đạt được một thành tích nhỏ. Mẹ cần lưu ý không đưa đồ chơi cho bé ngay khi bé quấy khóc, vì nuông chiều bé là một nguyên nhân không những khiến bé chậm biết bò, mà còn có thể dẫn đến việc chậm đi, chậm nói.

Thảm cho bé tập bò cũng là một dụng cụ hỗ trợ trong giai đoạn bé tập bò. Vì đây là giai đoạn khá quan trọng nên mẹ cần hiểu rằng không phải mẫu thảm sàn nào cũng phù hợp làm thảm cho bé tập bò. Ví dụ như thảm lông là loại thảm nên được để xa tầm với của trẻ em. Hãy chọn những mẫu thảm mềm mại, giữ nhiệt tốt, không thấm nước và đặc biệt là dễ vệ sinh. Màu sắc đa dạng cũng là một yếu tố quan trọng vì giúp kích thích trí não của bé phát triển.

Con vận động nhiều để rèn luyện động tác bò. Do đó, cơ thể con bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không được mặc quần áo, tã bỉm có tác dụng thấm hút mồ hôi tốt, gây ứ đọng mồ hôi và bít tắc tuyến mồ hôi dẫn đến làn da bị viêm, con sẽ có cảm giác ngứa, khó chịu…

Tã quần Huggies Platinum Naturemade với thiết kế tinh chất Tràm Trà Tự nhiên, làm dịu da, chống hăm tã, viêm da hiệu quả.

Công nghệ Bong Bóng 3D thấm hút tức thì và ngăn thấm ngược giúp trẻ thoải mái khi tập bò. Nhờ vậy mà em bé của bạn sẽ dễ dàng biết bò thành thạo trong thời gian ngắn.

Mẹ hỗ trợ bé tập bò

Đặt đồ chơi ra xa để khuyến khích bé tiến tới (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ cần làm gì để bảo vệ bé khi toàn khi bắt đầu bò

Em bé còn nhỏ nên rất thích thú khi khám phá môi trường xung quanh, nhưng không phải địa điểm nào cũng an toàn đối với em bé. Sau đây là những điều bố mẹ cần phải lưu ý để bảo vệ trẻ:Các ngăn tủ

Trẻ em rất thích mở những ngăn tủ để khám phá đồ đạc ở trong. Tuy nhiên, trong tủ đó có thể chứa các vật dụng như dao, kéo, diêm hay các đồ dùng gây hại tới em bé. Do đó, bố mẹ nên lắp các chốt khóa trên cửa tủ và ngăn kéo để trẻ không mở được nữa.Cầu thang

Theo Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ, việc sử dụng rào chắn an toàn là điều bắt buộc trong các gia đình có trẻ nhỏ. Mục đích của rào chắn này là để em bé không bị ngã nhào xuống cầu thang.Tấm phủ cửa sổ

Những sợi dây lủng lẳng từ các bộ rèm là một vật rất thu hút và bé có thể nắm lấy bất cứ lúc nào. Bố mẹ cần dùng những tấm phủ để che cửa sổ lại để hạn chế rủi ro cho trẻ. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên lắp các tấm chắn hoặc lưới an toàn để ngăn chặn việc trẻ có thể bị rơi ra ngoài.Các ổ cắm điện

Bố mẹ nên mua những loại nắp đậy ổ cắm và lắp chúng vào với nhau, để đề phòng trẻ có thể chạm tay vào đó và bị giật điện.Các góc nhọn

Những cạnh bàn sắc nhọn là yếu tố có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Mẹ nên sử các loại bọc góc nhọn bằng cao su để đảm bảo sự an toàn cho trẻ.Vật nặng và đồ đạc

Bố mẹ nên cố định các đồ vật nặng, TV, giá sách… một cách chắc chắn. Để đảm bảo rằng chúng không thể rơi xuống và làm ảnh hưởng đến trẻ.Vòi nước

Phụ huynh nên lắp các thiết bị chống bỏng trên vòi nước để có thể ngăn ngừa việc trẻ bị bỏng hoặc điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và hạn chế để trẻ tới gần.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đặt những đồ vật nguy hiểm như pin, súng… xa tầm với của trẻ em.

Tham khảo: Quá trình phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Những việc mẹ nên làm để bảo vệ trẻ khi trẻ tập bò

Sử dụng bọc cạnh bàn để tránh gây tổn thương tới trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Khi nào mẹ cần quan tâm nếu bé chưa biết bò

Mỗi trẻ sẽ có mỗi mốc phát triển khác nhau, và thông thường trẻ sinh non sẽ biết bò chậm hơn các bạn cùng trang lứa. Nếu bé đã lớn hơn 10 tháng tuổi mà vẫn chưa biết bò, mẹ có thể kiểm tra lại những yếu tố sau:Bố mẹ hoặc ông bà đã để bé chơi trên sàn nhà nhiều hay chưa?Bố mẹ có hay cho trẻ vào xe đẩy, ghế ngồi bệt hay cho bé chơi tại chỗ không?Bố mẹ có khuyến khích trẻ lấy đồ chơi trên sàn nhà không?

Nếu trẻ phát triển hoàn toàn bình thường và bạn đã làm tất cả những điều trên, bạn cần kiên nhẫn, cho bé thời gian trải nghiệm và tập biết bò.

Tuy nhiên, khi trẻ được hơn 1 tuổi nhưng vẫn không hứng thú với việc bò, đi hay đứng, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Đôi khi, trẻ có vấn đề về thần kinh hoặc cơ thể chậm phát triển. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cũng như phương pháp để giải quyết tình trạng đó cho trẻ.

Tham khảo: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh

Khi nào mẹ cần quan tâm nếu trẻ chưa biết bò?

Trẻ chậm bò có thể là một dấu hiệu bệnh lý (Nguồn: Sưu tầm)

Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã giải đáp được thắc mắc “Bé mấy tháng biết bò?” rồi nhé. Nếu mẹ còn những thắc mắc về quá trình phát triển của bé yêu, mẹ đừng ngần ngại gửi câu hỏi về Góc Chuyên gia của VnCare để được các bác sĩ hỗ trợ giải đáp thêm.

Nguồn Huggies:

https://www.huggies.com.vn/cham-soc-be/cac-su-kien-quan-trong-cua-be/su-phat-trien-cua-be/be-may-thang-biet-bo

Bài Viết Liên Quan

Comments

Bài Viết Mới Nhất