Viêm dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm dạ dày

0
495
benh viem loet da day va nhung n
Quảng Cáo

Bệnh viêm dạ dày không còn là bệnh lý quá xa lạ trong cuộc sống. Bệnh xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau và có mức độ nguy hiểm đáng báo động. Vậy nên hãy cùng theo chân bài viết mà website VNCare chia sẻ bên dưới để hiểu rõ hơn về bệnh viêm dạ dày nhé!

1. Viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày là gì? - Ảnh 1

Viêm dạ dày là bệnh gì?

Viêm dạ dày – tá tràng là hiện tượng niêm mạc ở dạ dày – tá tràng bị tổn thương, viêm nhiễm do vi khuẩn, virus gây nên. Dạ dày là nơi tiếp nối phần đầu của ruột non nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ khác nhau. Vậy nên khi bị bệnh này sẽ kéo theo nhiều bệnh lý về đường hô hấp, bệnh tiêu hóa khác. 

2. Phân loại viêm dạ dày?

Bệnh đau dạ dày được chia thành 2 loại chính là viêm dạ dày – tá tràng cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh chỉ gây nên những triệu chứng nhẹ về đường tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi,…Ngược lại, giai đoạn mãn tính có thể gây xuất huyết ruột, đau bụng, nôn ra máu. 

3. Nguyên nhân gây ra viêm dạ dày?

3.1 Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn là một trong các nguyên nhân gây ra viêm dạ dày - Ảnh 2

Nguyên nhân gây ra đau dạ dày?

Dạ dày thường rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn Helicobacter Pylori và trường hợp này chiếm khoảng hơn 30 %. Vi khuẩn khi xâm nhập gây nên các triệu chứng như đau nhức, chán ăn. Nếu phát hiện kịp thời có thể ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và giảm thiểu mức thấp nhất gây nên biến chứng về sau.

3.2 Thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau

Các thuốc giảm đau nếu dùng với hàm lượng quá lớn có thể gây ra tác dụng phụ. Khi đó các chất này sẽ chuyển hóa chậm, gây ứ đọng ở đường ruột và lâu ngày khiến cho niêm mạc bị chèn áp. Vậy nên chỉ sử dụng thuốc giảm đau khi có sự cho phép của bác sĩ

3.3 Do tuổi tác

Tuổi tác càng lớn thì các chức năng trong cơ thể càng ngày càng suy giảm. Dạ dày cũng thế và nếu không ăn uống đầy đủ sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu chất. Khi đó các vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và gây nên bệnh đau dạ dày và các bệnh lý khác. 

3.4 Uống nhiều rượu bia

Trong rượu bia có chứa nhiều cồn và các chất kích thích gây hại cho cơ thể. Bởi vậy nên nếu uống với lượng quá nhiều khiến cho cơ thể không thể chuyển hóa. Tích tụ lâu ngày khiến cho dạ dày, tổn thương nghiêm trọng và có thể lở loét bất cứ lúc nào. 

3.5 Căng thẳng (stress)

Căng thẳng (stress) cũng là nguyên nhân gây ra bệnh - Ảnh 3

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh

Tình trạng căng thẳng do áp lực công việc hay gia đình cũng là nguyên nhân gây nên bệnh viêm dạ dày. Khi đó, lượng axit ở dạ dày trào ngược lên và tạo cảm giác đắng miệng, buồn nôn. Vậy nên mà bạn đọc nên cân nhắc điều này để tránh bị mắc bệnh viêm dạ dày.  

3.6 Viêm dạ dày tự miễn

Viêm dạ dày tự miễn là tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày tập trung chủ yếu thân và phình vị. Hiện tượng này là do sự xuất hiện của kháng thể chống lại tế bào thành của dạ dày. Điều này dẫn đến sự phá hủy lớp niêm mạc dạ dày và có thể gây ung thư dạ dày. 

3.7 Các bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác

Việc điều trị các bệnh lý như suy gan, suy thận bằng các loại thuốc tây có thể khiến dạ dày bị tổn thương nặng nề. Khi đó, bạn cần phải đến bệnh viện để được xét nghiệm và theo dõi trong vài ngày. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa việc để lại biến chứng và gây ảnh hưởng đến tính mạch của người bệnh. 

4. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm dạ dày?

  • Có cảm giác chán ăn, nhạt miệng.
  • Thường xuyên bị khó tiêu, ợ nóng, ợ chua. 
  • Buồn nôn, mắc ói nhiều lần trong ngày. 
  • Đau ở vị trí vùng thượng vị.
  • Nôn ra máu.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm dạ dày? - Ảnh 4

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh đau dạ dày là gì?

5. Viêm dạ dày có nguy hiểm không? Có lây không?

Bệnh viêm dạ dày là một bệnh lý được xếp vào nhóm nguy hiểm, có khả năng gây tổn thương nghiêm trọng ở nội tạng. Một khi không được điều trị kịp thời, tá tràng sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm, lở loét. Ở một số trường hợp khác còn gây chảy máu, thủng tá tràng. 

Nếu bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP thì có khả năng lây nhiễm qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với dịch từ người bệnh. Vậy nên bạn cần phải giữ khoảng cách an toàn để bảo vệ cho chính mình. 

6. Bệnh viêm dạ dày được chẩn đoán như thế nào?

  • Khám tổng quát và phân tích tế bào máu (CBC).
  • Người nghi bị bệnh sẽ được kiểm tra nồng độ Hp bằng xét nghiệm máu, hơi thở hoặc nước bọt.
  • Lấy mẫu xét nghiệm thông qua nước tiểu và phân.
  • Nội soi dạ dày 
  • Chụp X-quang.

7. Những lựa chọn trong điều trị viêm dạ dày

7.1 Sử dụng thuốc

Việc sử dụng các loại thuốc tây dạng viên hay dung dịch uống mang lại hiệu quả rất cao trong việc điều trị viêm dạ dày. Các thành phần có trong thuốc sẽ làm giảm lượng axit trào ngược, phục hồi màng tế bào bị tổn thương. Ngoài ra, còn giảm các triệu chứng đầy hơi, ợ chua, ợ nóng

7.2 Thay đổi lối sống và các biện pháp tại nhà

7.2.1 Viêm dạ dày nên ăn gì?

Người bệnh nên ưu tiên những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo trắng, thịt gà rút xương. Ngoài ra, nên bổ sung các loại rau củ quả và trái cây để có nhiều vitamin và khoáng chất. Có thể tăng cường việc uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, giảm đau dạ dày. 

Nên tích cực ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin cho cơ thể - Ảnh 5

Cách điều trị bệnh hiệu quả

7.2.2 Viêm dạ dày nên kiêng gì?

Người bệnh đau dạ dày nên kiêng uống sữa và các thực phẩm lên men tự nhiên. Bởi lẽ sẽ có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, khiến cho các cơn đau nghiêm trọng hơn. Hơn thế nữa, hạn chế dung nạp các loại thực phẩm nhanh như mì gói, hủ tiếu gói, nui sấy khô,…

7.2.3 Người viêm đau dạ dày có được ăn bữa phụ không?

Người bệnh đau dạ dày có thể ăn bữa phụ nhưng với hàm lượng ít. Nên chọn những loại thực phẩm lành mạnh, tiêu hóa nhanh. Ngoài ra, có thể dùng thêm nước ép để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

8. Cách phòng ngừa bệnh viêm dạ dày hiệu quả

  • Không nên ăn các loại thực phẩm, đồ uống có vị chua hoặc cay nóng như ớt, chanh, tiêu hạt …
  • Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid.
  • Thư giãn đầu óc, tránh áp lực hoặc stress.
  • Người bệnh nên đi ngủ đủ giấc, không uống cà phê hoặc thuốc lá vào ban đêm. 

Cách phòng ngừa bệnh viêm dạ dày hiệu quả - Ảnh 6

Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Bạn đọc có thể tham khảo thêm về nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa bệnh viêm dạ dày tại VNCare. Bên cạnh việc hỏi đáp trực tiếp với bác sĩ, bạn còn có thể tra cứu địa chỉ của các phòng khám, bệnh viện phụ sản, nhà thuốc, nha khoa, cơ sở y tếthẩm mỹ viện trên toàn quốc. Hãy cùng VNCare cập nhật những thông tin y tế 24h mới nhất bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

  1. Viêm dạ dày có uống sữa được không?

Đối với những người mắc bệnh đau dạ dày vẫn có thể uống được sữa, nhưng cần uống đúng cách và vừa đủ để đảm bảo cung cấp đủ calci và dưỡng chất cần thiết khác. Không nên uống quá nhiều sữa sẽ gây dư axit trong dạ dày, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

  1. Viêm dạ dày có được ăn khoai lang không?

Khoai lang chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa và tốt cho người bị đau dạ dày. Thế nên, người bị đau dạ dày có thể ăn khoai lang.

  1. Viêm dạ dày có gây mệt mỏi không?

Bệnh viêm dạ dày có gây mệt mỏi không thì câu trả lời là có nhưng đa số người bệnh đều chủ quan bỏ qua triệu chứng này, ngay cả nhiều bác sĩ cũng dễ nhầm lẫn cho rằng đây là dấu hiệu làm việc quá sức, cơ thể suy nhược, hay các bệnh lý thông thường gây ra,…

Bài trướcCách Trị Mụn Bọc tại nhà hiệu quả theo kiến thức chuyên khoa
Bài tiếp theoThuốc Acemuc giá bao nhiêu? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng