Viêm họng nguy hiểm không? Cách trị viêm họng hiệu quả nhất hiện nay

0
464
trieu chung viem hong cap
Quảng Cáo

Viêm họng là một trong những bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Mặc dù rất quen thuộc nhưng bệnh này vẫn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu chủ quan. Cùng VNCare tìm hiểu kỹ hơn về bệnh viêm họng trong bài viết sau để có phương pháp chăm sóc và điều trị kịp thời nếu mắc phải. Hãy cùng website VNCare tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

1. Viêm họng là gì?

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm xuất hiện ở vùng niêm mạc họng và hầu. Vị trí viêm thường xuất hiện tình trạng sưng đỏ, thậm chí có mùi gây đau rát, đặc biệt là khi nuốt. Thông thường, các triệu chứng viêm họng sẽ tự khỏi sau một tuần đối với trường hợp nhẹ. Bệnh có thể tồn tại ở cả hai dạng cấp tính và mãn tính.

Viêm họng là gì? - Ảnh 1

Bệnh viêm họng là gì?

2. Triệu chứng viêm họng

Việc xác định và phân biệt đúng các triệu chứng viêm họng cấp hoặc mãn tính sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc điều trị, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

2.1 Triệu chứng viêm họng cấp tính

Thông thường, bệnh nhân viêm họng cấp tính thường có biểu hiện sốt 38-39 độ C, có lúc lên đến 40 độ C và thường gặp ở trẻ em. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, ớn lạnh, kén ăn, mệt mỏi, nổi hạch góc hàm.

Họng có cảm giác đau nhiều, đặc biệt là khi nuốt. Một số trường hợp ho, nói chuyện có thể gây đau nhói lên tai. Kèm theo đói là tình trạng ho khan, ho có đờm, ngạt mũi, chảy mũi… Dần dần tiếng nói sẽ trở nên khan nhẹ và mất tiếng gây khó khăn khi giao tiếp.

Khi quan sát trong vòm họng, có thể thấy xuất hiện sưng đỏ, xuất tiết. Hai amidan khẩu cái sưng to, đôi khi kèm với các chấm mủ trắng hoặc bựa trắng trên bề mặt. Niêm mạc mũi bị sung huyết, có xuất tiết chất nhầy và hai góc hàm sưng nhẹ, đau khi chạm vào.

2.2 Triệu chứng viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính thường là hậu quả của viêm họng cấp tính lặp lại nhiều lần, không đáp ứng với các loại thuốc điều trị dẫn đến bệnh kéo dài dai dẳng. Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh viêm họng mãn tính là đau rát họng, thường tăng lên khi nuốt kèm theo ho kéo dài, đôi khi có đờm. Thông thường tình trạng này được chia làm 4 thể dựa trên đặc điểm như sau:

  • Viêm họng mãn tính sung huyết: niêm mạc họng sưng đỏ, thấy nhiều mạch máu.
  • Viêm họng mãn tính xuất tiết: tình trạng niêm mạc họng xuất hiện xung huyết đỏ, tăng tiết chất nhầy, hơi dính vào thành sau họng.

Triệu chứng viêm họng cấp tính - Ảnh 2

Triệu chứng đau họng mãn tính 

  • Viêm họng mãn tính quá phát: Niêm mạc họng đỏ, dày lên, các tổ chức bạch huyết nằm ở thành sau họng quá phát thành nhiều đám có kích cỡ khác nhau nằm rải rác hoặc tập trung thành một dải dọc ở phía sau.
  • Viêm họng teo: Niêm mạc họng mỏng, teo dần, khô do các tuyến nhầy giảm tiết. Họng thường có màu hồng nhạt, đóng vảy vàng. Tình trạng này thường gặp ở những người bệnh lớn tuổi hoặc bị mắc bệnh trĩ mũi.

3. Nguyên nhân viêm họng là gì?

3.1 Do virus

Một số loại virus có khả năng gây viêm họng như virus cúm A, cúm B, coronavirus, parainfluenza virus… Các virus này có thể xâm nhập vào hầu họng do tiếp xúc với dịch tiết và nước bọt của người nhiễm bệnh hoặc phát sinh thứ phát do các bệnh lý như ho gà, cảm lạnh, cúm

3.2 Do vi khuẩn

Mặc dù viêm họng thường ít gây ra do vi khuẩn. Tuy nhiên, so với virus, bệnh do vi khuẩn gây ra thường nghiêm trọng, có diễn tiến phức tạp và dễ gây ra biến chứng nặng nề cho người bệnh hơn.

Các loại vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu, liên cầu khuẩn β tan huyết nhóm A là những loại vi khuẩn chủ yếu gây nhiễm trùng ở hầu họng.

3.3 Bị bệnh viêm họng do dị ứng

Bị bệnh viêm họng do dị ứng - Ảnh 3

Bệnh viêm họng do dị ứng

Dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau họng. Các loại dị ứng như dị ứng thời tiết, phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn đều có thể khiến họng bị viêm sưng. Tuy nhiên, đau họng do dị ứng thường ở mức độ nhẹ, ít có biến chứng nghiêm trọng.

3.4 Một số nguyên nhân khác

Một số yếu tố gây tác động đến niêm mạc họng như không khí khô hanh, hút thuốc lá, la hét hoặc nói chuyện trong thời gian dài, ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể dẫn đến đau họng.

3.5 Do yếu tố rủi ro

Ngoài những nguyên nhân được đề cập ở trên, một số yếu tố rủi to như thời tiết, hệ miễn dịch, môi trường ô nhiễm hoặc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp cũng có thể dẫn đến đau họng.

4. Viêm họng nguy hiểm không? Có lây nhiễm không?

Về cơ bản, bệnh viêm họng rất phổ biến và có nhiều phương pháp điều trị nên thường thuyên giảm nhanh khi nghỉ ngơi và chăm sóc hợp lý. Tuy nhiên, nếu không kịp thời xử lý các triệu chứng, bệnh có thể trở thành mãn tính, gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

Viêm họng nguy hiểm không? Có lây nhiễm không? - Ảnh 4

Viêm họng nguy hiểm không? Có lây nhiễm không?

Những trường hợp bị viêm họng do virus và vi khuẩn gây ra có khả năng lây lan qua đường hô hấp trong khi giao tiếp hoặc tiếp xúc với dịch tiết, nước bọt của người bệnh. Còn lại các nguyên nhân không nhiễm trùng như dị ứng, hút thuốc, trào ngược dạ dày… thường không có nguy cơ lây nhiễm.

5. Những biến chứng có thể xảy ra khi bị viêm họng

Nếu để bệnh viêm họng tiến triển nặng mà không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng như:

  • Sốt thấp khớp, nhiễm trùng máu, suy tim: Những biến chứng này thường xảy ra ở người bị bệnh do vi khuẩn. Nếu không được kiểm soát kịp thời, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tuần hoàn máu, di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể dẫn đến các biến chứng trên.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp: Viêm họng mãn tính kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm thanh quản
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ nếu bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ.

6. Nên ăn gì và uống gì khi bị viêm họng?

Khi bị viêm họng, niêm mạc họng bị tổn thương gây đau rát, đặc biệt là khi nuốt. Do đó, người bệnh cần chú ý lựa chọn các thực phẩm mềm, nấu kỹ để tránh cọ xát lên vùng hầu họng đang bị viêm làm nghiêm trọng hơn các vết thương đang có.

Nên ăn gì và uống gì khi bị đau cổ họng? - Ảnh 5

Người bị viêm họng nên ăn gì và uống gì?

Bên cạnh đó, những thực phẩm có tính trơn mát như sữa chua, canh mồng tơi, canh bí, canh bầu… cũng là lựa chọn phù hợp, giúp bổ sung nước và giảm nguy cơ tổn thương cho họng khi ăn.

Người bệnh cũng cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và kẽm như cam, quýt, xoài, chuối, rau chân vịt, củ cải trắng, các loại hải sản… để tăng cường sức đề kháng, giúp giảm đau, làm mát cơ thể để đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Ngoài thực phẩm, hãy chú ý tăng cường uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể thải độc, tăng tuần hoàn và giảm cảm giác đau rát ở cổ họng. Lưu ý nên uống nước ấm để tránh nguy cơ viêm nhiễm và giúp long đờm, cải thiện tình trạng ngạt mũi, tắt tiếng.

7. Các cách trị viêm họng hiệu quả nhất hiện nay

7.1 Sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm họng

Tùy từng nguyên nhân gây bệnh, một số loại thuốc sẽ được kê để điều trị như:

  • Thuốc giảm đau hạ sốt: trong trường hợp viêm họng gây sốt kèm đau nhức, mệt mỏi, các bác sĩ có thể chỉ định dùng Paracetamol giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu ở cả người lớn lẫn trẻ em.
  • Thuốc long đờm: Một số loại thuốc long đờm như Bromhexin, Acetylcysteine, Terpin hydrat… được chỉ định dùng trong các trường hợp viêm họng kèm đờm ứ nhiều ở cổ họng.

Thuốc kháng sinh Histamin H1 - Ảnh 6

Dùng thuốc kháng sinh trị viêm họng

  • Thuốc kháng sinh Histamin H1: Có tác dụng ức chế các thành phần trung gian ở thụ thể H1 giúp làm giảm các triệu chứng do dị ứng.
  • Thuốc giảm ho: Một số loại viên ngậm thảo dược giúp giảm ho như Codein, Dextromethorphan, Alimemazin…sẽ được kê trong trường hợp người bệnh viêm họng kèm ho.
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ được dùng trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều kèm nhiều tác dụng phụ nếu dùng trong thời gian dài nên cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.

7.2 Phẫu thuật đốt hạt, cắt amidan

Trường hợp viêm họng kéo dài dẫn đến viêm họng hạt hoặc viêm amidan, các bác sĩ có thể chỉ định đốt hạt hoặc cắt amidan để cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc và chăm sóc hợp lý để ngăn bệnh tái phát.

7.3 Cách trị viêm họng tại nhà bằng mẹo dân gian

7.3.1 Chữa đau họng bằng mật ong

Chữa đau họng bằng mật ong - Ảnh 7

Chữa đau họng tại nhà bằng mật ong rất hiệu quả

Nhờ đặc tính kháng viêm, giảm ho, mật ong có khả năng đẩy lùi các triệu chứng viêm họng như tình trạng ho khan, ho có đờm, ngứa rát cổ họng. 

Ngoài ra, các loại vitamin có trong mật ong cũng góp phần tăng cường sức đề kháng, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Để trị viêm họng bằng mật ong, người bệnh có thể dùng trực tiếp hoặc hòa tan với một ít nước ấm giúp cổ họng dễ chịu hơn.

7.3.2 Chữa viêm họng bằng lá tía tô

Các hoạt chất có trong lá tía tô giúp giãn mao mạch, kích thích tiết mồ hôi và ức chế virus. Do đó, đây là bài thuốc dân gian rất phổ biến trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Chữa viêm họng bằng lá tía tô - Ảnh 8

Chữa đau họng bằng lá tía tô tại nhà vừa đơn giản vừa hiệu quả

Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị khoảng 15 – 20 lá tía tô, rửa sạch sau đó ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn. Sau đó giã nát, hòa với nước nóng rồi chắt lấy nước uống. Tiến hành uống mỗi ngày 2-3 lần để giảm nhanh các triệu chứng viêm họng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá tía tô nấu cháo cũng rất hiệu quả.

7.3.3 Trị viêm họng bằng tỏi

Trong đông y, tỏi là vị thuốc có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, vị cay ấm trị viêm họng rất hiệu quả. Cách điều trị bằng tỏi cũng rất đơn giản, bạn dùng tỏi để nguyên vỏ nướng vừa phải, sau đó giã nhỏ pha với nước ấm rồi uống.

Trị viêm họng bằng tỏi - Ảnh 9

Trị đau họng tại nhà bằng tỏi cũng là phương pháp vô cùng hiệu quả

Có thể thấy, việc điều trị bệnh viêm họng tương đối đơn giản. Tuy nhiên, đây cũng là lý do nhiều người chủ quan gây nên những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Do đó, hãy chú ý đến những thay đổi nhỏ của cơ thể và chăm sóc kịp thời để luôn khỏe mạnh và tận hưởng cuộc sống một cách tốt nhất. Ngoài ra, đừng quên theo dõi VNCare mỗi ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe cũng như tìm kiếm địa chỉ phòng khám, bệnh viện, nhà thuốc, thẩm mỹ viện uy tín, nha khoa, cơ sở y tế chất lượng trên toàn quốc nhé!

Nguồn tham khảo:

Bài trướcNhững điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu nên nhớ | VNCARE
Bài tiếp theoVitamin C là gì? Công dụng, liều dùng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng