Vitamin D có tác dụng gì? Vitamin D có trong thực phẩm nào? | VNCARE

0
601
vitamin d
Quảng Cáo

Vitamin D là hoạt chất cần thiết giúp chuyển hóa canxi và củng cố khung xương chắc khỏe. Chính vì thế mà website VNCARE sẽ giới thiệu cho bạn những thực phẩm giàu hàm lượng vitamin D. Hãy cùng theo chân bài viết để hiểu rõ hơn bạn nhé!

1. Vitamin D là gì? Phân loại vitamin D

Vitamin D là gì? Phân loại vitamin D - Ảnh 1

Vitamin D là một nhóm các secosteroid có thể tan được trong chất béo. Loại vitamin này có chức năng chính là làm tăng cường khả năng hấp thu calci và phosphat ở đường ruột. 

Còn đối với cơ thể của chúng ta, vitamin D3 (còn được gọi là cholecalciferol) và vitamin D2 (ergocalciferol) là 2 hợp chất góp phần vào sự sống. 

2. Vitamin D có tác dụng gì?

Vitamin D có tác dụng gì? - Ảnh 2

Vitamin D có tác dụng gì?

3. Hậu quả của việc thiếu vitamin D là gì?

Việc thiếu vitamin D có thể dẫn đến tình trạng còi xương, trẻ chậm lớn hơn so với những em bé cùng trang lứa. Khi đó, trẻ có dấu hiệu biếng ăn, nhạt miệng và ít vận động. Ngoài ra cũng gia tăng nguy cơ bị mắc bệnh hen suyễn hoặc ung thư

4. Liều dùng và cách dùng của vitamin D

Liều dùng và cách dùng - Ảnh 3

Liều dùng:

  • Đối tượng bị loãng xương do thuốc chống động kinh: 2000IU vitamin D2 và dùng 390mg canxi lactate mỗi ngày. 
  • Đối tượng mắc bệnh tự miễn: 0.25-2 mcg alfacalcidol uống 1-2 lần mỗi ngày và dùng 0,5mcg 1-alpha-OH D3 uống hàng ngày cho đến 12 tháng.
  • Đối với người bệnh mắc bệnh tim: 200-2000 IU hoặc 10-25mcg vitamin D2 hoặc D3 uống hàng ngày trong 1,4-84 tháng.
  • Người lớn bị hạ canxi do tuyến cận giáp hoạt động quá mức: 0,5-1 mcg calcitriol, 0,5g vitamin D và vitamin 400 IU uống 1-2 lần mỗi ngày với 0,5-1,5g canxi cacbonat.

Cách dùng:

  • Đối với dạng tiêm: Cần tiến hành các xét nghiệm về máu trước khi tiêm chích vitamin D.
  • Đối với dạng viên uống: Dùng trực tiếp, không nên hoà tan trong nước. 

5. Vitamin D có trong thực phẩm nào? 

5.1 Vitamin D có trong thực phẩm nào? – Cá hồi

Cá hồi chứa nhiều vitamin D - Ảnh 4

Vitamin D có trong thực phẩm nào? – Cá hồi

Cá hồi là nguồn thực phẩm từ biển cả, giàu hàm lượng chất đạm và vitamin D. Trong 100 gram cá hồi có chứa khoảng 361 cho đến 685 IU theo như nghiên cứu USDA Food Composition. Chính vì thế mà bạn có thể bổ sung cá hồi vào trong thực đơn của mình. 

5.2 Cá trích và cá mòi

Cá trích hay cá mòi không còn quá xa lạ đối với mỗi người chúng ta, đặc biệt là người Việt Nam. Chúng chứa nhiều chất béo tốt cho cơ thể, bổ sung vitamin D cần thiết để duy trì sự chắc khỏe cho xương khớp. Ngoài ra, loại cá này cũng có vị khá dễ ăn và cũng dễ nấu nướng. 

5.3 Dầu gan cá tuyết

Thay vì chọn những thực phẩm tươi sống và chế biến, người dùng có thể chọn sử dụng dầu gan cá tuyết để thay thế. Khi cho trẻ ăn dặm bằng cháo hay cơm, bạn cho vào đó khoảng 1 cho đến 2 muỗng để bổ sung vitamin D cho trẻ. 

5.4 Vitamin D có trong thực phẩm nào? – Hàu

Hàu còn chứa cả vitamin B12 - Ảnh 5

Nhắc đến các loại hải sản có chứa nhiều vitamin D thì không nên bỏ qua hàu. Bạn có thể luộc, nướng hay tái chanh đều ăn được. Hơn thế nữa, trong hàu còn chứa cả vitamin B12, đồng và kẽm với hàm lượng dồi dào. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì có thể đây đau bụng, khó tiêu

5.5 Tôm

Tôm là loại hải sản có chứa khá ít chất béo như có khoảng 152 IU vitamin D trong 100 gram, tương đương 38% RDI (19). Tôm cũng là thực phẩm được chế biến nhiều hiện nay và được trẻ em khá yêu thích. Cha mẹ có thể luộc cho trẻ ăn hoặc đem xay nhuyễn để nấu cháo đều được.

5.6 Lòng đỏ trứng

Lòng đỏ trứng gà cũng là thực phẩm bổ sung vitamin D mà bạn không nên bỏ qua. Lòng đỏ có thể tách ra để chiên ăn hoặc ăn cùng với lòng trắng để bổ sung các chất dinh dưỡng khác. 

5.7 Nấm

Nấm là loại thực phẩm duy nhất có chứa vitamin D cùng một hàm lượng chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu canxi. Một điểm đặc biệt là nấm hấp thu vitamin D qua ánh nắng mặt trời cũng giống như con người. Mặc dù vậy, nấm cần phải sơ chế kỹ để tránh bị ngộ độc.

5.8 Một số loại thực phẩm khác

Một số loại thực phẩm khác - Ảnh 6

Một số loại thực phẩm khác có chứa vitamin D như: 

  • Sữa chua.
  • Phô mai.
  • Cá béo.
  • Cá thu.
  • Cá ngừ đóng hộp.
  • Sữa bò.
  • Ngũ cốc và bột yến mạch. 

6. Một số câu hỏi thường gặp khi dùng vitamin D

6.1 Vitamin D và D3 có giống nhau không

Vitamin D và D3 có giống nhau không - Ảnh 6

D3D có những đặc tính giống và khác nhau. Giống nhau đó là cùng một công dụng là tổng hợp canxi cho cơ thể. Khác nhau ở chỗ vitamin D3 được hấp thụ qua ánh nắng của mặt trời còn vitamin D tồn tại trong nhiều thực phẩm. Chính vì thế mà cả hai sẽ có những cách bổ sung khác nhau để người bệnh có thể dung nạp một cách dễ dàng. 

6.2 Trẻ nên uống vitamin D đến khi nào?

Đây cũng là một câu hỏi mà khá nhiều bạn đọc quan tâm trong việc bổ sung vitamin D cho trẻ. Tùy thuộc vào từng thể trạng mà sẽ có liều lượng thích hợp. 

Trẻ sơ sinh thông thường sẽ dùng khoảng 1 tuần sau đó sẽ ngưng dung nạp vitamin D. Còn đối với người trưởng thành thì không cần phải uống nếu không mắc bệnh còi xương. 

6.3 Vitamin D có thể pha với sữa được không?

Vitamin D có thể hòa tan vào sữa và cho trẻ uống nên bạn hoàn toàn có thể an tâm để áp dụng cho con mình. Tuy nhiên cần chú ý đến liều lượng hòa tan nếu sẽ không làm giảm tác dụng của vitamin D.

6.4 Nhỏ vitamin D cho trẻ vào lúc nào trong ngày?

Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để cho bé uống vitamin D là chính 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa. Bởi vì vào buổi sáng, vitamin D sẽ dễ dàng chuyển hóa và giúp đẩy nhanh quá trình hấp thu Canxi. 

6.5 Cần bổ sung vitamin D bao nhiêu mỗi ngày?

Cần bổ sung vitamin D bao nhiêu mỗi ngày? - Ảnh 7

Cần bổ sung vitamin D bao nhiêu mỗi ngày?

Theo khuyến cáo của Viện Y học Hoa Kỳ, cần bổ sung khoảng 600 IU vitamin D mỗi ngày cho người 19-70 tuổi. Đồng thời, bổ sung 800 IU mỗi ngày cho người trên 70 tuổi. Các trường hợp đặc biệt khác thì cần phải sử dụng theo liều lượng đã được bác sĩ kê đơn. 

Bạn đọc có thể tham khảo thêm về công dụng, cách dùng của vitamin D tại website VNCARE. Ngoài ra tại trang web cũng có danh mục tiện ích để tra cứu thông tin về bệnh viện, nhà thuốc tây, viện thẩm mỹ, cơ sở y tế, nha khoa, phòng khám trên toàn quốc. Hãy cùng VNCARE cập nhật những thông tin y tế mới nhất bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

Bài trướcVitamin C là gì? Công dụng, liều dùng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng
Bài tiếp theoVitamin E 400 IU giá bao nhiêu? REVIEW vitamin E 400 IU tốt nhất 2021