Sức Khoẻ

Viêm phế quản có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm phế quản là bệnh lý thường thấy và gây nên những hậu quả vô cùng khó lường. Chính vì vậy, việc biết được nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp chúng ta có được cách phòng ngừa, chữa trị hiệu quả. Hiểu được điều đó, hôm nay, VNCare sẽ chia sẻ đến cho bạn đọc thông tin cũng như giải đáp hết những thắc mắc liên quan đến căn bệnh viêm phế quản này. Hãy cũng theo dõi thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Viêm phế quản là bệnh gì? Phân loại bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng mà niêm mạc ống phế quản bị viêm nhiễm, dẫn đến quá trình hô hấp khó khăn. Người mắc bệnh này luôn bị ho quanh năm, thở khó khăn và trong cổ họng thường có nhiều chất dịch nhầy. Những đối tượng dễ có nguy cơ mắc phải bệnh thường ở độ tuổi trẻ em và người cao tuổi. 

Viêm phế quản là tình trạng mà niêm mạc ống phế quản bị viêm nhiễm

Dựa vào thời gian khởi phát bệnh mà viêm phế quản được chia làm 2 dạng cơ bản, đó là cấp tính và mạn tính.

1.1 Viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp tính là bệnh lý được chẩn đoán là do vi khuẩn gây nên nhiễm trùng về đường hô hấp

Ở giai đoạn này không có quá triệu chứng hay biểu hiện bên ngoài nên rất khó nhận biết. Chính vì thế mà rất dễ dẫn đến các phán đoán không chính xác. 

Vì vậy nên các chuyên gia khuyến nghị bạn nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần, chỉ có như vậy mới kịp thời chữa trị. 

1.2 Viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính là giai đoạn tiếp theo của mức độ cấp tính. Đây là giai đoạn khá nhạy cảm khi mà ống phế quản bị tổn thương nghiêm trọng. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở hoặc bị tắt tiếng thường xuyên. Nếu không kịp thời chữa trị bằng các phương pháp như phẫu thuật hay xạ trị sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh

Như đã đề cập ở đầu bài viết, việc biết được nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản mà VNCare đã tổng hợp được:

Nguyên nhân gây ra bệnh 

  • Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phế quản ở đường hô hấp là do các vi khuẩn, virus gây nên. Chúng ký sinh ở ống phế quản và làm cho tình viêm nhiễm bắt đầu lan rộng ra các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Hút thuốc lá hoặc gián tiếp ngửi khói thuốc lá cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm phế quản. Trong khói thuốc lá có chứa nhiều chất hóa học độc hại, gây viêm nhiễm và làm tổn thương phế quản nghiêm trọng.
  • Một vài nguyên nhân khác là do người bệnh không điều trị kịp thời hoặc chủ quan với bệnh cảm thông thường. Từ đó khiến cho các vi khuẩn có cơ hội phát triển và gây nên bệnh.

3. Viêm phế quản có nguy hiểm không? Có lây không?

Viêm phế quản là một căn bệnh có thể gây nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị. Bệnh không lây qua đường hô hấp thì sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Bệnh viêm phổi: Tình trạng viêm nhiễm quá nặng dẫn đến lở loét, chảy máu ở vùng niêm mạc. Từ đó khiến cho đường hô hấp bị tắc nghẽn và gây tổn thương ở màng phổi.
  • Bệnh hen phế quản.
  • Bệnh lý về tim mạch như suy tim, khó thở, đột quỵ,…

Viêm phế quản có nguy hiểm không? Có lây không?

4. Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản

Căn bệnh này có thể xảy ra ở hầu hết các đối tượng, do đó, chúng ta không được chủ quan. Nếu nhận thấy bản thân có những thay đổi bất thường thì nên đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra. Hầu hết, những người mắc bệnh viêm phế quản đều sẽ có một trong số những dấu hiệu dưới đây:

5. Các phương pháp điều trị bệnh

5.1 Cách chữa viêm phế quản bằng thuốc Tây Y

Thuốc Tây cũng là lựa chọn khá tuyệt vời để bạn có thể chữa bệnh viêm phế quản. Trong thuốc tây chứa nhiều chất tổng hợp bằng phản ứng hóa học mà dược liệu tự nhiên không có. 

Chính vì thế mà với những trường hợp bị bệnh nặng thì các bác sĩ cần phải chuyển sang cách điều trị này. Bạn đọc có thể tham khảo một số các loại thuốc thông dụng hiện nay như:

  • Vương Phế An viên uống hỗ trợ cải thiện viêm họng: 650.000 đồng/1 hộp 60 gam.
  • Bảo Phế Vương: 810.000 đồng/1 hộp 120 viên.

5.2 Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh: bài thuốc dân gian

5.2.1 Cách trị viêm phế quản bằng gừng

Gừng là phương pháp trị viêm phế quản khá đơn giản nhưng lại rất hữu dụng cho đường hô hấp. Gừng chứa khá nhiều chất có khả năng chống oxy hóa, long đờm và trị dứt điểm các cơn đau họng. Bạn có thể cắt lát mỏng hoặc ép lấy nước để uống hoặc dùng trà gừng đều có công dụng như nhau. 

5.2.2 Sử dụng tỏi

Tỏi là gia vị truyền thống của người Việt Nam từ thời xa xưa cho đến nay. Và đây cũng là dược liệu được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 150g calo, 33g carbohydrates cùng các nhóm vitamin

Bởi vì điều này nên chúng được dùng để chữa bệnh viêm phế quản cực kỳ tốt. Bạn có thể nghiền chung với hỗn hợp gừng, muối và tỏi để giảm ho, long đờm và thanh quản. 

5.2.3 Cách chữa viêm phế quản ở trẻ em bằng mật ong

Mật ong có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp làm dịu cổ họng, giảm đau rát hiệu quả. Chính vì thế mà hòa tan một muỗng nước ấm với 100 ml nước mỗi ngày sẽ giúp làm giảm các biến chứng do bệnh viêm phế quản gây nên. 

5.2.4 Cách trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em bằng rau diếp cá

Trong rau diếp cá có chứa các chất decanoyl – acetaldehyd có khả năng kháng sinh và tiêu diệt các loài vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh trong cơ thể.

Ngoài ra còn có khả năng thanh lọc, tống khứ đờm khi bị viêm phế quản hoặc các bệnh lý về đường hô hấp. Ngoài ra, rau diếp cá cũng được dùng để trị mụn viêm và các bệnh về da liễu.

6. Các cách giúp phòng ngừa bệnh

  • Ngủ đủ giấc. Bởi vì giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể. Nó giúp cơ thể giải phóng hormone và các hợp chất duy trì hệ thống miễn dịch để phòng ngừa bệnh.

Ngủ đủ giấc cũng là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

  • Khi nhiệt độ xuống thấp một cách đột ngột thì bạn nên giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là phần cổ họng.
  • Không nên dung nạp quá nhiều thức ăn, đồ uống có chứa nhiều đường hoặc chất tạo ngọt nhân tạo.
  • Tập thói quen uống nước ấm thay vì nước đá lạnh.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng, gel rửa tay tránh chạm tay vào miệng, mũi, mắt.
  • Tiêm đầy đủ các loại vắc xin cúm, vắc xin viêm phổi, vắc xin ho gà,…
  • Trang bị đầy đủ khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với các chất kích thích trong không khí hóa chất, khói bụi ô nhiễm,…

Tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh 

Ngoài bài viết về bệnh viêm phế quản được đề cập ở bài viết trên. Để tham khảo thêm những cách chữa trị các bệnh về đường hô hấp thì bạn có thể tra cứu tại VNCare. Bên cạnh đó, website cũng giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan khác qua hộp thư chat box. Để tạo điều kiện tốt nhất cho bạn đọc, VNCare còn có cả mục tra cứu địa chỉ, hotline liên hệ của các phòng khám, bệnh viện trên toàn quốc. Hãy cùng VNCare cập nhật những thông tin y tế 24h mới nhất bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

adminHealth

Recent Posts

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái chuẩn nhất

Khi bạn gái đến tuổi dậy thì, việc mua băng vệ sinh là một nhiệm…

1 ngày ago

Băng vệ sinh ban đêm dùng được bao lâu? Những điều chị em cần biết

Băng vệ sinh ban đêm là một sản phẩm quan trọng giúp các chị em…

2 ngày ago

Giá băng vệ sinh bao nhiêu tiền một gói?

Băng vệ sinh là sản phẩm không thể thiếu đối với phụ nữ trong thời…

2 ngày ago

Bỉm sơ sinh – Lựa chọn an toàn cho bé

Bỉm sơ sinh là sản phẩm thiết yếu cho bé trong những tháng đầu đời.…

2 tuần ago

Tã quần em bé – giải pháp tiện lợi cho mẹ và bé

Tã quần em bé là sản phẩm không thể thiếu trong giai đoạn đầu đời…

2 tuần ago

Các Loại Tã Quần – Giải Pháp Tiện Lợi Cho Bé Yêu Của Bạn

Tã quần là một lựa chọn ngày càng phổ biến cho các bậc cha mẹ…

2 tuần ago