Categories: Sức Khoẻ

Bạn đã biết gì về ung thư tinh hoàn ở nam giới?

Nguyên nhân gây ra ung thư tinh hoàn chính là sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ các tế bào không bình thường trong tinh hoàn. Tuy nhiên, bạn có thể khỏi bệnh nếu phát hiện bệnh sớm.

Tinh hoàn là cơ quan sinh dục của nam giới có chức năng sản xuất và tích trữ tinh trùng. Chúng nằm trong một túi nhỏ ở bên dưới dương vật gọi là bìu. Tinh hoàn cũng là nơi sản sinh ra hormone sinh dục nam (testosterone).

Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh khá hiếm, tuy nhiên, nó lại là bệnh ung thư xuất hiện nhiều nhất ở nam giới ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Phần lớn các trường hợp bị ung thư tinh hoàn bắt nguồn từ các tế bào sản xuất tinh trùng gọi là các nguyên bào (tế bào mầm). Có hai loại nguyên bào chính gây ung thư tinh hoàn đó là các khối u tinh và không u tinh tế bào mầm. Các khối u tinh tế bào mầm có thể phát triển và lan rất chậm, đồng thời bị tác động bởi liệu pháp xạ trị, các khối không-u tinh tế bào mầm lại có khả năng phát triển và lan rộng nhanh hơn.

Nguyên nhân nào gây ra ung thư tinh hoàn?

Hiện tại các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, bệnh có thể xuất phát từ một số trường hợp như tinh hoàn ẩn (tinh hoàn không di chuyển xuống bìu mà vẫn “kẹt” ở bụng như trong giai đoạn bào thai) hoặc mắc hội chứng Klinefelter (một dạng rối loạn di truyền ở nam giới). Nam giới mắc những bệnh trên có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn hẳn những người khác. Dù vậy, phần lớn những người đàn ông mắc bệnh ung thư tinh hoàn có thể không mắc các yếu tố nguy cơ nêu trên.

Triệu chứng của bệnh ung thư tinh hoàn là gì?

Các triệu chứng thông thường của bệnh ung thư tinh hoàn bao gồm:

  • Vùng bìu sẽ xuất hiện bướu hoặc vết sưng tấy có thể kèm theo cơn đau nhức;
  • Tạo cảm giác nặng nề ở bìu;
  • Phần bụng dưới hoặc bìu có thể chịu những cơn đau âm ỉ hoặc cảm giác căng cứng.

Làm cách nào để chẩn đoán ung thư tinh hoàn?

Phần lớn nam giới phát hiện họ mắc ung thư tinh hoàn một cách tình cờ hoặc trong quá trình tự kiểm tra. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể phát hiện ra bệnh khi tiến hành kiểm tra thể chất.

Để tránh trường hợp chẩn đoán sai bệnh vì những triệu chứng và biểu hiện tương tự nhau, các bác sĩ sẽ đề nghị làm một số loại kiểm tra sức khỏe khác như xét nghiệm máu, siêu âm hoặc chụp cắt lớp tinh hoàn.

Nếu như các kiểm tra đều cho kết quả dương tính thì bạn có khả năng phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ tinh hoàn. Phẫu thuật là phương pháp duy nhất giúp bạn xác định được bản thân có mắc ung thư tinh hoàn hay không và loại ung thư mà bạn đang mắc phải. Những thông tin này rất hữu ích trong việc lên kế hoạch xem phương pháp nào là cần thiết cho quá trình điều trị.

Bệnh ung thư có thể xảy ra khắp cơ thể, bao gồm cả cơ quan sinh dục. Bạn không nên quá lo lắng nếu nhận thấy bản thân hoặc người yêu thương mắc phải bệnh ung thư tinh hoàn vì căn bệnh này có tỉ lệ chữa thành công khá cao.

Phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư tinh hoàn thường được lựa chọn là phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn hay áp dụng liệu pháp xạ trị hoặc hóa trị (trong trường hợp bác sĩ phát hiện các khối u của bạn có hiện tượng di căn sang các cơ quan khác).

Dưới đây là những thông tin chi tiết hơn về các phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn:

1. Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp này được áp dụng cho hầu hết các loại ung thư cũng như các giai đoạn của bệnh. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ một bên tinh hoàn bằng cách rạch một đường nhỏ ngay bên trên xương mu để lấy tinh hoàn ra ngoài, tiếp theo là cắt đi dây tinh hoàn (thừng tinh, nơi chứa các mạch dẫn máu và các chất dịch vào hai tinh hoàn) để hạn chế khả năng lây lan của tế bào ung thư đến những bộ phận khác của cơ thể.

Một cuộc phẫu thuật tinh hoàn thường kéo dài khoảng 30 phút. Sau đó bạn có thể xuất viện trong ngày và được các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sau phẫu thuật tại nhà.

2. Phẫu thuật nạo hạch bạch huyết

Đôi khi phương pháp phẫu thuật cắt bỏ một bên tinh hoàn không đủ hiệu quả để điều trị ung thư tinh hoàn vì các tế bào ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết nằm ở phía sau bụng. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ đề nghị bạn tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ các hạch bạch huyết mang mầm bệnh và sẽ được tiến hành cùng lúc hoặc sau khi bạn đã được phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.

Trước khi bắt đầu phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành gây mê, khiến bạn thiếp đi trong vòng 6 tiếng đồng hồ.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể sử dụng các dụng cụ y khoa dài và mỏng với những vết mổ nhỏ hơn để lấy những hạch bạch huyết ra khỏi cơ thể. Phương pháp này gọi là phẫu thuật nội soi. Ưu điểm cúa nó chính là tăng khả năng phục hồi của bạn so với những loại phẫu thuật khác.

3. Liệu pháp xạ trị

Các bác sĩ sẽ sử dụng tia X hoặc các loại tia có mức năng lượng cao để tiêu diệt toàn bộ các tế bào ung thư, thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân mắc ung thư tinh hoàn loại ác tính. Đôi khi, các hạch bạch cầu nằm phía sau bụng cũng sẽ bị xạ trị để tiêu diệt các tế bào mang khối u có thể lan ra các hạch bạch cầu còn lại cũng như các bộ phận khác trong cơ thể.

Tóm lại, bệnh ung thư tinh hoàn có thể được chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn không nên chủ quan sau khi điều trị. Các bác sĩ khuyên bạn nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để chắc chắn rằng căn bệnh không tái phát. Trong trường hợp bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu đi, các bác sĩ đề nghị bạn chọn điều trị bằng các tiến hành các liệu pháp xạ trị và hóa trị.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Dấu hiệu ung thư tinh hoàn và cách phòng ngừa
  • 101 ngại ngần của các anh khi đi khám tinh hoàn
  • Sưng bìu tinh hoàn có phải là bệnh?
adminHealth

Recent Posts

Các loại băng vệ sinh mặt bông thấm hút và chống tràn tốt nhất hiện nay

Băng vệ sinh mặt bông là loại băng ưa chuộng của chị em phụ nữ…

2 ngày ago

Kích thước băng vệ sinh bao nhiêu là phù hợp

Hiện nay, băng vệ sinh được thiết kế với rất nhiều phiên bản khác nhau,…

2 ngày ago

Cách trị hăm tã cho bé an toàn và hiệu quả tại nhà

Bé bị hăm tã là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe…

5 ngày ago

Top 3 thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh an toàn, mẹ yên tâm

Bé bị hăm tã khiến bé khó chịu và quấy khóc. Mẹ lo lắng và…

5 ngày ago

Cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng chuẩn nhất

Băng vệ sinh là thứ không thể thiếu đối với chị em phụ nữ mỗi…

6 ngày ago

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái “chuẩn chỉnh”

Mỗi khi đến “ngày rụng dâu” các bạn gái thường đắn đo nên dùng loại…

1 tuần ago