Categories: Sức Khoẻ

Đau ngực trái

Tìm hiểu chung về đau ngực trái

Đau ngực trái là gì?

Đau ngực bên trái là cơn đau xuất phát từ bên trái ngực. Đau ngực có thể đột ngột và rõ ràng hoặc có thể đau âm ỉ từ từ. Một số người có thể bị đau ngực trái khi tập thể dục, thở sâu hoặc khi nằm xuống. Tình trạng đau ngực trái không thường xuyên có thể liên quan đến các triệu chứng và vấn đề sức khỏe khác.

Những ai có thể bị đau ngực trái?

Đau ngực trái là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Triệu chứng đau ngực trái

Những dấu hiệu và triệu chứng đau ngực trái là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng khác phụ thuộc vào nguyên nhân thực tế. Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan có thể bao gồm:

  • Áp lực trong ngực
  • Đau ở cổ, hàm, cánh tay
  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi
  • Buồn nôn
  • Choáng nhẹ
  • Cảm giác như sắp chết
  • Da bầm tím hoặc có cục u
  • Đau vú

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu sau đây:

  • Đau ngực đột ngột
  • Khó thở
  • Áp lực lên ngực
  • Chóng mặt

Đau ngực trái cũng có thể là do một vấn đề khác, chẳng hạn như đau tim. Bạn lưu ý rằng các triệu chứng bệnh tim ở phụ nữ thường rất khác với các triệu chứng ở nam giới. Cơn đau có thể nhẹ, cảm giác như đau rát hoặc chỉ đơn giản là đau ngực. Do các triệu chứng thường mơ hồ, phụ nữ nhiều khả năng sẽ bỏ qua các dấu hiệu, vì thế họ có thể chết vì đau tim.

Khi nhận thấy một trong những triệu chứng này hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, bạn vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người khác nhau. Tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Nguyên nhân đau ngực trái

Nguyên nhân nào gây đau ngực trái?

Nhiều người cảm thấy sợ hãi khi đau ngực vì cho rằng tình trạng này có liên quan đến cơn đau tim. Thực tế, đau tim chỉ là một trong những nguyên nhân gây đau ngực trái. Các nguyên nhân có thể gây đau ngực trái như:

Đau tim

Một cơn đau tim xảy ra khi cơ tim bị tổn thương vì nó không nhận đủ máu giàu oxy. Một số cơn đau tim bắt đầu với đau ngực nhẹ trong thời gian dài. Bệnh cũng có thể bắt đầu khá đột ngột, với cơn đau dữ dội ở bên trái hoặc giữa ngực.

Viêm cơ tim

Đau ngực có thể là một dấu hiệu cho thấy cơ tim bị viêm. Viêm cơ tim có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện tim, làm suy yếu tim hoặc gây tổn thương vĩnh viễn cho cơ tim. Các trường hợp nhẹ đôi khi có thể hết mà không cần điều trị, nhưng trường hợp nặng có thể phải dùng thuốc. Phương pháp chữa trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim là bệnh về cơ tim hoặc tim to. Bạn có thể bị bệnh cơ tim mà không có triệu chứng, nhưng đôi khi bạn cũng có thể bị đau ngực.

Viêm màng ngoài tim

Màng ngoài tim là hai lớp mô mỏng bao quanh tim. Khi khu vực này bị viêm hoặc bị kích thích, nó có thể gây ra một cơn đau nhói ở bên trái hoặc giữa ngực. Bạn cũng có thể bị đau ở một hoặc cả hai vai. Những triệu chứng này có thể tương tự cơn đau tim. Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây bệnh.

Cơn hoảng loạn

Các cơn hoảng loạn xảy ra đột ngột và có xu hướng lên đến đỉnh điểm trong vòng 10 phút. Do có triệu chứng đau ngực và các dấu hiệu khác, nhiều người thường nhầm lẫn cơn hoảng loạn này là đau tim. Nếu bạn nghĩ rằng mình bị hoảng loạn, hãy gặp bác sĩ. Các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như rối loạn tim và tuyến giáp, có thể tạo ra các triệu chứng tương tự, vì vậy bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Rối loạn hoảng sợ là một vấn đề sức khỏe tâm thần có thể được điều trị. Bác sĩ có thể đề nghị bạn trị liệu tâm lý hoặc dùng thuốc.

Chứng ợ nóng, trào ngược axit hoặc GERD

Chứng ợ nóng có thể gây đau ngực và khó chịu khi axit tiêu hóa chảy vào thực quản (trào ngược axit). Chứng ợ nóng thường xảy ra khá nhanh sau khi bạn ăn hoặc khi bạn nằm xuống trong vòng vài giờ sau khi ăn. Trào ngược axit đôi khi có thể tiến triển thành một dạng nghiêm trọng hơn gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Triệu chứng chính của GERD là ợ nóng thường xuyên. Ngoài đau ngực, GERD cũng có thể gây ho, khò khè và khó nuốt.

Thoát vị gián đoạn

Thoát vị gián đoạn xảy ra khi phần trên của dạ dày đẩy qua cơ lớn giữa bụng và ngực (cơ hoành). Bạn có thể không cần điều trị, nhưng hãy gặp bác sĩ nếu các triệu chứng vẫn tồn tại.

Vấn đề thực quản

Một cơn co thắt cơ thực quản có thể gây đau ngực giống như đau tim. Lớp niêm mạc thực quản có thể bị viêm (viêm thực quản), gây đau rát hoặc đau ngực. Viêm thực quản cũng có thể gây đau sau bữa ăn, vấn đề nuốt và máu trong chất nôn hoặc phân. Tình trạng rách thực quản cho phép thực phẩm rò rỉ vào khoang ngực, gây đau ngực từ nhẹ đến nghiêm trọng. Nó cũng có thể dẫn đến buồn nôn, nôn và thở nhanh.

Kéo cơ và chấn thương thành ngực

Đau ngực có thể là kết quả của các cơ bị kéo, căng hoặc bong gân ở ngực hoặc giữa các xương sườn. Bất kỳ tổn thương cho ngực cũng có thể gây đau ngực. Nếu bạn cho rằng mình đã bị gãy xương, hãy đi khám bác sĩ ngay. Có thể mất vài tuần để cải thiện và thậm chí lâu hơn để phục hồi hoàn toàn. Trong khi đó, bạn sẽ phải tránh hoạt động vất vả.

Xẹp phổi

Cơn đau đột ngột ở hai bên ngực có thể là do xẹp phổi (tràn khí màng phổi) gây ra. Nguyên nhân gây xẹp phổi có thể là do bệnh hoặc từ chấn thương đến ngực.

Viêm phổi

Đau ngực dữ dội hoặc đâm mạnh hơn khi bạn hít thở sâu hoặc ho có thể có nghĩa là bạn bị viêm phổi, đặc biệt là nếu gần đây bạn bị bệnh hô hấp như viêm phế quản hoặc cúm.

Ung thư phổi

Đau ngực đôi khi có thể là triệu chứng của ung thư phổi. Các triệu chứng có thể không xuất hiện trong ung thư phổi giai đoạn đầu. Nói chung, bạn được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì kết quả càng khả quan.

Tăng huyết áp động mạch phổi

Tăng huyết áp động mạch phổi là huyết áp cao trong phổi. Khi bệnh tiến triển, nó có thể dẫn đến nhịp tim và mạch không đều. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến suy tim.

Thuyên tắc phổi

Một cơn đau ngực đột ngột, rõ nét có thể là dấu hiệu của thuyên tắc phổi (PE) – một tình trạng cục máu đông trong phổi. Khi mắc phải tình trạng này, bạn cần phải đi cấp cứu ngay.

Các nguyên nhân ở trên là những nguyên nhân phổ biến gây đau ngực trái. Bạn hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Kiểm soát đau ngực trái

Những biện pháp tại nhà nào giúp bạn kiểm soát đau ngực trái?

Một số biện pháp tại nhà sau có thể giúp bạn kiểm soát đau thắt ngực hiệu quả như:

  • Duy trì cân nặng
  • Ăn uống cân bằng
  • Uống đủ nước
  • Thường xuyên vận động và tập luyện các bài tập mức độ nhẹ

Điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ các yếu tố nguy cơ gây các bệnh nghiêm trọng, như bệnh tim mạch. Bạn cũng cần kiểm soát căng thẳng và tuân thủ điều trị huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và béo phì.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để có giải pháp tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

adminHealth

Recent Posts

7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh phổ biến trong “ngày đèn đỏ”

“Ngày đèn đỏ” luôn là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ vì tình…

8 giờ ago

Những cách hạ sốt cho trẻ tại nhà ba mẹ cần biết

Bé thường quấy khóc khi sốt cao, khiến bao mẹ lo lắng và muốn có…

9 giờ ago

Gốc giải đáp: Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?

Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng? Câu hỏi luôn được chị em phụ…

9 giờ ago

Hướng dẫn cách dùng que thử rụng trứng chuẩn nhất

Để tăng khả năng thụ tinh thành công, việc hiểu rõ chu kỳ kinh nguyệt…

10 giờ ago

CÁCH ĐEO BĂNG VỆ SINH ĐÚNG CHUẨN, AN TOÀN TRONG “NGÀY ĐÈN ĐỎ”

Đa phần các bạn nữ vào "ngày đèn đỏ" sẽ vô cùng lo lắng về…

10 giờ ago

Mách mẹ cách dạy bé học chữ cái siêu nhanh

Ngôn ngữ là cầu nối quan trọng giữa con người và thế giới xung quanh.…

12 giờ ago