Categories: Sức Khoẻ

Hội chứng chuyển hóa

Tìm hiểu chung

Hội chứng chuyển hóa là bệnh gì?

Hội chứng chuyển hóa là tên nhóm các yếu tố nguy cơ xảy ra đồng thời, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hội chứng chuyển hóa là gì?

Hầu hết các yếu tố nguy cơ chuyển hóa không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, nhưng dấu hiệu bệnh có thể nhận thấy là vòng eo lớn.

Một số người bị tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2, sẽ có triệu chứng của tình trạng đường cao trong máu, bao gồm khát nước; đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm; mệt mỏi; nhìn mờ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh hội chứng chuyển hóa?

Hội chứng chuyển hóa có liên quan chặt chẽ đến tình trạng thừa cân hay béo phì. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn chưa chắc chắn đó có phải là nguyên nhân hay còn có những yếu tố nào khác.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh hội chứng chuyển hóa?

Hội chứng chuyển hóa là tình trạng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, chủng tộc, điều kiện kinh tế – xã hội. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Cơ thể hình quả táo: mỡ thừa tập trung xung quanh phần giữa và phần trên của cơ thể;
  • Tuổi tác: nguy cơ mắc phải hội chứng chuyển hóa tăng theo độ tuổi;
  • Chủng tộc: người Mỹ gốc Mexico có nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa lớn nhất;
  • Béo phì: thừa cân, đặc biệt ở vùng bụng, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa;
  • Bệnh tiểu đường: bạn có nhiều khả năng mắc hội chứng trao đổi chất nếu bị tiểu đường khi mang thai (tiểu đường thai kỳ) hoặc nếu gia đình có người mắc bệnh tiểu đường loại 2;
  • Các bệnh khác: bạn sẽ có nguy cơ dẫn đến hội chứng chuyển hóa cao hơn nếu đã hoặc đang mắc bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ không do rượu hoặc hội chứng buồng trứng đa nang gây ra.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh hội chứng chuyển hóa?

Theo hướng dẫn của Viện Y tế Quốc gia, bạn sẽ mắc hội chứng chuyển hóa nếu có nhiều hơn ba đặc điểm sau hay đang dùng thuốc để kiểm soát chúng, bao gồm:

  • Huyết áp bằng hoặc cao hơn 130/85 mmHg;
  • Đường huyết khi đói bằng hoặc cao hơn 100 mg/dl;
  • Chu vi vòng eo (chiều dài quanh eo) lớn trên 100 cm đối với nam giới và trên 90 cm đối với phụ nữ;
  • HDL cholesterol (cholesterol tốt) giảm còn 40 mg/dl hoặc ít hơn đối với nam giới và dưới 50 mg/dl ở phụ nữ;
  • Triglycerides bằng hoặc cao hơn 150 mg/dl.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh hội chứng chuyển hóa?

Mục tiêu của các phương pháp điều trị là làm giảm nguy cơ bệnh tim và tiểu đường. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cho bạn để kiểm soát bệnh, đặc biệt nếu bị tiểu đường, bệnh tim hoặc từng đột quỵ, mức cholesterol LDL cao, bạn cần sử dụng các thuốc statin.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh hội chứng chuyển hóa?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Giảm căng thẳng;
  • Bỏ thuốc lá vì hút thuốc làm tình trạng bệnh nặng hơn;
  • Hạn chế chất béo bão hòa và tăng cường ăn các loại trái cây, rau, cá và các loại hạt trong khẩu phần ăn;
  • Ăn ít muối để ngăn ngừa huyết áp cao;
  • Giảm cân với mục tiêu giảm từ 7% đến 10% trọng lượng hiện tại;
  • Tập thể dục với 30-60 phút cho các bài tập với cường độ từ thấp đến trung bình, chẳng hạn như đi bộ trong 5-7 ngày một tuần.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

adminHealth

Recent Posts

Các loại băng vệ sinh mặt bông thấm hút và chống tràn tốt nhất hiện nay

Băng vệ sinh mặt bông là loại băng ưa chuộng của chị em phụ nữ…

1 ngày ago

Kích thước băng vệ sinh bao nhiêu là phù hợp

Hiện nay, băng vệ sinh được thiết kế với rất nhiều phiên bản khác nhau,…

1 ngày ago

Cách trị hăm tã cho bé an toàn và hiệu quả tại nhà

Bé bị hăm tã là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe…

4 ngày ago

Top 3 thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh an toàn, mẹ yên tâm

Bé bị hăm tã khiến bé khó chịu và quấy khóc. Mẹ lo lắng và…

4 ngày ago

Cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng chuẩn nhất

Băng vệ sinh là thứ không thể thiếu đối với chị em phụ nữ mỗi…

4 ngày ago

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái “chuẩn chỉnh”

Mỗi khi đến “ngày rụng dâu” các bạn gái thường đắn đo nên dùng loại…

7 ngày ago