Niềng răng

Niềng răng hàm trên và các phương pháp niềng răng phổ biến

Có không ít trường hợp gặp vấn đề răng miệng như răng hô nhẹ, răng khấp khểnh… ở hàm trên, trong khi hàm còn lại vẫn hoàn toàn bình thường. Câu hỏi đặt ra là có thể chỉ niềng răng hàm trên được không? Niềng răng hàm trên là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết!

1. Niềng răng hàm trên là gì?

Niềng răng hàm trên là quá trình sử dụng các khí cụ nha khoa phù hợp như mắc cài, khay niềng… để nắn chỉnh răng hàm trên về đúng vị trí. Thông qua đó, khôi phục chức năng nhai và tăng hiệu quả thẩm mỹ cho khuôn mặt. 

Niềng răng hàm trên là gì?

Để áp dụng kỹ thuật niềng răng hàm trên này, các bác sĩ phải tiến hành thăm khám, chụp X-quang cũng như các thủ thuật nha khoa khác và đưa ra quyết định phù hợp.

1.1 Niềng răng hàm trên được áp dụng cho các đối tượng nào?

Một số trường hợp có thể áp dụng niềng răng 1 hàm ở hàm trên bao gồm:

  • Răng hô, răng móm hàm trên ở mức độ nhẹ.
  • Răng mọc thưa, lệch lạc, không đều hoặc không đúng vị trí ở hàm trên.
  • Sai lệch khớp cắn nhẹ ở hàm trên làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống.

1.2 Chỉ niềng răng hàm trên có được không?

Tuy có thể thực hiện nhưng rất ít trường hợp chỉ niềng răng ở hàm trên, các bác sĩ cũng hiếm chỉ định hình thức này vì rất khó để có thể đảm bảo được sự hài hòa giữa khớp cắn và kết quả cũng không như mong muốn.

Hầu hết các bác sĩ đều khuyên can bệnh nhân nên thực hiện niềng cả hai hàm để khắc phục những tình trạng ở răng hàm một cách ổn định nhất. 

Chỉ niềng răng hàm trên có được không?

Có trường hợp khách hàng nhất quyết chỉ chọn niềng một răng hàm trên hay chỉ niềng hàm dưới thì phải chấp nhận được kết quả không được như mong muốn. Đôi khi, chỉ niềng răng hàm trên tại các nha khoa kém chất lượng, không được bác sĩ có tay nghề cao thực hiện thì rất dễ xảy ra những việc như: 

  • Sai lệch khớp cắn ở cả hai hàm.
  • Mặt có khả năng bị biến dạng, bị lệch nặng nề hơn
  • Đau khớp thái dương hàm.
  • Mất thêm thời gian và chi phí để chỉnh sửa lại.

2. Các phương pháp niềng răng hàm trên phổ biến

Dựa vào tình trạng răng miệng, nhu cầu và khả năng chi trả và cơ sở nha khoa thực hiện thì bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn về các phương pháp niềng răng. Các phương pháp niềng răng khá đa dạng, những thông thường có hai phương pháp mà mọi người sử dụng nhiều nhất là:

2.1 Phương pháp niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp chỉnh nha giống với phương pháp niềng răng truyền thống trong cách sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để kéo răng về đúng vị trí trên hàm và điều chỉnh khớp cắn cân đối. Với phần mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp.

Phương pháp niềng răng mắc cài sứ

Ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ:

  • An toàn với cơ thể
  • Hiệu quả chỉnh nha cao
  • Tính thẩm mỹ cao

2.2 Phương pháp niềng răng không mắc cài

Niềng răng trong suốt là phương pháp niềng răng không dùng đến mắc cài, dây thun như niềng răng thông thường mà sử dụng các khay niềng trong suốt để chỉnh răng.

Niềng răng trong suốt bao gồm một chuỗi các khay niềng trong suốt được thiết kế cho từng cá nhân dựa theo hàm răng của từng người và được sử dụng lần lượt ở từng giai đoạn khác nhau trong suốt quá trình chỉnh nha.

Các khay niềng được đánh số thứ tự từ khay số 1 cho đến khay cuối cùng, trung bình mỗi khay được mang trong khoảng 2 tuần, mỗi khay giúp răng di chuyển dần tới vị trí mong muốn là khoảng 0.25mm, cứ liên tục cho đến khi răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.

3. Niềng răng hàm trên giá bao nhiêu tiền?

Mức giá niềng răng hàm trên phụ thuộc vào các yếu tố là chất lượng dịch vụ, tình trạng răng miệng và phương pháp niềng răng. Do đó, để đạt được hiệu quả niềng răng như mong muốn, bạn phải lựa chọn cho mình giải pháp niềng răng phù hợp.

Niềng răng hàm trên giá bao nhiêu tiền?

Dưới đây là bảng giá niềng răng hàm trên được cập nhật mới nhất hiện nay:

  • Giá niềng răng mắc cài kim loại: 27 – 35 triệu đồng.
  • Giá niềng răng mắc cài kim loại tự khóa: 40 – 48 triệu đồng.
  • Giá niềng răng mắc cài sứ cao cấp: 42 – 50 triệu đồng.
  • Giá niềng răng mắc cài sứ cao cấp tự khóa: 50 – 58 triệu đồng.
  • Giá niềng răng mắc cài mặt trong: 85 – 115 triệu đồng.
  • Giá niềng răng trong suốt Zenyum: 37 triệu – 67 triệu

Ở bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp các thông tin liên quan đến niềng răng hàm trên cũng như các vấn đề xoay quanh phương pháp niềng răng này. Theo dõi website để cập nhật các tin tức vô cùng bổ ích khác!

>> Nguồn tham khảo:

adminHealth

Recent Posts

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái chuẩn nhất

Khi bạn gái đến tuổi dậy thì, việc mua băng vệ sinh là một nhiệm…

1 tuần ago

Băng vệ sinh ban đêm dùng được bao lâu? Những điều chị em cần biết

Băng vệ sinh ban đêm là một sản phẩm quan trọng giúp các chị em…

1 tuần ago

Giá băng vệ sinh bao nhiêu tiền một gói?

Băng vệ sinh là sản phẩm không thể thiếu đối với phụ nữ trong thời…

1 tuần ago

Bỉm sơ sinh – Lựa chọn an toàn cho bé

Bỉm sơ sinh là sản phẩm thiết yếu cho bé trong những tháng đầu đời.…

3 tuần ago

Tã quần em bé – giải pháp tiện lợi cho mẹ và bé

Tã quần em bé là sản phẩm không thể thiếu trong giai đoạn đầu đời…

3 tuần ago

Các Loại Tã Quần – Giải Pháp Tiện Lợi Cho Bé Yêu Của Bạn

Tã quần là một lựa chọn ngày càng phổ biến cho các bậc cha mẹ…

3 tuần ago