Hàm duy trì

Sau niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu thì mới được tháo?

Đeo hàm duy trì bao lâu sau khi đã hoàn tất liệu trình niềng răng là mối quan tâm của khá nhiều người. Để biết thêm chi tiết, mời bạn theo dõi những chia sẻ bổ ích xung quanh việc đeo hàm duy trì trong bài viết dưới đây. 

1. Hàm duy trì là loại khí cụ gì?

Hàm duy trì là khí cụ niềng răng được nha sĩ chỉ định cho bệnh nhân sau khi đã tháo mắc cài và dây cung, nhằm đảm bảo tình trạng ổn định cho răng sau quá trình chỉnh nha. Hàm duy trì sẽ được đeo trực tiếp lên răng khi liệu trình niềng răng kết thúc. 

Bên cạnh đó, loại khí cụ chỉnh nha này bao gồm 2 dạng chính là cố định và tháo lắp, với nhiều loại cho bạn lựa chọn như khay nhựa, khung cố định hoặc móc kim loại. 

2. Tại sao nên đeo hàm duy trì sau khi niềng răng?

Trong quá trình niềng răng, cả răng và xương hàm đều phải chịu nhiều lực siết trong khoảng thời gian dài. Vì vậy, sau khi tháo niềng, răng sẽ trở nên nhạy cảm, yếu hơn và chưa thể ổn định tại xương ổ răng. Đồng thời, xương hàm cũng chưa thể thích nghi để vận động linh hoạt. 

Theo đó, nếu không chăm sóc đúng cách, răng, xương và các khớp cắn sẽ dễ dàng trở lại trạng thái ban đầu do tác động từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày như ăn uống. Vì vậy, đeo hàm duy trì là cần thiết để bảo vệ răng, giúp răng ổn định và đảm bảo kết quả mong muốn sau khi niềng. 

3. Cần đeo hàm duy trì trong khoảng thời gian bao lâu?

Thời gian đeo hàm duy trì sẽ được chỉ định bởi nha sĩ, tuỳ thuộc vào đối tượng chỉnh nha hoặc tình trạng răng. Cụ thể như sau:

  • Với đối tượng niềng răng là trẻ em: Thời gian đeo hàm duy trì có thể sẽ kéo dài đến tuổi trưởng thành, bởi đây là mới là lúc răng và xương hàm phát triển hoàn thiện.
  • Với đối tượng niềng răng là người trưởng thành: Thời gian đeo hàm duy trì thông thường sẽ kéo dài từ 6-12 tháng. Tình trạng phục hồi của răng và xương hàm càng chậm, quá trình đeo hàm duy trì sẽ càng kéo dài lâu.
  • Với trường hợp bệnh nhân có hàm răng phát triển khoẻ mạnh: Việc đeo hàm duy trì sẽ chỉ diễn ra trong vòng 1-3 tháng do khả năng hồi phục nhanh.
  • Với trường hợp bệnh nhân có hàm răng yếu: Thời gian đeo hàm duy trì sẽ kéo dài lâu, thậm chí có thể vĩnh viễn để đảm bảo răng và hàm luôn được bảo vệ ổn định.

Xem thêm: nên làm cầu răng hay implant, sau khi trồng răng implant nên ăn gì, dán răng sứ

adminHealth

Share
Published by
adminHealth

Recent Posts

Các loại băng vệ sinh mặt bông thấm hút và chống tràn tốt nhất hiện nay

Băng vệ sinh mặt bông là loại băng ưa chuộng của chị em phụ nữ…

4 ngày ago

Kích thước băng vệ sinh bao nhiêu là phù hợp

Hiện nay, băng vệ sinh được thiết kế với rất nhiều phiên bản khác nhau,…

4 ngày ago

Cách trị hăm tã cho bé an toàn và hiệu quả tại nhà

Bé bị hăm tã là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe…

7 ngày ago

Top 3 thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh an toàn, mẹ yên tâm

Bé bị hăm tã khiến bé khó chịu và quấy khóc. Mẹ lo lắng và…

7 ngày ago

Cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng chuẩn nhất

Băng vệ sinh là thứ không thể thiếu đối với chị em phụ nữ mỗi…

1 tuần ago

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái “chuẩn chỉnh”

Mỗi khi đến “ngày rụng dâu” các bạn gái thường đắn đo nên dùng loại…

1 tuần ago