Tổng hợp thông về bệnh quai bị và cách phòng ngừa hiệu quả | VNCARE

0
206
Quảng Cáo

Bệnh quai bị là một trong những căn bệnh nguy hiểm, luôn được các bác sĩ khuyến cáo chích vacxin quai bị hằng năm. Bệnh xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ em, thanh thiếu niên cho đến người già. Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới và thường để lại những hậu quả khó lường. Vì thế mà VNCare sẽ chia sẻ cho bạn những cách phòng chống bệnh quai bị hiệu quả. 

1. Khái niệm bệnh quai bị là bệnh gì?

Bệnh quai bị là bệnh nhiễm trùng cấp tính, do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra. Đặc trưng của bệnh này là sưng đau tuyến nước bọt (chủ yếu tuyến mang tai), đôi khi kèm viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác của cơ thể.

Bệnh quai bị là bệnh gì? - Ảnh 1

Đây là loại bệnh lây truyền nhiễm khá nguy hiểm, gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng lên cơ mặt và ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần của bệnh nhân. Bệnh có khả năng tạo ra miễn dịch cho cơ thể, vì thế mà sẽ không tái phát lại lần hai (trừ các trường hợp đặc biệt khác).

2. Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị

  • Nguồn gốc gây ra bệnh chính là do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây nên. Đây là loại vi khuẩn có chu kỳ sống khá lâu, từ khoảng 30 đến 60 ngày trong môi trường bình thường với nhiệt độ tối đa là 200 độ C.
  • Lây truyền là một trong những nguyên nhân nhiễm bệnh phổ biến nhất hiện nay. Đối với những người tiếp xúc gần với người bệnh quai bị qua đường tình dục, sinh hoạt, ăn uống thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Người chưa từng chích vacxin phòng ngừa bệnh này thì rất dễ bị lây lan và có khi để lại hậu quả rất nặng. 
  • Bệnh quai bị do di truyền từ thế hệ trước sang thế sau là cũng một trong những nguyên nhân mà bạn nên lưu ý. 

3. Bệnh quai bị lây qua đường nào?

  • Đường hô hấp: Đây là phương thức lây truyền bệnh quai bị mạnh mẽ và nhanh chóng nhất. Virus có trong người bệnh sẽ theo các tuyến nước bọt, dịch nhầy từ mũi bắn ra và nếu không may bị dính phải thì nguy cơ mắc bệnh sẽ rất cao. 
  • Đường tiêu hóa: Việc ăn hoặc uống chung đồ ăn, thức uống với người bệnh quai bị cũng là đường lây phổ biến hiện nay. Khi ăn chung, nước bọt của người này sẽ theo thức ăn đi vào trong cơ thể của người kia. Điều này sẽ tạo cơ hội cho virus phát tán, lây lan khắp nơi. Ngoài ra, cũng cần hạn chế tiếp xúc với các vết thương hở, máu của người bị bệnh vì đây là nguồn lây trực tiếp, vô cùng nguy hiểm cho người xung quanh.
  • Đường tình dục: Việc quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh mà không sử dụng các biện pháp như bao cao su, thuốc tránh thai sẽ khiến có nguy cơ mắc bệnh. 

4. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh quai bị

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh quai bị - Ảnh 2

  • Dấu hiệu đầu tiên là sưng đau ở một hoặc cả 2 tuyến nước bọt. Ngoài ra, người bệnh cũng cảm thấy tuyến nước bọt bị đau nhức, khó nuốt nước miếng.
  • Người bị bệnh sẽ cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi, ngán ăn hoặc luôn bị đau đầu.
  • Sốt cao đột ngột mặc dù cơ thể rất khỏe mạnh trước đó.
  • Đau cơ và nhức mỏi toàn thân là những dấu hiệu cơ bản để nhận biết bệnh quai bị.
  • Ở nam giới có cảm giác đau ở tinh hoàn hoặc bị sưng bìu.

5. Cách điều trị & phòng ngừa bệnh quai bị

5.1 Những cách điều trị bệnh hiệu quả

  • Khi có dấu hiệu bị sốt cao thì bạn nên dùng ngay các loại thuốc, miếng dán hạ sốt. 
  • Trường hợp bị đau, sưng đỏ thì nên dùng khăn bọc đá lạnh để chườm lên vị trí đó. Cách này sẽ làm giảm đau hiệu quả và lại tiết kiệm rất nhiều chi phí chữa trị.
  • Người bị đau ở tuyến nước bọt thì nên đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để làm xét nghiệm kịp thời. Nếu là bị quai bị thì bác sĩ sẽ có những biện pháp chữa trị hợp lý, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.
  • Bệnh nhân cũng hạn chế ăn những loại thực phẩm có độ cứng, vì như thế sẽ khiến cơn đau đến nhanh hơn.
  • Nếu nghi ngờ bị quai bị thì nên hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh. Có như thế mới giảm được nguy cơ lây lan, bảo vệ sức khỏe cho người khác. 

5.2 Phòng ngừa bệnh bệnh quai bị hiệu quả

  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng nước, gel diệt khuẩn trước khi ăn hoặc uống. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để ngăn không cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
  • Nên đeo khẩu trang ở những nơi đông người, giữ khoảng cách an toàn đối với người bị bệnh quai bị. 
  • Hạn chế tiếp xúc, ăn uống chung với người bị bệnh. 
  • Trường hợp nam giới có dấu hiệu bị đau ở bộ phận tinh hoàn thì nên đến bệnh viện để được khám. Nữ giới nếu bị viêm buồng trứng hoặc có dấu hiệu bất thường nào khác thì cũng cần đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
  • Tiêm ngừa vacxin phòng chống quai bị cho trẻ sơ sinh để hạn chế nguy cơ bị lây bệnh.  

6. Một số câu hỏi thường gặp khi bị bệnh quai bị

6.1 Bệnh quai bị có tái phát không? 

  • Hầu hết mọi người chỉ mắc quai bị 1 lần trong đời. Đây là bệnh ít có khả năng tái phát. 
  • Thường 2 bệnh dễ bị nhầm với bệnh quai bị đó là viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn và sỏi tuyến nước bọt

6.2 Bệnh quai bị cần kiêng ăn gì?

  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm có chứa axit, dầu mỡ, đặc biệt là các loại thức ăn nhanh, đồ uống có cồn.
  • Nên kiêng ăn các loại thực phẩm chua, cay nóng.
  • Tuyệt đối tránh các loại thực phẩm được làm bằng nếp như xôi mặn, xôi ngọt, bánh nếp, bánh chưng, bánh trôi. Điều này sẽ giúp các cơn sưng đau không bị kéo dài hoặc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Thịt gà, thịt bò là những loại thịt có độ dai và khi nhai sẽ phải dùng lực hàm rất lớn. Chính vì thế mà người bị quai bị cần phải cân nhắc khi dùng các loại thịt này trong thực đơn.

6.3 Bệnh quai bị có gây vô sinh ở nam giới không?

Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh quai bị đó chính là viêm tinh hoàn. Virus tấn công vào tinh hoàn của nam giới, dẫn đến viêm mô, tách dẫn các ống tinh và gây teo tinh hoàn. Khi đó nếu không kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến bị vô sinh, hiếm muộn ở nam giới. Vì thế mà khi phát hiện ra các dấu liệu lạ nào ở bộ phận sinh dục thì bạn cần phải liên hệ sớm với bác sĩ.

Bệnh quai bị có gây vô sinh ở nam giới không? - Ảnh 3

6.4 Bệnh quai bị bao nhiêu ngày thì khỏi?

Quai bị nhìn chung lành tính, bệnh thường tự khỏi trong vòng 10 ngày, bệnh nhân hết sốt sau 3-4 ngày và tuyến nước bọt hết sưng trong 8-10 ngày, hạch góc hàm thì hết sưng lâu hơn tuyến một vài ngày. Tuyến nước bọt không bao giờ bị teo và không bao giờ hóa mủ, trừ trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn. Sau khi bị quai bị, người bệnh sẽ có đáp ứng miễn dịch bền vững, giúp không nhiễm bệnh lần thứ hai.

Tuy nhiên, virus quai bị ngoài gây viêm tuyến nước bọt còn có thể gây viêm ở nhiều cơ quan khác như viêm cơ quan sinh dục, viêm não, viêm tụy cấp, viêm cơ tim,… Trong đó biến chứng thường gặp và gây ảnh hưởng nhiều lo lắng nhất là viêm tuyến sinh dục.

6.5 Bệnh quai bị có bị lại lần 2 không?

Sau khi bị nhiễm quai bị, cơ thể người bệnh sẽ tồn tại các kháng thể trung hòa. Các kháng thể đó được duy trì ở nồng độ thấp nhưng có tác dụng bảo vệ, mang đến khả năng miễn dịch suốt đời. Do đó, người bệnh từng nhiễm quai bị có thể yên tâm là sẽ không nhiễm bệnh lần nào nữa.

6.6 Bệnh quai bị có nguy hiểm không?

Quai bị là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh có thể bùng phát thành dịch và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm não – màng não, viêm tụy, điếc tai,…

6.7 Bệnh quai bị xảy ra nhiều nhất vào mùa nào? 

Có thể bạn chưa biết, cao điểm mắc bệnh quai bị là vào mùa đông xuân.

Hy vọng thông qua bài viết trên, VNCare đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và bổ ích về bệnh quai bị để điều trị và phòng ngừa kịp thời.

Để tìm hiểu thêm về thông tin của những loại bệnh truyền nhiễm khác như: bệnh sốt xuất huyết, bệnh tai chân miệngbệnh sởi,… thì bạn có thể tra cứuthì bạn nên tìm kiếm tại VNCare. Nếu bạn chưa biết thì đây là website y tế tổng hợp, chia sẻ nhiều thông tin bổ ích liên quan đến sức khỏe và các loại thuốc tây, thuốc đông y chữa bệnh hiệu quả. Ngoài ra, VNCare còn có thêm mục tra cứu địa chỉ của các cửa hàng thuốc tây, bệnh viện, thẩm mỹ viện, trung tâm chỉnh hình trên toàn quốc, vô cùng tiện lợi.Hãy truy cập vào website của VNCare, để dễ dàng tìm kiếm các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc,… trên cả nước. Ngoài ra, thường xuyên cập nhật những thông tin bổ ích để bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

Thông tin về bệnh quai bịhttps://vncdc.gov.vn/benh-quai-bi-nd14508.htmlhttps://vncare.net/tin-tuc/benh-ve-tinh-duc/https://vncare.net/tin-tuc/benh-ve-tinh-duc/

Bài trướcSmecta là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng?
Bài tiếp theoBệnh sốt xuất huyết: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị | VNCARE