Bệnh da liễu

Bệnh giãn tĩnh mạch: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách điều trị | VNCARE

Suy giãn tĩnh mạch từ lâu luôn là căn bệnh gây khá nhiều khó khăn trong việc đi lại, vận động thể thao đối với người bệnh. Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau, tuy nhiên chúng ta cũng không nên chủ quan. Hãy cùng website VNCare để tìm hiểu về nguyên nhân và các cách chữa trị bệnh suy giãn tĩnh mạch hữu hiệu nhất hiện nay bạn nhé!

Giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

Giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên, người cao tuổi. Bệnh xảy ra do hiện tượng trào ngược máu trong tĩnh mạch, gây nên tình trạng giãn tĩnh mạch (d > 3mm), tĩnh mạch hình lưới (d = 1-3 mm) và tĩnh mạch mạng nhện (d < 1mm). Bệnh được biểu hiện ở nhiều triệu chứng khác nhau, chủ yếu tập trung ở chi dưới của người bệnh.

Suy giãn tĩnh mạch được phân thành hai loại cơ bản là tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch nông. Tĩnh mạch sâu liên quan đến tĩnh mạch đùi và rất khó để điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật thông thường. Ngược lại, tĩnh mạch nông liên quan đến tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé và các nhánh của nó nằm giữa da và mạc cơ, có thể điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh đừng quá bi quan, bởi nếu phát hiện ở giai đoạn đầu đều có thể chữa trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch

  • Trào ngược tĩnh mạch xảy ra khi có sự suy van tĩnh mạch, dẫn đến làm ứ trệ dòng máu trong các nhánh tĩnh mạch hiển. Bình thường áp lực tĩnh mạch ở chi được điều hòa bởi các van này. Do vậy mà khi van không còn hoạt động gây gia tăng áp lực tĩnh mạch và có thể gây ra triệu chứng nghiêm trọng. Nếu cơ chế bơm máu ở cẳng chân kém, yếu hơn so với bình thường thì càng gây nên triệu chứng nặng hơn.
  • Một số nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch như di truyền từ thế hệ trước, giới tính, tuổi tác, điều kiện làm việc. Ngoài ra, suy giãn tĩnh mạch cũng xảy ra đối với các đối tượng phẫu thuật ở chi nhưng bị nhiễm trùng, khối u ác tính,…

Những đối tượng thường gặp suy giãn tĩnh mạch là ai?

Những đối tượng thường gặp giãn tĩnh mạch là ai?

  • Thông thường, suy giãn tĩnh mạch xảy ra ở người trên 50 tuổi, kể cả đàn ông và phụ nữ. Bởi lẽ ở độ tuổi này, các khớp xương đều cứng và dễ bị gãy khi vận động, làm việc quá nhiều.
  • Người làm việc trong văn phòng, nhất là các chị em phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót sẽ dễ bị suy giãn tĩnh mạch.
  • Phụ nữ mang thai hoặc dùng thuốc ngừa thai quá nhiều lần cũng có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Bệnh giãn tĩnh mạch có nguy hiểm sức khỏe không?

Tùy thuộc vào thể trạng và giai đoạn phát triển của bệnh suy giãn tĩnh mạch mà sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau.

Nếu như ở giai đoạn đầu, người bệnh phát hiện sớm thì có thể điều trị dứt điểm bằng các loại thuốc tây, phẫu thuật, xạ trị.

Ngược lại, nếu bệnh chuyển biến vào giai đoạn cuối thì sẽ rất khó để điều trị. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể bị nhiễm trùng thứ phát, lòng bàn chân rỉ máu, bong tróc da, lở loét. Vì thế mà người bệnh cần phải theo dõi bệnh tình thường xuyên và báo cáo cho bác sĩ để điều trị kịp thời.

Ngoài ra, cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể thao thường xuyên để các khớp xương được linh hoạt hơn. 

Những biến chứng thường gặp của bệnh giãn tĩnh mạch

So với những loại bệnh khác, suy giãn tĩnh mạch gây ra những những biến chứng khá nghiêm trọng, ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống tinh thần của bệnh nhân. Một số biến chứng thường thấy như:

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: Biến chứng này hình thành các cục máu đông, khó tan. Nếu nghiêm trọng hơn có thể phát triển thành khối u ác tính, chèn ép mạch máu ở chi bàn chân, khiến cho người bệnh khó đi lại.
  • Thuyên tắc phổi (tắc mạch máu ở phổi): Đây là biến chứng khá nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong cao nhất của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, thở nặng nề khi thời tiết chuyển lạnh hoặc khi vận động quá mạnh. Lúc này nếu không được thở bằng oxy thì có thể dẫn đến tắt thở và tử vong.

Những biến chứng thường gặp của giãn tĩnh mạch

  • Đau mãn tính và lở loét: Biến chứng này rất thường thấy ở người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Các cơn đau thường kéo dài khi người bệnh đi lại quá nhiều hoặc khi khom lưng, đứng lên hoặc ngồi xuống. Nếu nghiêm trọng hơn thì sẽ bị lở loét, chảy máu, sưng đỏ ở các vùng da xung quanh.
  • Phù mạch bạch huyết thứ phát: Bắp chân của người bệnh sẽ bị sưng phù, đau nhức, rất khó để nằm ngủ hoặc cử động mạnh. Ở biến chứng này, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân ở nhà dưỡng bệnh và hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều chất đạm, chất béo hoặc được làm từ nếp.

Các phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch hiệu quả

Hiện nay, với sự phát triển của lĩnh vực y khoa thì có rất nhiều phương pháp chữa trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, mỗi cách chữa trị đều sẽ có ưu, nhược điểm mà bạn cần phải lưu ý đến.

Điều trị nội khoa

Đây được xem là phương pháp tối giản và tiết kiệm chi phí nhất. Người bệnh cần phải thay đổi các thói quen như hạn chế mang giày cao gót, tăng cường tập luyện thể thao, ăn uống khoa học. Ngoài ra, để giảm các cơn đau kéo dài, bệnh nhân có thể mang vớ áp lực hoặc dùng thuốc để giảm đau, giảm viêm.

Chích xơ

Phương pháp này ít thông dụng và chỉ được điều trị đối với người bị giãn tĩnh mạch nhỏ hoặc ở giai đoạn khởi phát.

Phẫu thuật

Việc phẫu thuật có thể để lại nhiều hậu quả nhưng là phương pháp hiệu quả để điều trị dứt điểm bệnh suy giãn tĩnh mạch. 

Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả

Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện chữa trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà bằng cách sử dụng gừng. Gừng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ xuất hiện giãn tĩnh mạch. Cắt gừng tươi thành từng miếng. Thêm chúng vào một ly nước sôi, để trong 10 phút. Lọc lấy nước bà uống 2- 3 lần mỗi ngày. Massage được xem là một trong những cách chữa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả nhất. Bạn nên thường xuyên massage ở những phần bị giãn để máu được lưu thông tốt hơn. 

Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân, phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch, thì trang VNCare cũng cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích liên quan đến các căn bệnh da liễu khác như: mụn ẩn, mụn cám, cách trị thâm mụnnấm da đầubệnh vẩy nến thì bạn có thể tra cứu thêm tại VNCare. Hơn thế nữa, VNCare cũng có danh mục tra cứu thông tin nhà thuốc, bệnh viện, trạm y tế, viện thẩm mỹ trên toàn quốc uy tín nhất hiện nay để bệnh nhân có thể tìm mua thuốc hoặc khám bệnh. Hãy cùng cập nhật những thông tin về y tế mới nhất cùng VNCare để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

Suy giãn tĩnh mạch – https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/gian-tinh-mach-mang-nhen-va-suy-gian-tinh-mach-nong?_101_INSTANCE_4IVkx5Jltnbg_viewMode=view

Điều trị suy giãn tĩnh mạch – http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/bai-viet-chuyen-mon-menuleft-33/4246-chuyen-gia-ch-ra-nh-ng-sai-l-m-khi-di-u-tr-b-nh-suy-gian-tinh-m-ch.htmlhttps://vncare.net/tin-tuc/thuoc-va-thuc-pham-chuc-nang/

adminHealth

Recent Posts

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái chuẩn nhất

Khi bạn gái đến tuổi dậy thì, việc mua băng vệ sinh là một nhiệm…

1 tuần ago

Băng vệ sinh ban đêm dùng được bao lâu? Những điều chị em cần biết

Băng vệ sinh ban đêm là một sản phẩm quan trọng giúp các chị em…

1 tuần ago

Giá băng vệ sinh bao nhiêu tiền một gói?

Băng vệ sinh là sản phẩm không thể thiếu đối với phụ nữ trong thời…

1 tuần ago

Bỉm sơ sinh – Lựa chọn an toàn cho bé

Bỉm sơ sinh là sản phẩm thiết yếu cho bé trong những tháng đầu đời.…

3 tuần ago

Tã quần em bé – giải pháp tiện lợi cho mẹ và bé

Tã quần em bé là sản phẩm không thể thiếu trong giai đoạn đầu đời…

3 tuần ago

Các Loại Tã Quần – Giải Pháp Tiện Lợi Cho Bé Yêu Của Bạn

Tã quần là một lựa chọn ngày càng phổ biến cho các bậc cha mẹ…

3 tuần ago