Bệnh sốt xuất huyết: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị | VNCARE

0
508
phu nu  sotuat huyet o nguoi
Quảng Cáo

Phòng ngừa và điều trị bệnh sốt xuất huyết luôn là chủ đề được quan tâm tại các diễn đàn về y tế cộng đồng. Nhưng trước khi biết được những biểu hiện của sốt xuất huyết, cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả, bạn đọc cần phải hiểu được nguồn gốc lây lan, triệu chứng của căn bệnh này là gì?. Hãy cùng website VNCare để tìm hiểu các thông tin cần thiết liên quan đến bệnh sốt xuất huyết bạn nhé!

1. Bệnh sốt xuất huyết là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm, do virus Dengue gây ra. Vật thể truyền bệnh là loài muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn truyền nhiễm. Bệnh sốt xuất huyết có thể diễn tiến rất nhanh và để lại các biến chứng nguy hiểm. Trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong. 

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh gì? Có nguy hiểm không? - Ảnh 1

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh gì?

Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có vắc-xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế mà việc phòng ngừa sốt xuất huyết là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Các gia đình có con em nhỏ không được chủ quan và thường xuyên quan sát trẻ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ như nóng sốt, phát ban thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám chữa trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân chính gây ra sốt xuất huyết ở người chính là loài muỗi mang virus Dengue. Chúng là loài ký sinh và có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Khi tìm được vật thể ký sinh là người, con muỗi này sẽ hút máu và truyền virus vào bên trong cơ thể chúng ta. Virus sẽ ủ lại trong cơ thể từ 8 đến 10 ngày, sau đó sẽ lây lan và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như phát ban, mẩn ngứa,…

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết - Ảnh 2Nguyên nhân gây ra sốt xuất huyết chính là loài muỗi mang virus Dengue

3. Các cấp độ của bệnh sốt xuất huyết và triệu chứng đi kèm

Theo tổ chức y tế thế giới là WHO thì sốt xuất huyết được chia làm 3 mức độ cơ bản là bệnh sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết Dengue cảnh báo, sốt xuất huyết Dengue cấp độ nặng.

3.1 Cấp độ sốt xuất huyết Dengue nhẹ

Đây là giai đoạn ủ bệnh và bắt đầu xuất huyết các triệu chứng như sốt cao, khó hạ sốt. Khoảng thời gian này có thể kéo dài đến 7 ngày, nếu không được đưa đến bệnh viện thì bệnh nhân có thể bất tỉnh, ngất xỉu.

Các triệu chứng tiếp theo đó sẽ là nhức đầu, đau ở hốc mắt, bắt đầu xuất hiện ảo giác. Một số triệu chứng hiếm thấy là buồn nôn, đau cơ, đau khớp và cảm giác mệt mỏi, biếng ăn.

3.2 Cấp độ sốt huyết Dengue cảnh báo

Có thể nói đây là giai đoạn quyết định của bệnh nhân, nếu điều trị kịp thời có thể sống. Ngược lại có thể tử vong. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có khi đã hạ sốt nhưng sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng nguy hiểm khác.

Bệnh nhân có thể bị thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 – 48 giờ). Điều này sẽ dẫn đến tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to. Nếu thoát huyết tương quá nhiều sẽ gây bứt rứt hoặc li bì, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 25 mmHg), người bệnh đi tiểu gắt hơn.

Cấp độ sốt huyết Dengue cảnh báo - Ảnh 3

Xuất huyết: Xuất huyết dưới da cũng làm một trong những triệu chứng dễ nhận thấy ở giai đoạn này. Các nốt xuất huyết phân bố rải rác ở các bộ phận trên cơ thể.

Đặc biệt là lòng bàn chân, bụng, mạng sườn. Người bệnh cũng có thể bị xuất huyết ở niêm mạc với các hiện tượng như chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. 

3.3 Cấp độ sốt xuất huyết nặng:

Đây là giai đoạn khá nguy hiểm đối với bệnh nhân sốt xuất huyết. Người bệnh nếu không chữa trị kịp thời hoặc bị kháng thuốc, bệnh có thể gây viêm màng não, viêm gan nặng, viêm cơ tim

4. Nên ăn gì và kiêng ăn gì khi bị bệnh sốt xuất huyết?

4.1 Bệnh sốt xuất huyết cần kiêng ăn gì?

  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất đạm. Ngoài ra, người bệnh cũng cần kiêng ăn các loại thực phẩm cay nóng. Bởi đó sẽ là nguyên nhân làm cho cơ thể bị nóng nảy, khó tiêu.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại thịt gà hoặc các loại thịt có tính hàn.
  • Tránh các loại rau củ quả có màu xanh đậm vì làm cho triệu chứng sốt huyết như chảy máu cam trở nên nặng hơn.

4.2 Bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?

  • Nên bổ sung nước mát, rau củ quả để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra cũng sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố, tiêu hóa nhanh hơn và không còn cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
  • Ưu tiên ăn các loại súp, cháo mềm để cơ thể dễ tiêu hóa nhưng vẫn có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì? - Ảnh 4

Bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?

5. Lời khuyên bác sĩ về bệnh sốt xuất huyết

Để hạn chế mức thấp nhất các biến chứng do sốt xuất huyết gây cho người bệnh. Các bác sĩ đã có những chỉ định cần thiết như:

  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, không để các chậu nước đọng ở trong nhà. Bởi đó sẽ là điều kiện để muỗi vằn sinh sôi và phát triển.
  • Luôn phun xịt đầy đủ các loại dung dịch diệt côn trùng, lăn quăn ở trong bụi rậm, hóc nhà.
  • Bôi các loại kem chống côn trùng, thuốc xịt muỗi trước khi đi ngủ hoặc tham gia các chuyến cắm trại ở trong rừng sâu.
  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để khám chữa trị.
  • Trong quá trình chữa trị bệnh sốt xuất huyết, cần khai báo rõ ràng các triệu chứng đang gặp phải để bác sĩ có hướng điều trị cho phù hợp. Tuyệt đối không nên xử lý tại nhà hoặc để bệnh nặng hơn mới đem đến bệnh viện. Khi đó sẽ khiến cho bệnh nhân có nguy cơ bị viêm màng não hoặc bị tử vong tại chỗ.

Bệnh sốt xuất huyết nếu trong điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với người bệnh. Vì thế mà hiểu được các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa tác hại của bệnh sốt xuất huyết sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Để tìm hiểu thêm về thông tin của những loại bệnh truyền nhiễm khác như: bệnh tai chân miệngbệnh sởi, bệnh quai bị,… thì bạn có thể tra cứu thêm tại VNCare 247.

Ngoài ra, website sẽ cung cấp cho bạn những địa chỉ phòng khám, bệnh viện phụ sản, nhà thuốc, thẩm mỹ viện trên toàn quốc để bệnh nhân có sự lựa chọn tốt nhất. Hãy cùng VNCare để bảo vệ sức khỏe cho bạn và mọi người xung quanh nhé!

Nguồn tham khảo:

  1. Sốt xuất huyết có uống nước dừa được không?

Câu trả lời là có. Sốt xuất huyết uống nước dừa có thể giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, cầm máu, lợi tiểu. Nước dừa với vị ngọt tự nhiên, mát, tính bình, có tác dụng tiêu khát, đồng thời có nhiều chất bổ dưỡng có thể giúp hạ sốt nóng, chữa các bệnh sởi, tiêu chảy, kiết lỵ, đau dạ dày.

  1. Sốt xuất huyết có được tắm không? 

Khi bị bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Tuy nhiên, nếu như hạ tiểu cầu nhiều, bạn cần tránh kỳ cọ mạnh bởi sẽ gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm.

  1. Sốt xuất huyết có thuốc đặc trị không

Trước đây, sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ em; nhưng hiện tại, rất nhiều người lớn cũng mắc bệnh và tỷ lệ tử vong khá cao. Bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc trị, những trường hợp nặng điều trị hầu như chỉ hạ sốt, truyền dịch và chống sốc tích cực. Những trường hợp nhiễm bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau một tuần

Bài trướcTổng hợp thông về bệnh quai bị và cách phòng ngừa hiệu quả | VNCARE
Bài tiếp theoBệnh sởi là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả