Có nên cho bé ăn dặm? Tiêu chí chọn bột ăn dặm cho bé tốt nhất

0
17
Có nên cho bé ăn dặm? Tiêu chí chọn bột ăn dặm cho bé tốt nhất
Quảng Cáo

Giai đoạn bắt đầu ăn dặm là một cột mốc đáng nhớ của trẻ, đánh dấu bước chân đầu tiên của con vào thế giới người lớn. Đây không chỉ là giai đoạn cung cấp chất dinh dưỡng bổ sung cho con mà còn là hành trình giúp trẻ khám phá, làm quen với những hương vị, thực phẩm mới. Vậy thì thời điểm tốt nhất để tập cho bé ăn dặm là khi nào cũng như cách chọn bột ăn dặm cho bé như thế nào là phù hợp? Hãy tham khảo bài viết sau đây của Huggies nhé!

Bột ăn dặm cho bé là gì?

Khi mới bắt đầu ăn dặm thì hệ tiêu hoá của trẻ vẫn còn rất non nớt, chỉ có thể thích ứng được với bột loãng và có vị ngọt gần giống sữa. Vậy nên, để trẻ làm quen với việc ăn dặm, dễ dàng từ việc chỉ uống sữa chuyển sang ăn dặm với các loại thức ăn khác thì bột ăn dặm chính là một sự lựa chọn phù hợp. 
Có thể định nghĩa đơn giản bột ăn dặm cho bé là loại bột được chiết xuất từ rau, củ, quả kết hợp với việc bổ sung các chất dinh dưỡng chẳng hạn như vitamin A, B, D, C, kẽm, sắt, lysine,… và các chất khoáng để có thể hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Ăn dặm có tốt không và trẻ nên được ăn dặm từ giai đoạn nào?

Ăn dặm là quá trình cho con ăn bổ sung các thức ăn khác sữa mẹ, gồm có tinh bột, các loại vitamin từ thịt, cá, trứng, sữa, rau củ quả và trái cây,… Những loại thực phẩm này giúp bổ sung chất dinh dưỡng giúp bé phát triển tốt theo Bảng chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo chuẩn WHO.
Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo thì trong 6 tháng đầu đời thì trẻ sơ sinh nên được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và không cần thêm bất cứ thực phẩm nào khác. Sữa mẹ có nguồn kháng thể lớn giúp con tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa, trong những tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện và ổn định nên việc ăn dặm sớm sẽ khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa vì không hấp thụ được thức ăn.
Sữa mẹ ở tháng thứ 6 không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng. Ngoài ra, đây còn là giai đoạn thần kinh và cơ nhai phát triển đầy đủ giúp trẻ có thể nhai và cắn thức ăn. Do đó, cha mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm và quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng của con vào giai đoạn hết 6 tháng sang tháng thứ 7.

Chỉ nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi (Nguồn: Sưu tầm)

Chỉ nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi (Nguồn: Sưu tầm)

Bột ăn dặm cho bé có những loại nào?

Có 2 loại bột ăn dặm cho bé phổ biến trên thị trường là bột ăn dặm ngọt và bột ăn dặm mặn. Cơ bản thì cả 2 loại bột này có thành phần dinh dưỡng giống nha, đều cung cấp đủ 4 nhóm chất chính gồm có tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Điểm khác biệt của các loại bột ăn dặm chủ yếu ở thành phần đạm và hương vị của bột.

Bột ăn dặm mặn

Loại bột ăn dặm mặn có thành phần chính là chất đạm từ nguồn đạm động vật như thịt, thủy hải sản và một số thành phần khác để tạo nên nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho trẻ. Bột ăn dặm mặn có ưu điểm là mùi vị độc đáo, đa dạng, kích thích vị giác của con trẻ và thích hợp với các trẻ bị dị ứng đạm sữa bò.

Bột ăn dặm ngọt

Thành phần chính trong bột ăn dặm ngọt là chất đạm từ sữa kết hợp với các thành phần khác như rau củ, trái cây và gạo để cung cấp các nhóm dinh dưỡng tổng hợp cho bé. Bởi vì thành phần chính là sữa nên trẻ sẽ dễ dàng thích nghi hơn khi bắt đầu tập ăn dặm. Loại bột này được yêu thích hơn vì có vị thơm ngon, gần giống với sữa mẹ, thích hợp với các bé không bị dị ứng đạm sữa bò. Tuy vậy, điểm hạn chế là vị ngọt của bột có thể làm trẻ nhanh chán. Vậy chắc hẳn là các mẹ sẽ thắc mắc “bé mới tập ăn dặm thì nên ăn bột gì”. Bởi vì thành phần dinh dưỡng trong 2 loại bột này tương đồng nhau nên mẹ không cần phải phân vân nên cho bé ăn loại nào tốt hơn. Tùy theo khẩu vị và việc bé có bị dị ứng đạm sữa bò hay không thì mẹ có thể chọn loại bột ăn dặm phù hợp với con nhất.

Có 2 loại bột ăn dặm chính cho bé là bột mặn và bột ăn dặm ngọt (Nguồn: Sưu tầm)

Có 2 loại bột ăn dặm chính cho bé là bột mặn và bột ăn dặm ngọt (Nguồn: Sưu tầm)

Tiêu chí chọn bột ăn dặm cho bé

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số tiêu chí mà Huggies cung cấp sau đây để chọn loại bột ăn dặm cho bé yêu nhà mình nhé!

1. Bột ăn dặm cần phù hợp với độ tuổi của con

Giai đoạn 4-6 tháng tuổi

Từ 4-6 tháng tuổi là giai đoạn khá khó khăn với bố mẹ khi bé bắt đầu tập ăn dặm bởi vì bé sẽ không quen với vị ngọt, mặn của bột. Có thể cha mẹ phải mất khoảng 1-2 tuần để bé tập làm quen. Các bé có lẽ sẽ dễ thích nghi hơn khi sử dụng bột ăn dặm ngọt kết hợp hương thơm từ rau củ quả. Mặc dù vị ngọt dịu giúp trẻ dễ thích thú hơn nhưng cũng dẫn đến việc trẻ nhanh bị chán.

Giai đoạn 7-8 tháng tuổi

Giai đoạn 7-8 tháng tuổi, phụ huynh nên cho con dùng xen kẽ và kết hợp 2 loại bột mặn và ngọt để đa dạng món ăn đồng thời giúp cho sự phát triển của bé và hỗ trợ con ăn ngon miệng hơn. Đa số các bé 7-8 tháng tuổi đều đã có thể tự ăn một số trái cây, đồ ăn được cắt nhỏ.

Giai đoạn từ 9 tháng tuổi trở lên

Từ 9 tháng tuổi trở lên, các bé đã có thể bắt đầu ăn đồ thô 60-70%. Do đó, từ giai đoạn này cha mẹ có thể thay đổi bột ăn dặm cho bé so với thời điểm 4-6 tháng hoặc có thể tự nấu đồ ăn dặm cho con tại nhà.

Mẹ cần chọn bột ăn dặm phù hợp với độ tuổi của con (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ cần chọn bột ăn dặm phù hợp với độ tuổi của con (Nguồn: Sưu tầm)

2. Nên chọn bột ăn dặm có nhiều chất xơ

Vừa bắt đầu độ tuổi ăn dặm, hệ tiêu hóa của các con còn rất yếu và non nớt. Vậy nên, phụ huynh nên chọn các loại bột ăn dặm bổ sung hàm lượng chất xơ để tránh trường hợp trẻ bị táo bón khi bắt đầu ăn dặm.

3. Bột ăn dặm gần giống với hương vị của sữa mẹ

Nhiều bé sẽ không quen khi bắt đầu chuyển từ sữa mẹ sang bột ăn dặm dẫn đến tình trạng không chịu ăn, nhịn đói, sụt cân. Do đó, ban đầu mẹ nên lựa chọn các loại bột có hương vị gần giống với hương vị sữa mẹ để giúp con yêu dễ thích nghi với việc ăn dặm hơn.

4. Chọn bột ăn dặm của các thương hiệu uy tín

Bên cạnh những tiêu chí chọn các loại bột ăn dặm cho bé trên thì bố mẹ cũng nên lựa chọn những loại bột có thương hiệu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đã được đánh giá qua thời gian từ các ông bố bà mẹ nuôi con nhỏ. Một số thương hiệu bột ăn dặm cho bé uy tín, được nhiều mẹ bỉm tin dùng mà Huggies muốn chia sẻ đến bạn:Bột ăn dặm Hipp: Hipp là thương hiệu về các sản phẩm chăm sóc cho bé hàng đầu tại Đức. Ưu điểm của thương hiệu này là nguồn nguyên liệu hữu cơ 100%, không chứa các hóa chất độc hại hay thực phẩm biến đổi gen. Bột ăn dặm Hipp có cả 2 loại bột mặn và ngọt giúp mẹ dễ dàng lựa chọn.Bột ăn dặm cho bé Ridielac: Là sản phẩm có xuất xứ từ Vinamilk Việt Nam. Từ lâu, bột ăn dặm Ridielac được nhiều mẹ bỉm lựa chọn vì chất lượng ổn, giá cả bình dân, thành phần, công thức, mùi vị rất hợp với khẩu vị của trẻ em Việt Nam.Bột ăn dặm Aptamil: Aptamil là thương hiệu có nguồn gốc từ Đức, nổi tiếng trong lĩnh vực dinh dưỡng cho trẻ em. Bột chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Bột có hương thơm tự nhiên, không chứa phẩm màu cũng như chất bảo quản giúp mẹ an tâm khi sử dụng cho con.Bột ăn dặm cho bé Friso: Friso là thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn thực phẩm hàng đầu – FrieslandCampina tại Hà Lan. Bột Friso được sản xuất theo công nghệ LockNutri ™ hiện đại giúp bảo vệ hàm lượng các chất dinh dưỡng tự nhiên không bị mất đi do nhiệt. Quy trình sản xuất khép kín, nghiêm ngặt theo tiêu tuần Hà Lan từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến, kiểm định và thành phẩm xuất xưởng nên mẹ có thể an tâm khi cho con sử dụng.Bột ăn dặm Gerber: Gerber là thương hiệu nổi tiếng của Nestle được nhiều ông bố bà mẹ tin dùng hiện nay. Bột ăn dặm Gerber nói không với hóa chất và dùng nguyên liệu tự nhiên 100%. Sản phẩm có chứng nhận chất lượng tại Mỹ và chứng nhận của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm nên được các bậc phụ huynh tin dùng và lựa chọn cho bé khi đến giai đoạn ăn dặm.

Chọn bột ăn dặm phù hợp khẩu vị sẽ giúp bé ăn ngon hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Chọn bột ăn dặm phù hợp khẩu vị sẽ giúp bé ăn ngon hơn (Nguồn: Sưu tầm)

5. Chọn bột ăn dặm cho bé bị dị ứng đạm sữa bò

Đối với các bé bị dị ứng đạm sữa bò, mẹ nên chọn bột ăn dặm mặn là phù hợp nhất. Thành phần chính của loại bột này là chất đạm từ nguồn đạm động vật, thủy hải sản, rau củ quả,… Tuy mới đầu bột ăn dặm mặn sẽ hơi khó ăn nhưng khi trẻ đã quen sẽ giúp trẻ có vị giác tốt hơn, kích thích ăn nhiều hơn.

Hướng dẫn nấu bột ăn dặm và pha bột ăn dặm cho bé

1. Nguyên tắc nấu bột ăn dặm tại nhà cho bé

Nấu bột ăn dặm mặn

Khi nấu bột ăn dặm mặn tại nhà cho bé, bố mẹ cần tuân theo một số nguyên tắc sau đây để đảm bảo dinh dưỡng và tạo cảm giác ngon miệng cho bé:Các nguyên liệu thuộc nhóm chất đạm gồm trứng, thịt, cá, tôm,… cần được nấu chín mềm và xay nhuyễn.Bột ăn dặm mặn cho bé không nên nấu quá loãng, mẹ cần tăng dần độ sệt của bột phù hợp theo các giai đoạn phát triển của bé.Có thể sử dụng thêm chất béo tốt từ dầu olive, dầu đậu nành hoặc các loại dầu ăn dành cho trẻ sơ sinh.Tuyệt đối không nêm thêm các gia vị mặn như muối, mắm,… để tránh ảnh hưởng xấu đến thận và hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ.

Nấu bột ăn dặm ngọt

Tương tự với cách nấu bột ăn dặm mặn, đối với bột ăn dặm ngọt mẹ cũng cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định như sau:Rau củ quả phải được nấu hoặc hấp chín riêng, sau đó đem xay nhuyễn trước khi trộn với bột gạo.Nếu là bột ăn dặm ngọt bán sẵn thì nên khuấy bột với một ít nước lạnh để bột tan hết. Sau đó mới đun trên bếp với lửa nhỏ đến khi bột sôi mới trộn rau củ đã xay vào thành hỗn hợp đồng nhất.Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm mẹ tuyệt đối không thêm bất kỳ gia vị nào như mắm, muối… để giúp trẻ thưởng thức trọn vẹn hương vị tự nhiên của các loại rau củ quả và không ảnh hưởng trực tiếp tới thận của con.

2. Cách pha bột ăn dặm cho bé

Mỗi sản phẩm sẽ có cách pha bột khác nhau, do đó bố mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì để biết cách pha và liều lượng phù hợp. Tuy nhiên, nhìn chung các loại bột ăn dặm cho bé có thể dễ dàng pha chỉ trong 5 phút với những bước như sau:Bước 1: Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ và chuẩn bị các vật dụng như tô, muỗng sạch để pha bột cho bé.Bước 2: Pha nước ấm khoảng 50°C. Trong những ngày hè hoặc buổi trưa/chiều, cần pha nước để nguội với nước sôi theo tỉ lệ 2 phần nước nguội :1 phần nước sôi. Đối với những ngày đông hoặc buổi sáng/ban đêm, công ty pha này sẽ được nước có nhiệt độ thấp hơn 1-3°C , khoảng 47- 49°C .Bước 3: Rắc nhẹ từng muỗng bột ăn dặm vào nước ấm để không bị vón cục và khuấy đều cho đến khi bột tan hoàn toàn và có kết cấu sánh mịn.Bước 4: Để bột nguội dần và kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhấp môi nếm thử. Khi thấy độ ấm vừa đủ thì cho bé dùng ngay.Một số lưu ý trong cách pha bột cho bé ăn dặm như sau:Nhiệt độ nước để pha bột: Nhiệt độ nước quá nguội (dưới 40°C ) hoặc quá nóng (hơn 50°C ) đều có thể khiến bột không tan hoàn toàn và bị vón cục.Tỷ lệ nước và bột: Mẹ cùng cần lưu ý lượng nước và bột phải cân bằng nhau để bột không quá lỏng hoặc quá đặc. Thông thường, 1 muỗng bột mẹ nên pha với khoảng 25ml nước khoảng 50 °C là đạt chuẩn.

Mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì để biết cách pha và liều lượng hợp lý (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì để biết cách pha và liều lượng hợp lý (Nguồn: Sưu tầm)

3. Cách cho bé ăn dặm

Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, khi trẻ 6 tháng tuổi mới có đủ các kỹ năng về vận động miệng lưỡi mới có thể nhai nuốt được thức ăn đặc, khác với chất lỏng là sữa thì bé chỉ cần mút hoặc hút. Một số điều phụ huynh cần lưu ý khi cho con ăn dặm như sau:Không nên cho bé ăn quá sớm, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ như dễ bị đầy bụng, khó tiêu,… về lâu dài trẻ sẽ có nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn. Ngoài ra, nếu trẻ có những dấu hiệu muốn ăn dặm ở tuần thứ 17 trở lên thì mẹ có thể cho con làm quen dần với việc ăn dặm.Nên bắt đầu bằng việc chỉ cho trẻ ăn một loại thức ăn trong ngàyvới lượng ít trong 2 đến 3 ngày để theo dõi khả năng ăn của bé. Khi chắc chắn rằng trẻ có thể dung nạp được loại thức ăn đó thì chuyển qua tập cho trẻ ăn một loại thức ăn mới. Lưu ý là mẹ cần tuân thủ đúng nguyên tắc 4 nhóm thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.Nên cho bé ăn bột ăn dặm được pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức bé đang uống hoặc mẹ có thể chọn một vài bột ăn dặm ngọt có vị gần giống với sữa để trẻ làm quen dần. Sau khi trẻ đã quen rồi thì chuyển qua ăn những loại bột mặn như bột thịt, bột cá, gà,…Bên cạnh các loại sữa bột, mẹ có thể cho con uống các loại nước ép trái cây hoặc dầm cho bé ăn những loại trái cây mềm như xoài, đu đủ, chuối,…

Những câu hỏi thường gặp về bột ăn dặm cho bé

Có nên pha bột ăn dặm với sữa công thức?

Việc có nên pha bột ăn dặm với sữa công thức hoặc sữa mẹ không luôn là thắc mắc của nhiều mẹ khi mới bắt đầu cho con ăn dặm. Câu trả lời là về lý thuyết để bổ sung dưỡng chất tốt nhất cho con thì chúng ta hoàn toàn có thể pha sữa công thức với bột ăn dặm. Đối với các trẻ không bị dị ứng đạm sữa bò thì phụ huynh có thể an tâm pha sữa vào bột ăn dặm để tăng mùi hương cho bột và giúp trẻ dễ làm quen với việc ăn dặm hơn.

Bên cạnh đó, sữa công thức và bột ăn dặm có những thành phần dinh dưỡng tương tự nhau, các dưỡng chất này kết hợp với nhau sẽ làm phong phú thêm thành phần cũng như dinh dưỡng hàng ngày cho bé. Sữa công thức và bột ăn dặm sẽ tăng cường nhóm tinh bột, chất xơ cùng DHA, ARA, Choline, vitamin và khoáng chất giúp bé phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ.

Mua bột ăn dặm cho bé ở đâu chất lượng?

Mẹ có thể mua bột ăn dặm cho bé chính hãng tại các siêu thị lớn, cửa hàng sữa uy tín trên thị trường hoặc những cửa hàng chuyên kinh doanh các mặt hàng cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, các mẹ có thể đặt mua online tại 1 số sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki… và lưu ý là nên mua ở cửa hàng chính hãng để đảm bảo chất lượng.

Có thể nói bột ăn dặm cho bé là một phần không thể thiếu trong hành trình ăn dặm cũng như phát triển của con. Thông qua bài viết trên, Huggies hy vọng các ông bố bà mẹ đã có thể những kiến thức hữu ích để giúp quá trình ăn dặm của con dễ dàng hơn. Nếu có những thắc gì về quá trình phát triển của con, bố mẹ có thể gửi câu hỏi về Góc chuyên gia hoặc tham khảo các bài viết tại mục Chăm sóc bé của Huggies nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.huggies.com.vn/cham-soc-be/thuc-pham-va-thuc-an-cho-be/cho-be-an-dam/bot-an-dam-cho-be

Bài trước9 mẹo dân gian chữa giật mình ở trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả
Bài tiếp theoCách làm bánh ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi tại nhà