10 cách dạy bé tập nói đơn giản, hiệu quả nhất mẹ nên biết

0
241
Phương pháp dạy bé tập nói
Quảng Cáo

Dạy trẻ tập nói liệu có khó không? Và nên sử dụng những phương pháp nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Dưới đây là 10 cách dạy bé tập nói đơn giản, hiệu quả cao ba mẹ nên biết. 

1. Nói chuyện với bé thường xuyên

Trước khi làm bất cứ việc gì thì ba mẹ cũng nên bắt đầu bằng việc nói chuyện với bé. Mặc dù bé còn quá nhỏ để nghe và hiểu những gì ba mẹ nói nhưng việc trò chuyện với bé sẽ giúp bé quen dần với lời nói. Đôi khi sẽ khơi gợi tính tò mò của trẻ. Tuy đơn giản nhưng phương pháp này mang lại hiệu quả rất cao. 

2. Đừng quá chú tâm vào việc con nói đúng hay sai

Dạy bé tập nói đừng vội quan tâm đến việc bé có phát âm đúng hay không, nói có tròn vành rõ chữ không. Mà ba mẹ nên chú tâm vào những gì bé đang cố gắng nói, dù chưa rõ lắm còn bập bẹ từng chữ. Từ đó giúp bé cải thiện hơn trong quá trình bé tập nói.

3. Phản hồi lại bé một cách rõ ràng

Hầu hết các bậc cha mẹ chỉ mãi tập trung vào câu nói mà quên mất rằng khi bé nghe bé cũng sẽ phản ứng lại bằng hành động hay từ nào đó bé biết. Điều này rất quan trọng không chỉ đối với việc bé tập nói mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé. Khi nhận được câu trả lời từ bé ba mẹ nên cố gắng để phản hồi lại bằng một lời khen hay câu nói nào đó.

Phương pháp dạy bé tập nói ba mẹ nên biết
Mẹ và bé cùng nhau trò chuyện (Nguồn: Sưu tầm)

4. Dạy trẻ tập nói – Lời nói phải đi đôi với hành động

Khi thực hiện bất cứ hành động nào ba mẹ cũng nên kèm theo câu nói biểu thị hành động đó. Ví dụ như khi mặc đồ cho bé, có thể nói “Để ba mặc đồ cho con nhé!” hay là “Mặc đồ thôi nào!”. Sử dụng cả lời nói và hành động sẽ giúp bé ghi nhớ nhanh hơn. Bé sẽ có thể vừa học bằng cách nghe ba mẹ nói vừa nhìn cách ba mẹ làm.

5. Khi dạy bé tập nói hãy gọi tên bé

Trước khi bắt đầu trò chuyện, ba mẹ gọi tên bé để tạo sự chú ý. Gọi tên bé thường xuyên sẽ giúp bé nhớ lâu hơn. Thêm vào đó, ba mẹ cũng nên dùng ánh mắt để giao tiếp với bé. Việc này sẽ giúp bé tập trung hơn vào câu nói, câu chuyện đang được đề cập đến. Sự kết hợp giữa việc gọi tên và giao tiếp bằng mắt sẽ giúp bé dễ hiểu được ba mẹ đang muốn nói gì hơn.

6. Tạo cho bé cơ hội tập nói bất cứ lúc nào

Nếu không có cơ hội “thể hiện bản thân” có thể bé sẽ khó để nói được nhanh. Vì thế, ba mẹ cần nên dừng lại vài giây trước mỗi câu nói để bé có cơ hội được nói lên ý nghĩ của mình. Ba mẹ nên dạy bé tập nói thêm nhiều từ mới hơn mỗi ngày. Đồng thời, tạo thêm cho bé nhiều cơ hội mới để bé có thể học thêm nhiều từ hơn.

7. Ba mẹ hãy dùng các từ đơn giản để nói với trẻ

Trong giai đoạn đầu tập nói, bé không thể hiểu được những từ ngữ quá phức tạp. Vì vậy, ba mẹ nên dùng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu để bé có thể ghi nhớ. Phương pháp này không chỉ giúp bé dễ nhớ hơn mà còn làm cho bé dễ tập trung hơn vào những nội dung quan trọng. 

8. Thiết lập không gian yên tĩnh khi dạy bé nói

Trẻ nhỏ dễ bị thu hút bởi những âm thanh sôi động từ tivi, máy nghe nhạc hay điện thoại. Vì thế, khi trò chuyện để bé có thể tập trung hơn ba mẹ nên tắt những âm thanh không cần thiết và tiếng ồn xung quanh.

9. Dạy bé tập nói bằng phương pháp vừa học vừa chơi

Khơi gợi sự tò mò và hứng thú ở trẻ bằng cách sử dụng hình ảnh và những tình huống thực tế. Điều này sẽ giúp trẻ nhạy bén hơn và đẩy nhanh quá trình tập nói của bé. Thúc đẩy bé tự bày tỏ quan điểm của mình thông qua trò chơi. Phương pháp này giúp sẽ học thêm được nhiều từ một cách dễ dàng cũng như những tình huống thực trong cuộc sống.

Dạy bé tập nói bằng hình ảnh
Dạy bé tập nói bằng cách học mà chơi (Nguồn: Sưu tầm)

10. Bắt chước âm thanh của bé

Dạy bé tập nói bằng việc bắt chước âm thanh của bé. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy thích thú và sẽ tiếp tục nói cho dù là chưa phát âm hoàn chỉnh. Hãy phản ứng lại những tiếng động của bé, chẳng hạn như trẻ ấp a ấp úng nói “Ba ba ba” thì ba mẹ nên đáp lại. Phương pháp này sẽ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn và sẽ cảm thấy nói chuyện rất vui.

Tìm hiểu thêm: 9 phương pháp dạy bé tập nói hiệu quả

Bài trướcTrẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè, mẹ cần phải xử lý thế nào?
Bài tiếp theoThai nhi 33 tuần nặng bao nhiêu kg? Mẹ cần lưu ý gì?